Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Những điều cần tránh và xử trí hiệu quả khi bong gân

14:04 05/04/2016
Bong gân là tổn thương ở các dây chằng ổ khớp bị rách kéo dài ra hoặc bong khỏi xương, thường gắn liền với sai khớp hoặc do tổn thương ổ khớp quá mạnh gây nên trong khi chạy nhảy, bước lệch, ngã, trượt chân, đá bóng, đấu võ và truy kích địch. Thường gặp ở khớp gối, cổ chân, cổ tay.

Bong gân là gì?

Bong gân là tổn thương ở các dây chằng ổ khớp bị rách kéo dài ra hoặc bong khỏi xương, thường gắn liền vơi sai khớp hoặc do tổn thương ổ khớp quá mạnh gây nên trong khi chạy nhảy, bước lệch, ngã, trượt chân, đá bóng, đấu võ và truy kịch địch. Thường gặp ở khớp gối, cổ chân, cổ tay.

Sau khi bị thương, thấy đau mạnh có điểm rõ rệt, dần dần sưng to và tụ máu tím dần lại, sờ da nóng hơn chỗ khác. Bong gân ở tay thì chống tay lên bàn bị đau chói, ở chân thì đi lại khó khăn, lệch người có khi không đi được. Khác với gãy xương là thông thường phần dưới mềm rũ không điều khiển được, khác với sai khớp là thường ở chỗ khớp xương không lệch vẹo hoặc sưng gồ thiên về bên nào, vì khớm bị chấn động nhưng đã trở về vị trí cũ.

Bong gân ở chân

Bài 1. Trứng con ngạt đen (tổ thường tròn như quả bưởi, quấn vào cành cây) tùy vết thương có thể dùng từ 1 chén trở lên.

Củ chìa vôi tía (đào kỵ sắt) độ 2 chén (gấp đôi)

Cách chế: hai thứ ngâm vào rượu tốt, lọ cần buộc chặt đề phòng cháy  nhà khi rượu nóng sẽ bật nút ra,sẽ đem đun cách thủy (nên dùng bình sắt, nút kĩ).

Cách dùng: uống ngày 20 – 50ml (nếu đau dạ dày, ruột cần pha nhiều nước đường cho loãng rượu). Bên ngoài lấy rượu đó mà xoa bóp.

Ghi chú: nếu tập võ hoặc làm lao động nặng thường uống càng mạnh gân.

Bài 2.

Rễ cây cỏ xước:

30g

Lá lốt:

20g

Lá huyết dụ:

10g

Cây lưỡi hổ:

20g

Lá nhài quạt:

20g

Cách dùng: tùy nhiều ít do tổn thương, tất cả các thứ giã nhỏ, vắt lấy nước hòa vào rượu uống, còn bã đem xào với một số vị (để chườm nóng) dưới đây:

Dây chìa vôi:

50g

Rượu tốt:

50ml

Gừng sống:

10g

Chườm lúc nóng, nguội lại xao lại

Nếu chấn thương ở đốt xương sống thì thêm vào: Nhựa cây si giã với thuốc trên, sắc chung uống.

Chú ý:

Xoa bóp điều trị bong gân: xem ở dưới

Có thể điều trị bong gân bằng các bài điều trị sai khớp.

Bài 3. Thuốc xoa ngoài

Xuyên ô:

12g

Xương truật:

8g

Đại hồi (hoa hồi):

5g

Quế chi:

5g

Long não:

3g

Huyết giác:

5g

Đinh hương

5g hoặc Hồ tiếu hay Địa liền

Các thứ cho vào một lít rượu, sau 10 ngày đã sử dụng để xoa ngoài.

Bài 4. Lá láng: hơ nóng (vừa đủ sức chịu) chườm lên chỗ bị bong gân. Lá tái rồi thì thay lá khác, chườm độ nửa giờ lấy những lá tái giã nát đắp vào chỗ đau, ngày làm 2 – 3 lần.

Gia giảm: lá bưởi, lá ngải cứu, lá cây đau xương, thái nhỏ các thứ cho và rượu tráng sao cho nóng chươm vao chỗ đau.

Bài 5.

Lá náng (có thể dùng riêng)

1 phần

Vỏ cây gạo gọt vỏ cứng thái nhỏ

1 phần

Dọc cây đu đủ

1 phần

Pha vào 1 ít rượu và một ít đồng tiện (nước tiểu trẻ con) sao nóng bóp vào chỗ đau.

Chú ý:  xào nóng vừa (không làm bỏng da) bóp nhẹ tay, bóp đi bóp lại nhiều lần.

Trong thời gian dùng thuốc bệnh hân cần được yên tĩnh tránh vận động mạnh.

Bài 6. Củ chìa voi với 60g. trộn với 1 lít rượu và dấm thanh sao cho nóng bóp vào chỗ đau.

Bài 7.

Hồ tiêu:

10g (giã nhỏ)

Củ tỏi:

5 củ (giã nhỏ)

Lòng trắng trúng gà:

2 quả

Mía roi (mía de):

3 gang tay (giã nát)

Trừ lòng trắng trứng còn 3 thứ trên trộn với 1 lít đồng tiện sao nóng rồi đổ lòng trắng trứng gà vào máy que khuấy đều đem ra đắp vào chỗ đau. Mỗi đợt 4 – 5 ngày.

Sai khớp và bong gân thường gây viêm đau cục bộ, sau 1 – 2 giờ sẽ thấy sưng tấy dần lên. Điều trị có trường hợp khó khăn hơn gãy xương. Do đó, nắn sai khớp, bong gân cần được làm sớm.

Xoa nắn là một chuyên khoa khá phức tạp, ở đây chỉ nêu cách làm đơn giản bước đầu.

Cách làm: sai khớp thường ở chân hoặc tay nên khi nắn cần để bệnh nhân ở tư thế vững vàng, kê đệm trên chăn êm, thuận chiều sinh lý có thể so sánh 2 bên tay (hoặc chân để biết được nối sai khớp bong gân hướng về chiều nào).

Xác định chỗ đau nhất. Lần theo các đường gân cơ xung quanh sẽ thấy các điểm đau kết tụ (sờ chỗ đó cảm thấy gây cơ bị chùn lại di động như ấn vào hạt đậu). Đánh dấu các điểm đau kết tục tìm thấy. Sau đó bắt đầu làm động tác nắn.

a)     Trước tiên ấn các huyệt có liên quan đến cục bộ để giảm đau.

-         Ở khủy tay ấn: Kiên ngung, Nội quan, Hợp cốc.

-         Ở cổ tay ấn: Khúc trì, Thủ tam lý, Hợp cốc.

-         Ở đầu gối ấn: Huyết hải, Phong thị, Tam âm giao.

-         Ở chỗ chân ấn: Ủy trung, Huyết hải, Tam âm giao, Huyền chung.

Mục đích giảm đau và để phân biệt sai khớp và gãy xương, sai khớp ấn huyệt sẽ giảm đau, nếu gãy xương sẽ không có tác dụng.

b)    Nắn vuốt: chỉ nắn vuốt những điểm đau kết tụ được đánh dấu, không nắn vuốt vào nhưng chỗ đau chính (đau nhất).

Chủ yếu lấy bờ xương làm thế tựa. Dùng một ngón tay cái để nắn là chính, một ngón đặt lên trên điểm đau kết tụ ấn xuống giữ cho điểm đau không di độc và đẩy điểm đau về phía sai khớp, bong gân, ngón tay kia vừa ấn vừa vuốt mạnh và phóa ngoài (hoặc phía trong) ấn nặng tay dần dần. Thông thường làm thế chéo, nếu lệch sang bên này thì đẩy sang bên kia.

Thường làm thử độ 9 – 10 lần như trên rồi nghỉ nếu bệnh nhân thấy đỡ đau nhức thì tiếp tục làm. Có trường hợp nghe nơi sai khớp có tiếng “cục” và bệnh nhân thế dễ chịu, hết đau ngay là nắn chỉ đạt kết quả tốt.

Nếu để châm sau 3 – 4 ngày mới nắn nên nắn nhiều lần trogn 3 -4 ngày để đỡ đau cho bệnh nhân

Những điểm cần tránh:

-         Không làm thô bạo, không nắn trực tiếp vào nơi chấn thương.

-         Không lôi kéo mạnh để tránh sai lệch thêm.

-         Khi nắn đạt yêu cầu không nên vận động, mang vác ngay cần ủ nóng hoặc đắp thuốc trên trong vài 3 ngày.

-         Không làm nóng vội 1 lần được ngay mà từ hết điểm này sang điểm khác.

>> >> Xem thêmViêm bàng quang cấp - Chữa hiệu quả bằng phương pháp Đông Y

Quý khách để lại thông tin