Sơ cấp cứu và xử trí khi gãy xương
Gãy xương là một bệnh lý ngoại khoa thường gặp nguyên nhân gãy xương có thể do trực tiếp, hay gián tiếp như va đập, ngã, đè nặng, sức ép, cơ co kéo…
Bệnh nhân bị gãy xương
Trong y học cổ truyền thường chia làm 2 loại gãy xương.
a) Gãy xương hở: là gãy xương bị lòi ra bên ngoài da, hoặc xương không lòi ra,
nhưng có vết thương phần mềm làm gãy thông ra với bên ngoài, có vết máu hồng rỉ ra ở vết thương, có khi trong đó phát hiện thấy có cả hạt mỡ, gãy xương hở thường gây nguy hiểm và nặng vì dễ nhiễm khuẩn và biến chứng nguy hiểm.
b) Gãy xương kín: là gãy xương mà ổ gãy không thông ra với bên ngoài.
Nếu gãy các xương lớn như xương đùi, cánh tay, cánh chậu… hay gãy nhiều xương cùng một lúc hoặc gãy xương kết hợp với tổn thương các tạng thường hay có choáng và toàn thân có sốt.
Triệu chứng tại chỗ: chi bị gãy thường bất lực vận động: như gãy chi dưới bệnh nhân không thể nâng gót lên khỏi mặt giường, gãy xương đùi bàn chân không theo chiều bên lành mà thường xoay ra ngoài sát mặt giường. Hay gãy chi trên bệnh nhân sẽ không đưa tay lên cằm được…
Đau tại chỗ gãy nhất là khi sờ nắn và thường đau khu trú.
Biến dạng chi tư thế không theo trục sinh lý và thường chi gãy bị ngắn hơn chi lành.
Chỗ vùng chi gãy thường hay có vết tím bầm khi xuất hiện sau 2 – 3 ngày gãy.
Có cảm giác lạo xạo xương lử vùng gãy.
Cách điều trị:
Bất động chi gãy, không để va chạm và trái chiều của xương (trái với trục sinh lý) ở tay thường băng treo lên cổ cho khủy tay vuông 1 góc 90 độ. Ở chân, nếu gãy phía dưới, chú ý giữ bàn chân chon gay thẳng, nếu ở đùi trên còn bất động từ háng. Chú ý chống choáng như điều trị ngất.
Chữa gãy xương bằng y học cổ truyền có những bài thuốc làm liền xương sớm, nhưng nên kết hợp với y học hiện đại chỉnh hình bằng X quang vẫn là tốt nhất.
Đối với gãy xương hở thường kèm theo vết thương lớn, dễ gây choáng và mất máu nhiều, nhiễm trùng khuẩn, ta nên đi bệnh viện sớm đừng để quá 12 giờ đồng hồ.
Nói chung, đối với gãy xương kín hoặc hở nếu có điều kiện vẫn nên đưa đi sớm để các cơ sở có phương tiện kỹ thuật điều trị tốt.
Trong trường hợp sơ cứu bước đầu cần chú ý.
Phòng choáng, chống choáng: xử lý như ngất và uống lá tre, mật vịt, mật gấu (xem vết thương sưng tím).
Chống mất máu, nhiễm khuẩn dùng các bài thuốc rửa đắp có tính sát khuẩn mạnh (xem: cầm máu)
Chỉnh hình và bó thuốc cho liền da, xương… chủ yếu để có định nơi bị thương.
Bồi dưỡng có thể để tăng sức đề kháng và cầm máu, dùng Sâm Triều Tiên, Tam Thất càng tốt.
Gãy kín: sau việc phòng choáng, chống choáng phải kịp thời chỉnh hình cho hai đầu xương gãy ăn khớp và thuận chiều bằng các nẹp (đăng) để cố định vết thương.
Làm nẹp có nhiều cách:
Dùng bìa cứng hoặc mo cau lọt vỏ cứng ơ r ngoài.
Dùng nẹp tre (dày độ 3mm, rộng 1cm, chiều dài này tùy theo vết thương) nguyên tắc thông thường phải đủ dài để cố định trện dưới một khớp, nẹp phải vót nhẵn, trơn, các đầu nẹp đệm, lót bông cho êm đỡ đau… chuẩn bị dày giang trẻ thật mỏng hay dùn băng vải xô để buộc.
Cách băng và đặt nẹp:
Trong cấp cứu nếu có điều kiện nên kết hợp với y học hiện đại dùng phương pháp phỏng bế (tiêm) độ 10ml No-vocain 2% vào ổ gãy để có tác dụng gây tê cục bộ trước khi sờ nắn.
Sau khi chỉnh hình cho khớp xương gãy ăn khớp với nhau thật ổn định, dùng thuốc bó gãy xương (ở các bài kể dưới đây) phết mỏng trên giấy mềm hoặc lá chuối non đã hơ lửa cho mềm, cắt gọn vừa đủ rộng bao trùm kín vết thương. Quấn mo cau hoặc bìa cứng đã cắt theo hình chỗ vết thương và cả đoạn tay chân. Yêu cầu kín một vòng tay hoặc chân bị gãy.
Nếu dùng nẹp có thể đặt: Gãy xương cánh tay ta nên đặt 2 nẹp: 1 nẹp dài từ mõm nách đến dưới khủy tay, một nẹp ngoài đặt từ mỏm cùng vai dưới khủy tay, cẳng tay gấp 90 độ so với cánh tay, khớp vai mở 90 độ, cổ tay để tự nhiên. Gãy xương cẳng tay cũng đặt 2 nẹp, chú ý gãy xương cẳng tay nên đặt que đũa tròn ở giữa hai xương. Cố định cẳng tay vuông góc 90 độ với cánh tay và cánh tay ép vào thân. Gãy xương đùi phải cố định chắc bằng 3 cái nẹp dài: 1 nẹp từ bẹn đến bàn chân, 1 nẹp từ hõm nách đến bàn chân, 1 nẹp từ gai chậu trước trên qua xương bánh chè đến cổ chân. Tư thế chân gãy cố định khớp háng hướng về phía trước 45 độ, đầu gối ở vị trí 140 độ cổ chân ở vị trí 20 độ…
Chú ý trong khi bó phải giữ tay hoặc chân bị gãy ở tư thế đã nắn chỉnh đúng để tránh được trong khi bó bị di lệch đi thứ phát.
Khi đã nắn chỉnh cố định tốt rồi vận chuyển bệnh nhân cần phải hết sức nhẹ hành để tránh đau đớn, choáng và di lệch đoạn gãy.
Dùng các thuốc điều trị gãy xương sau hai, ba ngày nên thay thuốc 1 lần.
Bài 1. Thuốc uống:
Tác dụng nuôi xương, hàn gân, giải độc, chống viêm
Cua đồng: 30 – 40 con
Dùng nước rửa sạch rồi dùng nước không sợ tanh có thể dùng nước cua sống trong 3 – 4 ngày đầu.
Bài 2. Bó gãy xương kín (hội Đông y Phú Thọ)
Củ lá gai (lá dùng lam bánh gai): 50g (nếu gãy xương lớn thì lấy nhiều lên)
Gà con (dưới 1 tháng) để sống: 1 con (nếu gãy lớn, con) có thể thay gà bằng tiết gà hay tủy gà lớn cho thuốc đỡ hư hỏng.
Gạo nếp: 10g
Muối ăn: 3g
Củ gai rửa sạch đất, thái mỏng ba thứ cho vào giã chung, luyện đều thành một mềm dẻo, gói lá chuối nướng cho nóng. Trải lên gạc vải một lớp thuốc dày độ 2cm, quấn kín vết thương rồi dùng nẹp hoặc mo cau băng như các phương pháp cố định trên, cứ 2 ngày thay 1 lần.
Kinh nghiệm: trong 7 ngày có thể liền, nếu chưa tốt băng đến 5 lần. Sauk hi thôi thuốc vẫn phải cố định chi gãy như cũ.
Bài 3. Thuốc bó gãy kín (viện nghiên cứu đông y)
Lá cúc ần 1 phần bột thuốc (bài 8): ¼
Cơm nguội (nên dùng cơm nếp): 1 phần
Cách chế: ba thứ trên đều giã mịn phết mỏng trên lá chuối đã hơ lửa cho mềm và cắt theo hình tùy vết gãy ở các chi to hay nhỏ.
Cách làm: sau khi chỉnh hình cho xương gãy 2 đầu ăn khớp nhau dùng nẹp cố định như đã nói ở trên, rồi ta mới buộc thuốc ra ngoài, rồi quấn mo cau (ở trên đã nói rõ). Dùng lại giang mèm buộc chặt lại (không chặt quá sẽ bị tức và sưng). Cứ 2 ngày thay băng 1 lần, trong 21 ngày.
Bài 4. Thuốc bó gãy hở và gãy kín (Nam bộ):
Rau má
Rau thài lài 3 thứ đều nhau
Lá rau mơ
Trứng gà hoặc gà con dưới 1 tháng: 1 quả trứng hoặc 1 con gà.
Cách làm: bốn thứ trên tùy gã xương to nhỏ mà dùng nhiều ít, dùng phết, bó như các bài thuốc tren chỉ có khác các bài trên như sau:
Khi đăó thuốc nếu chỗ gãy có chảy máu cần rửa trước bằng thuốc sát khuẩn như: thuốc tím, thuốc đỏ hoặc lá trầu không nấu với ít muối (xem cầm máu)
Dùng nẹp hở bờ trước bằng một lượt thưa, không liền nhau cho khỏi tức (vùng gãy) và thuốc lọt xuống được sát da.
Cứ mỗi ngày thay một lần. Mỗi khi bó thuốc xong đắp thêm một thứ thuốc bảo vệ bên ngoài (xem bài 5) chỉ 5 ngày sau là đủ, sau chỉ băng giữ cố định chỗ gãy mà không cần bỏ thuốc nữa.
Bài 5. Đắp ngoài:
Mật mía (hay đường): |
4 phần |
Vôi tôi: |
1 phần |
Hai thứ luyện đều thành một thứ hồ nhão.
Cách làm: sau khi đắp bài thuốc 4 xong, phết hồ vôi mía lên phía trên, dày độ 7mm (gần bằng thuốc đắp xong).
Sau 3 – 5 ngày, thôi bỏ 2 thứ thuốc trên nhưng băng và nẹp bó cứ giữ nguyên cho liền xương, ngoài cần xoa bằng thứ thuốc ngâm rượu như sau
Rau má - vị thuốc hỗ trợ điều trị gẫy xương
Bài 5. Thuốc bôi gãy kín:
Sinh xuyên ô: |
15g hoặc Hắc phụ tử |
Một dược |
15g |
Quả bồ kết (sống): |
15g |
Tế tân: |
15g hoặc củ Địa liền 10g |
Quả dành dành (sống): |
15g |
Nam tinh hoặc củ Ráy quăn: |
15g (đều chế kĩ) |
Xương hổ (tẩm giấm sao vàng): |
15g |
Bạch phụ tử hoặc rễ Hoàng lực: |
1g |
Hạt mã tiền: |
1g |
Long não: |
4g |
Hồng hoa hoặc nghệ vàng (tươi): |
8g |
Băng phiến: |
12g |
Thạch tín (để riêng): |
5g |
(Ngâm trong mọt chai 100ml rượu riêng, chỉ khi nào gãy xương không có sứt sát chảy máu mới được dùng).
Các vị giã nát, ngâm vào một lít rượu tốt, sau 10 ngày thì dùng được. khi dùng chỉ cần bôi (xoa) trên chõ gãy hoặc nấu cách thủy để dùng ngay phảu nút chai có buộc kỹ phòng vỡ chai.
Tác dụng: liền da, thịt, xương gân nhanh.
Chú ý: thuốc này rất độc, cấm uống, chỉ cơ quan y tế nhà nước mới được dùng. Phải bảo quản cẩn thận và đề phòng nhầm lẫn. Uống và sẽ ngộ độc, nguy hiểm, nếu nấu cách thủy rượu sẽ nở rộng thành áp lực mạnh đẩy nút chai tung ra nên dùng cai lọ nút tốt và bộc kỹ sẽ nấu.
Bài 7.
Mầm củ chuối tiêu non |
1 nắm (lấy mầm non mới mọc như nanh lợn) |
Rau má (cả dây và lá): |
1 nắm |
Gà con (chưa đầy tháng): |
1 con |
Tùy gãy xương mà tăng hay giảm liều lượng thuốc sau cũng bó như bài trên ngày thay một lần
Băng từ 5 đến 7 ngày là xong, giữ nẹp cho liền xương.
Chú ý: nếu gãy xương còn sưng nên dùng bài thuốc dưới đây.
Bài 8. Chữa gãy xương bị sưng tấy
Trấu lúa nếp (sao cháy thành than, tán bột mịn hòa với dấm thanh hay rượu, bôi vào chỗ gãy xương từ trong ra ngoài, trên xuống dưới, bôi xuôi chiều).
Bài 9. Dùng cao “thống nhất” vào xung quanh ổ gãy. Kinh nghiệm của lương y Nguyễn Khôi và Phạm Tuấn, Viện nghiên cứu Đông y Trung ương.
Bột cúc tần khô: |
8 phần |
Bột ngải cứu khô |
4 phần |
Bột quế chi: |
1,6 phần |
Bột đại hồi: |
0,8 phần |
Sáp ong: |
2 phần |
Dầu thầu dầu: |
20 phần |
Thầu dầu với sáp ong đánh cho tan sáp ong để các bột thuốc vào khuấy đều, để nguội đắp vào xung quanh ổ gãy 1 tuần thay thuốc bó một lần, kết hợp tập vận động khớp trên, dưới ổ gãy.
Bài 10. Thuốc uống trong tuần đầu dùng chống sưng tấy (lương y Nguyễn Tống Khôi và Phạm Tuấn).
Lá móng tay: |
12g |
Ngải cứu |
12g |
Huyết giác: |
12g |
Tô mộc: |
10g |
Nghệ: |
8g |
Sắc uống hằng ngày hoặc nấu cao cô lại, lấy 18ml rồi cho 2ml rượu 40 độ đóng thành ông để uống.
Bài 11.
Lá tầm gửi (chàm gửi): |
100g (Thường có nhiều loại, nên chọn lá dài, nhiều nhánh, cành to kí sinh ở các cây lớn) |
Lá gấc: |
30g |
Gạch non giã vụn: |
15g |
Cả ba thứ rửa sạch, giã nhỏ thật mịn, trộng đều, dàn mỏng lên lá bang, hoặc lá chuối hơ nóng cho mềm đắp lên vùng tổn thương băng ép thuốc ngấm và da. Mỗi miếng thuốc để 1 – 2 ngày thay một lần. bó trong 6 ngày, sau đó bỏ thuốc, bệnh nhân tập cử động và xoa ngày, sau đó bỏ thuốc 1 tuần ngoài chỗ gãy nếu có điều kiện.
Bài 12. Rượu bôi
Rượu trắng: |
0,500 lít |
Quế chi: |
0,50 kg |
Độc hoại: |
0,1 kg hoặc Địa liền |
Huyết giác: |
0,10 kg |
Tán nhỏ 3 thứ trên ngâm rượu rồi bỏ bã thành 1 thứ rượu thơm, xoa chỗ bị ứ tuần hoàn do ép chặt.