Bài thuốc dân gian
8 Mẹo hay hỗ trợ điều trị lở hiệu quả
Lở thường gặp ở trẻ nhiều hơn người lớn, nốt to có nước vàng, rải rác khắp người không có mủ như ghẻ mủ, ít lên ở kẽ ngón tay, chân thường gặp trong các trường hợp đương ở nơi này đi nơi khác hoặc đến nơi rừng núi, nếu vệ sinh ngoài da kém càng dễ mắc.
Cách điều trị: cần tắm rửa luôn bằng xà phòng, sau khi tắm sẽ bôi thuốc.
Bệnh nhân bị bệnh lở
Bài 1. Thuốc bôi ngoài, điều trị cả lở đầu trẻ em
Bọ hả cây tre 50g
Mỡ gáy lợn 100g
Hai thứ trộn lẫn để lên bếp than, xao kỹ, dùng bôi lên vết lở
Bài 2. Thuốc bôi ngoài
Lá vông nem (tươi) 100g
Cơm nguội 100g (phơi sương 1 đêm)
Hai thứ giã lẫn với nhau, chấm vào nốt lở.
Bài 3. Bôi ngoài các nốt lở lan rộng nhiều nước vàng
Nhựa trám chua hoặc nhựa thông 30 – 50g
Cói chiếu cũ đốt ra than, tán mịn 100g
Trước khi rửa nốt lở bằng thuốc sát trùng như thuốc tím… Dùng nhực trám chua hay nhựa thông phết lên giấy sạch và dán lên nốt lỏ độ 1 đêm, sau đó bóc bỏ giấy nhựa chám, nhựa thông đi, dùng cói chiếu cũ đốt ra than, tán thật mịn (rây kĩ), rắc lên nốt lở.
Bài 4. Thuốc uống:
Ba ba 1 con
Hạt ý dĩ 100g
Làm thịt con ba ba như làm món ăn khác, bỏ ruột ra cho ỹ dĩ vào hầm chín, ăn trong 1 ngày. Nhẹ chỉ dùng 1 lần, nặng dùng đến 3 lần. Điều trị các chứng lở sau khi sốt rét càng mau khỏi, lại có tác dụng với cả sốt rét.
Bài 5. Thuốc bôi ngoài:
Lá thị non (ăn quả) 1 nắm
Muối ăn 1 ít
Giã lá thị non với muối, gói vào lá chuối non nướng rồi đắp vào nốt lở lúc nóng âm ấm.
Lá thị - Vị thuốc điều trị bệnh lở
Bài 6. Thuốc bôi ngoài:
Hạt rau mùi 25g
Mỡ lợn hay dầu vừng 100g
Bầu bí 15g
Hai thứ trên sao vàng, giã nhỏ, rây mịn hòa vào mỡ lợn hay dầu vừng hoặc dầu thảo mộc nào cũng được bôi lên vết lở.
Nước rửa: trước khi bôi thuốc nên nấu lá bầu rác rửa các nốt lở càng tốt.
Bài 7. Cao thuốc dán ngoài
Củ ráy dại |
200g |
Hồng đơn |
20g |
Dầu lạc |
300ml |
Sáp ong vừa đủ đặc |
|
Củ ráy dại gọt vỏ, thái mỏng, đem nấu với dầu lạc (hoặc dầu vừng, dầu ve,mỡ lợn) 1 – 2 giờ cho kỹ lọc bỏ ráy vắt kỹ, cho hồng đơn vào khuấy đều, rút hết lửa, cho sáp ong vào lúc nóng, khuấy đều thành cao đặc. Dùng giấy mềm sạch, bôi cao dán lên mụn lở.
Bài 8. Thuốc bôi ngoài:
Lá ngô đồng (lá dầu thảo) hoặc lá thồm lồm (lá râu tôm) 200g (tùy lở nhiều ít)
Đem giã nhỏ mịn, bỏ xơ, sau khi tắm hoặc thuốc sát trùng, dùng nắm lá ngô đồng đã giã chấm vào mụn lở.
Với tinh thần kế thừa và phát triển các bài thuốc nam gia truyền, Đông y Thọ Khang Đường đã chữa khỏi thành công cho hàng trăm bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới bệnh về da. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang mắc phải chứng bệnh trên thì hãy gọi tới số 0915 913 255 để được khám và tư vấn điều trị.