Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Bỏng - cách sơ cứu và cách phòng

15:04 05/04/2016
Bỏng là những chấn thương thường gặp trong sinh hoạt, chiến đấu và sản xuất do tiếp xúc trực tiếp với các chất gây bỏng,gần đây nền công nghiệp ngày càng phát triển càng có nhiều loại bỏng, thường chia như sau: bỏng do nhiệt năng, bỏng do hóa năng, bỏng do kiềm, bỏng do điện năng.

Bỏng là những chấn thương thường gặp trong sinh hoạt, chiến đấu và sản xuất do tiếp xúc trực tiếp với các chất gây bỏng,gần đây nền công nghiệp ngày càng phát triển càng có nhiều loại bỏng, thường chia như sau:

1.     Bỏng do nhiệt năng (bỏng lửa) do lửa ở than, củi, các đám cháy vì súng phun lửa, bỏng dầu hỏa, ét xăng, thuốc súng, thuốc pháo, bom na-nan, nhựa cháy…

Bỏng do nhiệt năng ướt (nước) như nước sôi, vôi tôi, dầu sôi.

Sơ cứu khi bị bỏng lửa

2.     Bỏng do hóa năng ( hóa chất) như do các loại axit. Axit sunphuaric (H2SO4), axit nitoric (HNO3), axit clo-hydric (HCL).

3.     Bỏng do kiềm: Hydroxyt, Natri, Hydroxyt canxi…

4.     Bỏng do điện năng: như tia lửa điện, bỏng điện…

Có nhiều cách phân loại bỏng nặng nhẹ nhằm đánh giá và tiên lượng bệnh nhân bỏng trên một số yếu tố chính như sau:

Căn cứ diện tích bị bỏng so với diện tích da trên cơ thể.

Căn cứ vào mức độ tổn thương của vết thương (diện tích bỏng sâu).

Về phương pháp tính diện tích của giáo dư Lê Thế Trung (viện quân y 103) chia như sau:

-         Mặt trước cổ, gáy, bàn tay, mu bàn tay, sinh dục:   1%;

-         Da đầu (vùng có tóc(, da mặt, cánh tay, cẳng tay:   3%

-         Hai mông, 1 cẳng chân:                                            6%;

-         Một đùi:                                                                   9%;

-         Phần trước thân và phần sau thân:                                    18%

(so sánh với phương pháp phân tích theo Bờ lô khin và Wallace gần tương tự).

Còn độ sâu của bỏng, ngày nay thường chia ra làm 5 độ căn cứ vào bỏng sâu hay nông.

-         Bỏng độ I: bỏng nhẹ, đỏ rát ngoài da, không phồng da (loại nhẹ).

-         Bỏng độ II: có nốt phồng da vòm mỏng, nền hồng, rất rát độ 15 ngày khỏi, sẹo nông trắng (loại nhẹ).

-         Bỏng độ III: nốt phồng vòm dày, dát vừa bỏng sâu, vào lớp mỡ dưới da ,vết bỏng mất cảm giác, có màu trắng hoặc nâu khi khỏi xẹp dúm (loại bỏng vừa).

-         Bỏng độ IV: bỏng sâu toàn bộ lớp da màu vàng, ám đen hoặc trắng bệch, hoại tử khô hoặc ướt, không còn cảm giác nhổ lông, không đau và dễ dàng. Thông thường xung quanh mỗi vết bỏng thường có vùng bỏng vừa rồi đến vùng bỏng nhẹ. Thông thường phải can thiệp ngoại khoa tiếp da (loại bỏng nặng).

-         Bỏng độ V: vượt qua lớp cân dưới da là bỏng đến lớp cơ, gân,mạch máu thần kinh, xương… nên điều trị khó khăn, sẹo thường co kéo (rất nặng).

Người ta thấy rằng diện tích bỏng dưới 30% độ I, II,III là bỏng nhẹ.

Diện tích dưới 50% độ I,II,III là bỏng trung bình.

Diện tíc từ 20% trở lên độ IV, V là bỏng nặng.

Ngoài ra tiên lượng bệnh nhân bỏng nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào vị trí nơi bị bỏng: ở mặt, ngực, lưng, bụng, cơ quan sinh dục thường nặng hơn những chỗ chân tay.

Về tuổi tác: trẻ con và người già thường nặng hơn thanh niên tuy cùng diện tích bỏng. Hay do từng hoàn cảnh và tác nhân gây bỏng, nơi điều trị cũng là một căn cứ để giúp ta đánh giá chính xác tiên lượng bỏng.

Cách điều trị bỏng nhiệt năng: (thường gặp ở bỏng nước, bỏng lửa).

Trong bỏng nhiệt năng có thể bỏng do nhiệt khô như (lửa, tỉa lửa điện, kim loại…) hoặc có thể nhiệt ướt như (nước soi, hơi nóng, thức ăn uống…)

Ta phải nhanh chóng dập tắt lửa bén vào quần áo đang chay trên cơ thể, đưa nhanh nạn nhân ra khỏi vùng bị bỏng tránh trà sát dùng thuốc.

Bài 1: Nếu vết bỏng chưa gây nốt phồng da dùng:

Muối ăn (giã nhỏ) 1 bát pha 800ml nước sôi để nguội.

Đem dùng bông sạch hoặc vải sạch tẩm ướt dung dịch trên đắp vào vết bỏng (vùng bỏng), sẽ rát, sót nhưng chống được phồng da, có thể dùng rửa vết thương. Nếu bỏng ở mặt, cần tránh đắp vào mắt gây sót.

Bài 2: Gừng sống. vôi tôi

Hai thứ bằng nhau tùy theo vết bỏng to nhỏ giã nát gừng rồi trộn đều với vôi thành một thứ loãng như hồ bôi vào vết bỏng. Nếu bỏng ở gần mắt, chỉ dùng nước dừng sống bôi, không nên dùng vôi tôi nữa.

Gừng sống điều trị bỏng

Bài 3:  Cây chuối tươi

Chặt ra vắt lấy nước, tẩm bông đắp vào chỗ bị bỏng (chuối nào cũng được).

Bài 4: Dấm thanh (hoặc dấm ăn)

Dùng bông tẩm thật đẫm đắp lên vết bỏng cũng tránh khỏi phồng da.

Bài 5: Nếu thấy chỗ vết thương còn nóng nhiều, nên dùng lá mướp non giã nhỏ đắp vào chỗ bỏng tránh phồng da.

Trên đây là bước sơ cứu ngay sau khi bỏng nếu thấy vết thương quá 20%, tỷ lệ da là bỏng nặng hoặc ở các vùng nguy hiểm (mặt, tầng sinh môn…) cần đưa đi bệnh viện ngay để cứu điều trị kịp thời, chống choáng, chống mất nước, điện giải, nhiễm khuẩn, nhiễm độc…

Năm phương pháp trên để cứu điều trị bước đầu độ hai giờ sau nên rắc trên vết bỏng thuốc bột.

Bài 6: Củ khúc khắc (tùy bỏng nhiều nhiều hay ít).

Đem đốt thành than đen (bó chỗ cháy quá thành tro trắng và chỗ chưa cháy hết, tán bột mịn rây kĩ).

Cách dùng: Nếu vết bỏng không có nốt phồng da, nên hòa với dầu vừng, dầu ve (thầu dầu) hoặc mỡ lợn bôi lên trên vết thương (có dầu cá hoặc vadơlin thay dầu càng tốt).

Nếu vết thương phồng da rộp lên chưa chảy nước hoặc chưa bị loét đều hòa dầu bôi như trên.

Nếu vết thương chảy nhiều hoặc đã loét nên rắc bột khô, không cần dùng dầu mỡ (không đươc dùng mỡ rán đã lâu, hoặc để không được sạch).

Bài 7. Chữa vết thương đã loét chảy nước hoặc thành mủ (hoại tử).

Cặn nước tiểu (sao vàng kỹ để khử trùng) : 3 phần

Hoàng liên (sao qua tán mịn): 1 phần

Trấu lúa tám thơm (đem đốt thành than): 10 phần (lúa hương)

Ba thứ chế riêng, rồi tán chung tùy vết thương dùng nhiều, ít theo tỉ lệ trên.

Cách dùng:

Rửa sạch vết thương bằng nước muối nhạt (5 – 8g muối trong 1 lít nước) rắc bột thuốc vào vết thương, 1 lần là đủ, chỗ nào còn chảy nước vàng chỉ cần rửa lại vết thương chỗ đõ rồi rắc thuốc.

Mỗi khi băng hoặc rắc thuốc cần cắt lọc da đã chết hẳn cho dễ rắc thuốc được khắp.

Bài 8.

Củ ráy dại:

1 phần

Lòng trắng trứng gà:

½ phần

Dầu vừng (hoặc lạc):

½ phần hoặc mỡ rắn, mỡ gà càng tốt

Củ ráy giã lấy nước. Ba thứ trộn đều thành thứ cao loãng có thể hơ trên than hơi âm ấm để khi khuấy cho loãng đều thuốc.

Bôi lên các chỗ bị loét, chưa mọc da non.

Bài 9. Nước cây chuối non (vừa đủ): 1 đoạn;

Chuối hột, chuối tiêu.

Cách làm:

Sau khi bị bỏng, không được rửa nước lã (dù là nước đun sôi), lấy cây chuối loại nhỏ, bóc bỏ bẹ ngoài khỏi bẩn, lấy đoạn lõi và chia hai, ba lần bẹ trong (trắng sạch) vắt lấy nước bôi vào vết thương (bỏng) thật đẫm nước chuối, hoặc dùng bông tẩm ướt đẫm nước chuối ngay vào vết thương bỏng.

Nếu kịp làm sẽ tránh được rát và phồng da. Nếu đã có nốt phồng da vào tẩm hoặc đắp sẽ mau dịu đau rát và tạo điều kiện cho vết thương mau lành.

Bài 10. Lá sống đời (lá thuốc bỏng) 3 – 4 lá (vừa đủ) đem giã nhỏ tẩm bông đắp vết thương sẽ có công hiệu dịu đau rát, chống phồng da nhanh.

Bài 11. Chữa vết bỏng đã phồng da, loét chợt hoặc đã gây hoại tử (bỏng độ III).

Dầu cao lòng đỏ trứng gà (vừa đủ dùng): 5 – 10 quả.

Cách làm:

Lấy dầu trứng gà bôi lên vết thương mỗi ngày một hai lần.

Cách nấu cao lòng đỏ trứng gà: lòng đỏ trứng gà thường cho ta rất ít dầu chế đúng phương pháp sẽ cho ta một lượng gấp 2 lần đốt trực tiếp. Cách làm như sau:

Cho lòng đỏ trứng gà vào xoong nồi (không có nước) láy 1 chảo cát hoặc một nồi nước đun nhỏ lửa rồi trứng bắt đen thì chảy dầu cũng bắt đầu dùng (cùi dia) thìa nhỏ chắt dầu ngay nếu khong chắt ngay lấy thì dầu sẽ bay hơi cạn hết.

1.     BỎNG KIỀM (như bỏng vôi)

 Cơ chế bỏng kiềm:Chất kiềm như NaOH, KOH, Ca, NH4OH… khi tác dụng vào cơ thể sẽ tác dụng với axit béo của cơ thể tạo thành xà phòng hóa, quá trình phản ứng sẽ hút nước mô tổ chức và gây bỏng.

Riêng đối với bỏng thì vừa bị bỏng do kiềm (PH = 13,5) lại vừa bị bỏng do nhiệt độ (100 – 150oC)

Xử trí kỳ đầu:

Ngâm vào nước lạnh sạch vừa tác dụng hòa loãng nồng độ lại vừa có tác dụng hạ nhiệt độ.

Tẩy kiềm bằng Clorua amôn ( NH4CL): 5% nếu ở mắt cũng có thể rửa bằng NH4CL: 5% sau đó rửa ngay bằng nước lã sạch sau đó đắp bằng ( axit boric) nước hàn the 5%.

Chú ý: Bỏng kiềm rất dễ nhiễm trực khuản mủ xanh.ngoài ra có thể dùng các bài thuốc sau:

Bài 1. Lá trầu không

Đem giã nhỏ, vắt lấy nước bôi lên vết bỏng mỗi ngày 2 – 3 lần bôi ngay vào lúc bị bỏng.

Bài 2. Mỡ con trăn (tùy nhiều ít vùng bỏng) dùng trăn “mặt hồ” hoặc trăn đất hay mỡ rắn.

Bôi vào vết bỏng ngay khi bị bỏng, bôi nhiều lần, khô lại bôi. Nếu vết bỏng đã chảy nước vàng hoặc loét đều nên xử trí giống bài 4: điều trị bỏng. Nếu có trực khuẩn mủ xanh nên đắp lá dấp cá giã nhỏ mịn đắp, luôn đẫm ướt.

2.     BỎNG DO A- XÍT

Thường hay gặp bỏng axit các loại sunfuric  (H2SO4), Nitric (HNO3), phenol, Clohydric (HCL)…

Cơ chế bỏng axit: các axit hút nước của tế bào làm đông vón các chất protein tác dụng nhanh gây hoại tử khô thành các protrinalaxit, nồng độ axit càng đặc tốc độ tổn thương càng nhanh, càng nặng.

Cấp cứu xử trí kỳ đầu: ta đem ngân vào nước (tốt nhất là nước chảy) để loãng a xít, tránh dùng tay gạt vết thương đương bị bỏng sẽ làm vết thương lan rộng.

Trung hòa axit bằng kiềm nhẹ: NaHCO3: 5 – 10% (Natri hydrocacbonat); nước vôi nhì (hai) viên thuốc lọc nước Hyfoclorite vôi, thuốc đánh răng, lòng trắng trứng, phấn viết, xà phòng…. Hoặc có thể dùng bài thuốc:

Bài 1. Thuốc đắp trên vết bỏng:

Nước vôi tôi 4%

Dùng vôi khuấy với nước sạch để lắng gạn nước, lọc lấy nước trong và nhúng bông sạch vào đắp lên vết bỏng.

Bài 2. Bôi hoặc đắp 1 trong các dung dịch sau:

Dung dịch đặc lá sim

Dung dịch đặc Cỏ nhọ nồi

Dùng dịch đặc Lá bỏng (lá sống đời)

Dung dịch đặc Lá khoai lang

Dung dịch đặc Lá trắc bá

Dung dịch đặc La sắn thuyền.

Cách làm:

Lấy các lá trên, đem rửa sạch, giã nát vắt lấy nước đặc bôi lên chỗ bỏng hoặc gắp cả bã lên, khô lại đắp miếng khác.

Bài 3. Thuốc rửa vết bỏng: khi vết bỏng đã loét nhiễm trùng

Lá trầu không

50g (lấy lá tươi)

Phèn chua

20g

Nước

1500ml

Đem sắc còn độ 1 lít nước (1000ml) rồi đem nước sắc đó rửa vết bỏng ngày 1 lần.

Bài 4. Thuốc bột rắc:

Lá mỏ quạ (hoặc lá bù cu vẽ):

1 phần

Nghệ vàng:

1 phần (thái nhỏ)

Lá mướp khô:

1 phần

Ba thứ đem sao giòn, tán thành bột, rây mịn sau khi rửa sạch vết bỏng, lau khô rắc bột đó lên vết bỏng ngày 1 – 2 lần.

 

3.     BỎNG CÁC CHẤT CÓ LÂN PHỐT PHO TRẮNG

Trong quân sự, chất phốt pho được dùng rất nhiều trong chế tạo vũ khí. Bị bỏng nặng do vừa bị bỏng nhiệt lại vừa bị bỏng do axit.

Cơ chế bỏng các chất có phốt pho như sau:

Bỏng do tạo nhiệt bởi tạo thành phản ứng do tác dụng oxy hó tạo ra các chất oxýt phốt pho sẽ phát huỳnh quanh trong bóng tối, phản ứng do tác dụng oxy hóa sinh ra nhiệt bốc khói trắng nhiệt độ quãng (800 – 1000oC)

Kèm theo gây bỏng do axit bởi các chất oxit phốt pho trên ( sản phẩm của sự oxy hóa) sẽ tác dụng với nước của tổ chức cơ thể tạo thành các axit phốt pho sẽ gây bỏng.

Xử trí kì đầu: do bản chất lân trắng có đặc tính rất dễ bị bốc cháy do oxy hóa, rất độc cho cơ thể khi ăn hoặc hít phải có thể chết ngay nếu đậm độ cao 0,1g nó lại không tan trong nước mà tan trong hữu cơ và dầu béo (rất độc) rơi trên da thịt tự cháy ngay.

Do đó, ta phải đắp gạc thật dày kín để tránh phốt pho tác dụng với oxy ngoài trời gây cháy. Hoặc có thể lúc nào ở vết thương ta cũng đắp gạc ngấm nước ướt vì nếu khô, nó gặp không khí chất lân lại bốc cháy.

Sau đó, dùng sun phát đồng (CuSO4), Nitrat bạc (NO3Ag 0,5%, thuốc tím 1%o một trong ba thứ đó dội lên vết bỏng để tạo thành các phốt pho đồng, phốt pho bạc, phốt pho mangan bao quanh tinh thể phốt pho sẽ mất khả năng oxy hóa (chống cháy).

Dùng tiếp Nabica 5% (thường gọi là thuốc muối) để trung hòa axit. Xong dùng banh gắp các tinh thể phốt pho. Gắp xong tinh thể phốt pho ta lại dội lại sun phát đồng CuSO4 5% và Nabica 5% làm độ 3 lần liên tục.

Có điều kiện xong bôi lên vết bỏng bằng thuốc cao xoan trà (B27) Viện quân y 103 đã dùng hoặc lá cao sim (bệnh viên Việt Trì) rất tốt.

Ngoài ra có thể xử trí:

Bài 1. Dùng phèn xanh 5% (5g trong 1 lít nước sun-phát đồng). Đem phèn xanh khuấy vào nước sạch tỷ lệ 5 %o đắp, rửa lên ngay vết bỏng, nhất là bỏng ở mắt bất cứ do hóa chất gì cũng cùng “phèn xanh” pha loãng 0,25% để nhỏ mắt.

Bài 2. Bỏng lân nhẹ

Đậu xanh: 1 phần;

Gạo nếp: 1 phần (dùng sống)

Hai thứ đều dùng sống giã nhỏ, hòa nước nguội đắp lên vết bỏng, luôn giữ ướt đẫn nước và đắp dày độ 3cm.

Bài 3. Nếu vết bỏng gây rát nhiều, dùng cao mã đề cũng hạn chế được.

Săn sóc bệnh nhân bị bỏng: bệnh nhân cần được ủ ấm, đắp chân, tránh trà sát giữ bệnh nhân khỏi giãy giụa làm trượt da, vỡ các nốt phồng sớm gây rát, lâu khỏi.

Phủ vết thương bằng lượt gạc, xô, màn sạch sẽ để tránh bụ bặm khii vết thương quá rộng.

Cần nhanh chóng chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để xử trí kịp thời, khi đi đường cần theo dõi và giữ cho nhẹ nhàng, tránh va chạm vào vết thương. Để đề phòng choáng, ngất hoặc đau rát nhất là khi vận chuyển bệnh nhân đi xa, nên cho uống:

1.     Lá tre: 7 – 15 lá (hoặc lá trẩy loại cây nhỏ hơn và ít rỗng hơn tre)

Nghệ: 7 -7 15 miếng

Nước tiểu trẻ em khỏe

Dùng nước tiểu của trẻ em khỏe mạnh độ 250 – 300ml nấu với 2 thứ kia, sắc còn 150 – 200ml uống trong mỗi ngày.

2.     Mật vịt: 1 cái

Mật ong  hoặc đường : 2 thìa

Trộn đều 2 thứ, uông trong 1 ngày. Có thể uống từ 1 – 2 cái mật vịt.

3.     Mật gấu: độ 1mg (bằng nửa hạt gạo)

Dùng 2ml rượu đổ vào cái đĩa, đốt cho nóng cháy rượu và bỏ mật gấu vào hòa tan, pha với 20ml nước đun sôi, chia làm 4 -5 lần uống trong ngày, nhưng không uống quá 3 ngày.

>> >> Xem thêmTác dụng chữa bệnh của cây ngải cứu

Quý khách để lại thông tin