Cách xử lý thông minh khi bị ong đốt
Ong mật và các loại ong rừng đề có thể dùng nọc ở đít đốt ta gây đau buốt, nhức nhối khó chịu, có khi nguy hiểm đến tính mạng (ong bầu lỗ, ong bắp cầy). Sau khi đốt, riêng ong mật có lưu lại nọc ong, còn các loại khác chỉ để một vết chấm đỏ trên da. Tùy loại độc ít mà thấy nhức buốt, sưng đỏ hoặc sưng tím, bầm nhức nhối ác liệt, choáng váng có thể nguy hiểm.
Cách điều trị: nếu còn nọc (ong mật) dùng nhíp nhổ hết nọc đi.
>> >> Xem thêm: Ngộ độc nấm - cách chữa trị, sơ cứu, cấp cứu
Giới thiệu những bài thuốc dân gian điều trị hiểu quả khi bị ong đốt
Bài 1: nếu bị loại ong nhỏ (ong mật, ong muỗi). Dùng vôi tôi bôi vào vết ong đốt.
Bài 2: dùng hạt quất hồng bì, sao tán bột mịn. Bôi lên vết thương nếu không sẵn hạt dùng lá quấy hồng bi giã nhỏ đắp vào vết thương (là tươi).
Bài 3: thuốc uống.
Phèn chua 20g (bạch phân)
Cam thảo 12 -25g.
Sắc lấy 60 – 100ml, uống trong ngày, uống hết sưng nhức mới thôi.
Nếu không có bếp sắc, hai thứ trên có thể nhai sống nuốt cả bã. Chiêu với nước sôi để nguội. Khi có điều kiện nên cho thêm vào: xác tổ ong 10g sắc chung, hoặc mật ong 10ml uống kèm theo thuốc trên.
Bài 4: Bị ong đốt (bất cứ thức ong gì) lấy mang tre (măng tre nhánh cũng được) bẻ ra sát ngay vào vết thương sẽ mau giảm đau nhức và sưng nhanh.
Bài 5: Củ chìa vôi 50g giã vắt lấy nước uống, bã đắp vết thương.
Củ mủ chó (Hà thủ ô trắng) 40g, đem rửa sạch nhai sống, nuốt nước hoặc nếu là củ khô thì sắc lấy 150ml uống trong ngày, ngoài thì dùng nhựa quả đu đủ xanh bôi vào vết thương (vết ong đốt).
Nên kèm tho các thuốc phù trợ lợi tiểu thêm để tránh gây nên suy thân như: rễ cỏ tranh, râu ngô, cây bông mã đề, sắn dâ, bèo ván, đậu xanh, đậu ván (dây).
Đề phòng: đi vào rừng nên mang theo diêm và mụn (mùn) rơm đã đốt sẵn vừa để tránh muỗi, vừa để khi trạm phải tổ ong (nhất là ong làm tổ dưới đất). Thổi lửa lên cho khói bao quanh người mà tránh xa vì ong sợ khói.
Tránh uống rượu khi đi làm công tác ở rừng có ong hoặc đến gần tổ ong mật.
Khi đi qua vùng nhiều ong nên thường xuyên đội mũ, hoặc áo dài tay, đi giày.