Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Cần làm gì? xử lý sao khi bị rắn cắn?

15:04 05/04/2016
Rắn có 2 loại rắn độc, thường có răng ở phía trước hàm. - Loại chất độc tổn thương hệ thần kinh (hổ mang, hổ đất). - Loại chất độc tổn thương mang đến mạch máu (rắn lục xanh, rắn cườm). Bị loại này cắn thường đau chói hơn nguy hiểm nhanh và vết thương chóng hoại tử hơn. Nói chung 2 loại rắn độc cắn thường làm thành vết thương sưng tấy, nhức buốt, tim đập mạnh, mạch sác (nhanh), khô cổ họng, khát nước, chóng mặt, khó thở, kèm theo chứng nấc hoặc đái ỉa ra quần, mê man, nôn mửa, đồng tử mắt co lại, tê bại chân tay.

Rắn có 2 loại rắn độc, thường có răng ở phía trước hàm.

-         Loại chất độc tổn thương hệ thần kinh (hổ mang, hổ đất).

-         Loại chất độc tổn thương mang đến mạch máu (rắn lục xanh, rắn cườm). Bị loại này cắn thường đau chói hơn nguy hiểm nhanh và vết thương chóng hoại tử hơn.

Nói chung 2 loại rắn độc cắn thường làm thành vết thương sưng tấy, nhức buốt, tim đập mạnh, mạch sác (nhanh), khô cổ họng, khát nước, chóng mặt, khó thở, kèm theo chứng nấc hoặc đái ỉa ra quần, mê man, nôn mửa, đồng tử mắt co lại, tê bại chân tay.

Cách điều trị:  dùng băng “garô” vào phía trên vết thương, sau 15 phút đến nửa giờ lại băng chuyển lên một chút, dùng dây cao su càng tốt.

-         Rạch rộng vết thương để bóp máu độc ra, nếu vết thương có chỗ dấu miệng cắn chưa bộ lộ đến mức cần hiết.

-         Nếu có điều kiện thì giác vết thương.

-         Dùng thuốc xử trí ngay. Nếu không đỡ cần đưa tới bệnh viện sớm

Bài 1:

Lá cây phèn đen tươi 1 nắm lớn (50g).

Nếu bệnh nhân tỉnh táo nên nhai nuốt nước, còn bã đêm xoa khắp người, trừ chỗ vết thương. Nếu bệnh nhân hôn mê rồi thì giã vắt lấy nức đổ cho uống và xoa bã khắp người.

Cây phèn đen mọc hoang, lá xanh cả 4 mùa, ở đâu cũng sẵn. Thân cây nhỏ dài như dây, lá trong nhỏ giống như lá cứt chuột (con ong) mọc đối nhau, vỏ già màu nâu.

Muốn dùng khô nên dùng vỏ cây phèn đen phơi khô, giã nhỏ, đóng vào lọ kín, khi cần dùng sắc qua hoặc chế nước sôi hay nhai như trên.

Cây phèn đen điều trị rắn cắn

Bài 2: Hạt quất hồng bì (ăn quả) 10g (khô hoặc tươi sao vàng)

Hoa vông vang 4g

Hoa bong bảo (tên gọi của tỉnh Hòa Bình, dây như dây mướp, hoa vàng) 4g

Ba thứ sao qua, tán bột mịn, khi dùng chỉ lấy 1 thìa bột thuốc cho vào nước sôi, bôi quanh vết thương (không bôi thuốc vào vết thương).

Bệnh viện Hòa Bình đã dùng có kết quả cho vết ong đốt, rết cắn càng công hiệu mau hơn. Đối với trường hợp đã hôn mê, bôi thuốc này khoảng hơn 1 giờ thường tỉnh lại. Bị ong đốt hay vết rết cắn thì bôi trực tiếp vào vết thương.

Bài 3: Lá khoai tía (một loại khoai nước) ở Thanh Hóa gọi là mùng tía, thường có đốm tía ở đầu cuống lá.

Cách chế như bài 1. Nếu bệnh nhân tỉnh thì nhai nuốt nước, còn bã đắp vào vết thương.

Ghi chú: có bài thuốc dùng Lá khoai tía và Lá ráy dại giã nhỏ đắp vết thương.

bài 4: Củ chìa vôi 1 củ to.

Cạo vỏ giã nhỏ, cho vào một chút rượu, vắt lấy nước uống, bã đắp vào vết thương nếu mê man, cậy miệng đổ vào.

Trường hợp củ nhỏ có thể dùng ngọn chìa vôi, tác dụng kém hơn.

Bài 5:

Củ cỏ lác sống

2 – 3 củ

Nước bọt cơm

10 – 20ml

Lấy củ cỏ lác (Nam Bộ) sống, rửa sạch, mài với nước bọt cơm, boi vào vết thương (bất cứ loại rắn nào).

Bài 6: Thuốc lào 4g (khoảng 3 – 4 điều) khi bị rắn cắn, nhai thuốc lào nuốt nước, bã đem đắp vào vết thương sẽ k chạy nọc độc và không sưng.

Ngoài ra các bài trên nên dùng kèm theo một trong những thuốc:

-         Nhai nuốt nước lá Bù cu vẽ

-         Nhai nuốt Rau muống sống (rau muống ăn).

-         Uống nước phèn chua, cam thảo (nhai sống hoặc nấu nước uống).

-         Quả đu đủ xanh giã vắt nước uống.

-         Uống nước hạt mướp đắng đều có tác dụng phù trợ tốt.

Bài 7: Củ tróc: 15g

Phèn chua 5g

Hai thứ đem giã nhỏ, nấu lên cho uống còn bã dịt về vết thương.

Bài 8: Con rệp (ở giường nằm) 7 – 9 con. Khi bị rắn cắn bắt rệp từ 7 – 9 con, nuốt sống với nước sôi để nguội thuốc này sau 10 phút sẽ có tác dụng giảm đau nhức.

Bài 9:

Lá trầu lương

7-8 lá (là loại lá trầu không bò dưới đất)

Vôi tôi

8g (bằng ngón tay,vôi đã tôi dùng để ăn trầu)

Vỏ quế

10 – 15g (tùy nặng nhẹ)

Gừng sống

5 -7 lát.

Các thứ trên giã nhỏ, cho them vào 1 – 3 thìa nước bọc vải gạc vắt nước uống, còn bã đắp vào vết thương.

Bài 10: Vân mộc hương (di thực): 4g (hoặc thanh mộc hương)

tán bột (nuốt cho khỏi đắng) (xem bài 7).

Bài 11:  Hạt  mướp đắng 10 – 15 hạt

        Hoặc hoa hạt mống nước (phượng tiên hoa): 10g.

Dùng một trong hai thứ trên nhai nuốt nước, bã đắp vào vết thương.

Bài 12:  Lấy một quả trứng gà ta, đem khoét một lỗ tròn (to nhỏ tùy miệng rắn cắn) đắp lỗ đã khoét lên miệng vết rắn cắn.

Bài 13: thuốc uống:

Lá trầu không

40g

Gừng tươi

40g

Quế chi

80g

Phen chua

20g

Vôi tôi

20g

Cách làm và cách dùng: đem gừng sống, lá trầu không giã nhỏ, vôi, quế, phèn chua đem tán bộ lấy nước gừng sống và trầu không trộn với thuốc bột và một ít hồ rồi viên lại. Mỗi viên độ 10g phơi khô cất vào lọ kín rồi dùng dần. Mỗi lần uống 10 viên bôi vào vết rắn cắn, ngày uống và bôi 1, 2, 3 lần tùy ca nặng nhẹ (bài này tốt nhất với loại rắn hổ mang)

Bài 14:

Hạt vông vàng

1 phần

Hạt hồng bì

1 phần

Hai thứ sao ròn, tán bột cho vào lọ nút kín, ở miền núi có thể trộn them bột bông báo, ở miền xuôi có thể trộn them bột lá cỏ chỉ thiên, ngày uống 2 – 4 lần, mỗi lần 4 -6g với nước nóng.

Bài 15: Phèn phi (đem phèn chua cho vào chảo rang lên)

Cách dùng: ngày uốn 2 – 4 lần mỗi lần độ 4g.

Bài 16: Đề phòng và điều trị rắn cắn.

Muốn tránh rắn độc cắn, nọc độc không chạy vào tim, trước khi đi đêm vào rừng, nuốt ngay một điếu thuốc lào, gặp trường hợp rắn đã cắn, nhai ngay thuốc lào nuốt một tí nước, còn bã đắp vào vết thương (vết rắn cắn).

Chú ý: Nếu bệnh nhân mê man như chết nhưng còn nóng ngực, tim còn đập nên cậy miệng cho thuốc lào vào ngấm dần mới cứu được.

Cần bình tĩnh, thấy bệnh nhân chưa tỉnh thì làm them một gói khác nữa, liều lượng tăng nhiều lên từ 1,5 đến 2 liều trên.

Kiêng cữ:

-         Không dùng miếng sắt nung đỏ đốt vết thương vừa không có tác dụng vừa gây loét thành mủ và đau đớn.

-         Không để miệng vào hút nọc độc ở  vết thương khi có loét ở miệng.

-         Bệnh nhân kiêng ăn cơm trong 24h, chỉ uống nước đường và thuốc.

-         Kiêng hút thuốc, uống rượu.

Sau khi sơ cứu trên, nên đưa bệnh nhân đi đến bệnh viện, nhất là khi thấy vết thương bị tím đen (hoại tử) chảy máu, hoặc vết thương sưng tấy, đỏ nóng, mạch nhanh, và yếu (sác vô lực).

Quý khách để lại thông tin