Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Sơ cứu và cách hỗ trợ điều trị chảy máu

08:10 20/10/2016
Chảy máu có nhiều loại: a. Chảy máu trong cơ thể: do bị trấn thương nhưng không đứt da thịt bên ngoài, thường chảy máu trong lồng ngực, trong thành bụng hoặc trong hộp sọ. b. Chảy máu ở mao mạch: thường là vết thương chỉ sướt một lượt trên da bên ngoài, máu theo các mao mạch ra lỗ chân lông chảy ra n goài, loại này có thể trị cầm máu dễ dàng. c. Chảy máu tĩnh mạch: máu chảy ra từ từ và liên tục đối với tĩnh mạch nhỏ có thể bị xẹp, tự cầm nhưng với những tĩnh mạch lớn nếu không cầm máu kịp cũng gây mất máu nhiều nguy hiểm. Máu tĩnh mạch máu đen sẫm không phụt thành tia theo nhịp tim. d. Chảy máu động mạnh: máu chảy thành tia, máu màu đỏ tươi, khó cầm.

       Chảy máu có nhiều loại:

a.     Chảy máu trong cơ thể: do bị trấn thương nhưng không đứt da thịt bên ngoài, thường chảy máu trong lồng ngực, trong thành bụng hoặc trong hộp sọ.

b.     Chảy máu ở mao mạch: thường là vết thương chỉ sướt một lượt trên da bên ngoài, máu theo các mao mạch ra lỗ chân lông chảy ra n goài, loại này có thể trị cầm máu dễ dàng.

c.      Chảy máu tĩnh mạch: máu chảy ra từ từ và liên tục đối với tĩnh mạch nhỏ có thể bị xẹp, tự cầm nhưng với những tĩnh mạch lớn nếu không cầm máu kịp cũng gây mất máu nhiều nguy hiểm. Máu tĩnh mạch máu đen sẫm không phụt thành tia theo nhịp tim.

d.     Chảy máu động mạnh: máu chảy thành tia, máu màu đỏ tươi, khó cầm.

Các sơ cứu: tùy theo từng vị trí,từng trường hợp chảy máu mà có biện pháp xử lý thích hợp. Đối với vết thương mạch máu cần phải được cấp cứu sớm, khẩn cấp nhất là những vết thương mạch máu lớn hoặc chảy máu trong do vỡ tạng, nếu không được cấp cứu kịp thời dễ nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.

Các biện pháp băng bó, cầm máu và sơ cứu các vết thương mạch máu phần y học hiện đại đã nói nhiều ở các tài liệu “Ngoại khoa cơ sở” của Bộ Y tế -  xuất bản và “Ngoại khoa dã chiến” của trường Đại hoc Quân y… Ở đây, tôi chỉ nêu lên một số phương pháp cầm máu và điều trị vết thương mạch máu bằng thuốc nam trong những lúc chưa kịp đưa đi bệnh viện hoặc chưa có điều kiện xử lý bằng y học hiện đại.

Bài 1. Trấu (lúa) đốt than: 5 phần;

Cặn nước tiểu khô (sao vàng kỹ, hấp khử trùng): 2 phần;

Vôi tôi để lâu năn hoặc đem nung đỏ lại.

Ba thứ trên tán mịn để vào lọ kín, khi cần rắc vào vết thương rồi băng lại cho chặt (trước khi rắc nên rửa vết thương cho sạch).

Chú ý: Vết thương chỉ nên rửa bằng thuốc sát trùng, đối với vết thương mạch máu khi rửa nên garo phía trên, tránh mất nhiều máu. Không nên rửa nhiều, khi rửa nên kết hợp cắt lọc các chỗ thịt đã bị hư hỏng (hoại tử).

Bài 2. Cây nhọ nồi:40g;

Lá phèn đen hoặc lá huyết dụ: 15g

Dùng cây, lá tươi giã vắt nước uống.

Nếu không có cây tươi, dùng cây lá khô với liều lượng trên, sắc uống, mỗi gói trên sắc  2 lần, mỗi lần lấy độ 150ml.

Cây nhọ nồi điều trị chảy máu

Bài 3. Lông Cu ly: 1 năm

Lông Cu ly đem hấp vô trùng, bỏ hết rác bẩn, dùng nhiều ít tùy theo vết thương, đem đắp đầy vào, băng chặt lại.

Bài 4. Hạt nhãn khô (bỏ vỏ đen) sao khô tán mịn các vết thương nhỏ ở mao mạch rắc bột hạt nhãn vào băng kỹ lại, vừa cầm máu, vừa sau khi lành không có sẹo.

Bài 5. Thuốc lào: 1 nắm (tùy theo vết thương to hay nhỏ)

Vôi (đã tôi hoặc để lâu ngày) một ít (tùy nhiều hay ít)

Hai thứ trộn đầu, đặt trên vết thương cho kín ròi băng chặt lại, sau 3 ngày hãy mở ra. Lúc xem lại nếu vết thương đã ổn định tốt, không nên bóc ra, dễ sinh chảy máu lại.

Bài 6.

Hàn the

3g

Cây nhọ nồi

60g

Vỏ quả dừa

50g

A giao (cao của da súc vật)

4g (da trầu, lừa hoặc thoi mực tàu)

Các thứ cho vào nồi sắc 3 lần, mỗi lần dùng 1 lít nước, cô lại còn 200ml. Sau lọc bỏ bã cô đặc cả 3 lần thành cao hơi mềm, cho vaò hộp hoặc lọ cất đi.

Cách dùng:

Dùng ngoài: đắp, bôi vào vết thương và băng lại cho cầm máu hoặc bôi vào vết thương không thể băng bó được.

Dùng trong: uống mỗi lần từ 6 đến 10g cao, ngày 2 lần.

Bài 7. Lá trầu không (trầu ăn) 5 phần

        Vôi tôi (lâu năm càng tốt) 1 phần.

Hai thứ giã nhỏ, trộn đều, băng vào vết thương, vừa cầm máu vừa lên da mau. Bên trong nên dùng lá Chẩy (giống như tre, cây nhỏ và đặc hơn) hoặc là tre non giã mịn vắt nước uống, có tác dụng vừa thông máu ứ (gây thâm tím) vừa cầm máu, chống khát nước.

Bài 8. Cỏ củ gấu tươi (toàn thân)1 nắm giã nhỏ mịn, dùng theo tùy vết thươn, đắp vào vết thương vừa cầm máu vừa liền da sớm. Nếu 3 ngày thấy vết thương sưng đau, lại thay băng đắp 1 lần nữa.

Bài 9. Vẩy tê tê (tùy nhiều ít)

Cách chế: sao vàng giòn, hoặc tẩm dấm thanh sao vàng giòn, tán bột mịn, sau đó cho vào nồi khô đậy nắp kín, để trên một nồi cát độ 3 giờ để khử khuẩn, cất đi khi cần sẽ dùng.

Cách dùng: rắc vào chỗ vết thương băng lại.

Ghi chú: thuốc này có tác dụng cầm máu, lên da non nhanhm ngoài ra còn có tác dụng điều trị các vết loét lâu ngày khó lành như “xuyên hạnh mạch lươn” của trẻ em, chân răng có mủ, dùng xỉa vào chân răng và rắc vào vết thương.

Bài 10. Mai mực (nướng bỏ vỏ cứng): 5 phần

Chân gà hoặc chuột non (chưa mở mắt,lấy cả con) đốt ra than: 2 phần

Vôi lâu năm hoặc vôi tôi đem nung lại trong lò cho đỏ: 3 phần

Ba thứ bào chế sơ bộ xong, đun tán mịn, cho vào nồi đậy thật kín, nung trên cát 3 giờ (như bài 9) để khử khuẩn, khử hơi ẩm, làm cho sức hút mạnh hơn để vừa hút máu độc vừa hút nước vàng.

Bài 11. Lá xương xông

Muối ăn

Tùy theo vết thương to,nhỏ dùng nhiều hoặc ít xương xông. Hái lá xương xông về rửa sạch giã nhỏ với muối (một ít)

Cách dùng: đắp vào vết thương, băng kín lại, rất mau liền da.

Bài 12. Thuốc đắp cầm máu

Búp cau (cau ăn trầu):

1 phần

Lá trầu lương (bò sát đất):

1 phần

Lá chuối tiêu (đốt ra than):

½ phần

Tùy theo vết thương to, nhỏ với tỉ lệ trên dùng nhiều ít cho đủ. Hai thứ lá giã nát, trộng nghiền chung 2 -3cm rồi băng lại. Nếu vết thương cầm máu và đỡ đau nhiều có thể 2 – 3 ngay mới thay băng một lần thay thuốc khác.

Nếu thực ổn định thì 4 – 5 ngày mới cần thay thuốc, khi thay phải cẩn thận, tránh làm bật máu vết thương.

Bài 13. Bị trấn thương do kim khí hoặc tre gỗ:

Lá sen (đốt ra than) nghiền nhỏ mịn: 4 phần;

Vôi tôi (vôi tôi lại nung đỏ 1 lần nữa): 1 phần.

Hai thứ trộn đều, tùy vết thương to, nhỏ mà dùng, rắc bột 2 thứ trên vào vết thương băng lại chống nhiễm khuẩn, giữ sạch vết thương.

Bài 14. Bị thương đứt gân (ngón tay, ngón chân)

Tô mộc (tán ra bột) vừa đủ dùng

Tổ kén tằm (ăn lá dâu) 5 -7 cái

Nếu bị thương đứt gân, xương như đứt ngón tay, chân lấy bột Tô mộc đắp kín và chỉnh hình cho đúng vị trí, sẽ băng lại cho chặt độ 5 ngày sau sẽ kiểm tra lại.

Bài 15. Chống choáng

Sauk hi bị thương có hôn mê, hoặc bị chấn thương nhiều nơi có tụ máu ‘bầm tím, bất kể vì té ngã hoặc bị đòn đánh hoặc các vật nặng đè nén, đều nên dùng: phòng choáng, chống đau (thông ứ huyết).

Cây lá tía tô

50g

Lá mần tưới

30g

Lá tre, lá chẩy

30g

Nước tiểu trẻ em

300ml

Nước lã

300ml

Đem sắc uống, mỗi ngày 1 ấm

 

Mỗi đợt 10 -15 ngày.

 

Bài 16. Chống choáng (té ngã và ngạt do thắt cổ, chết đuối)

Bột củ chóc (bán hạ, sống tán nhỏ, rây mịn 5g)

Khi bị chấn thương ngất chóng (còn nóng) thổi vào mũi, tim đập mạnh trở lại là còn cứu được.

Bài 17. Bị thương chảy máu:

Lá trầu không  1 phần (tùy vết thương)

Búp cau non(Nửa phần ngoài) 1 phần

Nhọ(chảo) nồi (muội/nồi) nửa phần

Ba thứ giã nhỏ đắp vào cầm máu nhanh.

Bài 18. Phòng chống choáng:

Bị chấn thương do té ngã, vết thương không gây bầm tím chảy máu nhiều, nhưng đau đớn, choáng ngất.

Một dược( sao kỹ, tán bột): 100g

Rượu nhẹ 20o:  200ml

Chia làm 10 lần uống, mỗi ngày uống 2-3 lần, còn đau tức khó chịu uống tiếp.

Ngoài ra nên uống thêm các thuốc bổ huyết trợ tim v.v...

>> >> Có thể bạn quan tâmMột số bài thuốc nam điều trị giun sán

Quý khách để lại thông tin