Bài thuốc dân gian
Bài thuốc nam hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét
Sốt rét là một bệnh phổ biến ở nước ta, y học hiện nay thấy là một bện nhiễm khuẩn có tính chất phong tổ và dịch tễ, cấp tính hoặc mạn tính, thường hồi qui do một ký sinh trùng trong máu truyền qua muỗi gây ra mà đặc điểm đều đặn sốt cao kèm theo rét run, ra mồ hôi, sốt hay có chu kỳ rõ rệt hay có lách lo và thiếu máu đôi khi có vàng da.
Trẻ nhỏ bị bệnh sốt rét
Bệnh này do muỗi Anôphen (Anopheles) truyền bệnh. Bệnh nhân thường có cơn sốt tới 400C hàng ngày hoặc cách 1, 2, 3 ngày, cơn lên thường có báo hiệu ngáp vặt, gai gai lạnh, rùng mình, nhức đầu choáng váng mặt tái, lên cơn rét run, sau cơn rét phát nóng đổ mồ hôi, khát nước. Hết cơn sốt người lại tỉnh táo, ăn bình thường. Nếu không cắt cơn được sớm, lâu ngày gây thiếu máu, sút cân, đau vùng gan, xứng lách thành bang, thậm chí có khi gây ác tính nguy hiểm.
Y học cổ truyền phân biệt loại này ra làm nhiều loại khác nhau như âm ngược, đàm ngược…, thường xếp một trong số nguyên nhân do lam sơn chướng khi, hơi ẩm thấp của rừng núi; khí lực suy tổn làm cho đờm tắc nghẽn, âm hư huyết kém, tỳ vị bị tổn thương. Do đó, hướng điều trị cũng nhằm tiêu đờm, bồi bổ khí huyết, mạnh tỳ vị, trừ ẩm thấp, hạ sốt làm chủ yếu.
Về phân biệt nặng nhẹ thường thấy cơn sốt nhẹ và liên tục hằng ngày dễ điều trị hơn loại cách nhật nhiều ngày, cơn về chiều và đêm thường nặng hơn người có cơn về sang, cơn sốt rét lên không dứt khoát hết cơn nọ đến cơn kia, bệnh nhân suy sụp nhanh, cần đề phòng biến chứng.
Cách phòng bệnh:
Ở khu vực rừng núi hoặc đi công tác vào rừng núi nên uống thuốc phòng.
- Nằm màn khi ngủ, mặc quần áo dài, đi tất khi làm việc buổi tối để tránh muỗi đốt.
- Tìm mọi cách diệt muỗi như phun thuốc DDT, lấp các hồ nước ẩm ướt và phát quang các bụi cỏ, cây nhỏ um tùm lá hay đọng nước hoặc nhiều bóng tối là những nguồn cho muỗi độc phát triển.
- Khi đã bị sốt cần tránh các thứ kích thích như rượu, thịt, mỡ lợn, dầu thực vật… dễ gây tái phát.
Cách điều trị:
Bài 1. Thuốc uống phòng bệnh và điều trị bệnh:
Cây cối xay (toàn thân): |
40g |
Vỏ rụt (nam mộc hương): |
20g |
Vỏ quýt (sao qua). |
|
Vỏ rụt bỏ vỏ đất bên ngoài chia một nửa tẩm nước vo gạo đặc sao một nửa tẩm nước gừng sao vàng. Sau trộn chung cả 3 thứ sắc uống mỗi ngày 1 gói, liên tiếp trong 7 -15 ngày.
Phòng bệnh: mỗi tháng uống 2 đợt, mỗi đợt 7, 8 ngày. điều trị bệnh uống thường xuyên trong 15 ngày, uống trước cơn sốt độ 2 giờ, nếu dày da bụng cần uốn liền trong 1 đến 2 tháng.
Kiêng: rượu, mỡ, dầu, trứng, ốc…
Bài 2. điều trị sốt rét:
Mua ba ba (chế): |
10g |
Sa nhân: |
10g |
Lá dung (rụng xuống bùn ao càng tốt) |
10g |
Vỏ vối rừng (tẩm nước gừng sao): |
10g |
Vỏ quýt: |
10g |
Củ chóc (chế kỹ): |
10g |
Cách chế: mu ba ba sao cát cho nóng đều rồi tẩm (nhúng) vào dấm thanh, lại sao rồi tẩm đi tẩm lại khi nóng 3, 4 lần cho mềm, giòn. Vỏ quýt cũ lâu ngày chỉ cần rửa qua, còn vỏ quýt mới nên bóc lượt trắng ở trong, tẩm nước gừng sao qua. Sa nhân và lá sung sao qua, Sa nhân bỏ vỏ ngoài.
Củ chóc ngâm nước lã hoặc nước vo gạo 3 ngày đêm, mỗi ngày thay nước lần, củ nào to cần thái nhỏ thành 3 -4 miếng, xong đem phơi cho khô, tiếp đó chứ 1kg củ chóc dùng 50g quả Bồ kết, 2 thứ đun luộc chung trong 2 giờ, loại bỏ Bồ kết lây Củ chóc phơi khô, cuối cùng dùng gừng tươi giã lấy nước và cho thêm một ít nước vắt ở cây tre non ra càng tốt, tẩm vào Củ chóc sao vàng sẽ dùng.
Vỏ vối rừng cạo bỏ vỏ ngài, tẩm nước gừng hoặc nước vo gạo đặc sao vàng.
Các thứ chế xong, cần theo liều lượng trên, sắc uống. Nếu tán bột dùng hồ gạo loãng viên nặng 0,5g mỗi ngày dùng 20 – 30 viên uống trước cơn sốt độ 2 giờ.
Gia giảm: nếu sốt rét đã lâu ngày hoặc cơn rét dài hơn thêm: gừng già đốt thành than 1 củ, hoăc Thảo quả (2 quả).
Nóng nhiều hơn rét thêm mùn giun sao khô hết khói độ 10g.
Sốt cơn hay về chiều và tốt, thiếu máu, xanh yếu nhiều thêm củ mủ chó tía đồ với đậu điện 50% sao vàng: 15g và mai rùa: 15g, chế bằng dấm thanh hay rượu như Mu ba ba.
Vàng da hoặc đau vùng gan (mạng sườn phải) thêm: Nhân trần (hoa như hoa rau muống, màu tím) 15g, Củ nghệ đen hoặc nhánh nghệ : 8g.
Sốt cơn khi cách nhật khi không, hoặc cách nhật lúc dài lúc ngắn, hoặc dày da bụng thêm: Cây cối xay: 15g.
Bài 3. Nước cây ngái: 1 lít;
Nước tre non: 100ml.
Cách làm:
Tìm cây ngái (quả giống quả sung) có rễ lan ra ở thế đất dễ đào, đào thành 1 hố sâu, chứa được một cái lọ hay chai to miệng, hoặc dùng ống tre tươi hứng dưới rễ ngái, sau dùng dao sắc cắt đoạn dễ ngái rửa sạch. Đặt lọ hay chai để hứng vào trong 24 giờ, nước cây ngái chayr đủ 1 lít, nếu cây ngái nhỏ nên làm 2 – 3 cây.
Nước tre non có thể làm 2 cách:
Cách 1: lấy một đoạn tre non bằng cổ tay, dài độ 1,5m chặt thành 3 – 4 đoạn. Thui chỗ giữa từng đoạn vào bếp lửa cho nóng già đem ra lau sạch hút bụi, cầm 2 đầu vắt lấy nước.
Cách 2: tìm một cây tre non đương mọc lá “đuôi én” vít và buộc chặt cho ngọn dố xuống, lấy lọ (ống tre) để hứng, rồi chặt đầu ngọn tre, đầu còn lại nhúng vào lọ để hứng nước tre trong 24 giờ.
Hai thứ đã lấy được đong thêm tỷ lệ trên, chia uống làm 7, 8 ngày liền.
Bài 4. điều trị sốt rét:
Rễ cây ớt (ăn quả): 20g
Ớt loại nào cũng dùng thân và rễ, đem sao vàng sắc uống trong một ngày 2 lần, mỗi lần độ 100ml.
Bài 5. Báng, lách to do sốt rét:
Rễ cây thường sơn (sao vàng) 10g;
Cây cỏ roi ngựa (Mã thiên thảo) 10g.
Hai thứ đều nhau, sao vàng úp xuống đất, sắc uống lúc sáng sớm.
Chú ý:
Thuốc này là một thứ thuốc mạnh, người yếu quá, người có bệnh dạ dày, phụ nữa có thai không nên dùng, người khỏe thì có thể tăng liều trên mỗi thứ đến 15g là nhiều. Khi uống, sáng phải nhịn ăn, uống xong sẽ gây thổ hoặc đi tướt có chất nhầy ra theo, bang sẽ tan, chưa hết sẽ dùng liều thứ 2, thứ 3 nhưng mỗi tuần lễ chỉ được uống 1 lần, sau khi uống lại bồi bổ rồi mới dùng tiếp. Báng sống 2, 3 không dùng quá 3 liều trên.
Kiêng: mỡ, trứng, bún ốc, rượu trong 3 tháng sau khi uống thuốc.
Bài 6. điều trị liệt sốt và báng lách to, dày da bụng:
Nụ đinh hương: |
40g |
Hồi hương: |
120g |
Phèn đen: |
200g |
Cách chế: dùng một nồi và một chõ mói bằng đất (hoặc nhôm), các vị thuốc trên tán bột nhỏ cho vào nồi, đổ vào độ 2/3 nước nồi trên hông (chõ) khi hở giữa hai nồi và vung nồi trên đầu trats kín bằng cám hoặc đất sét nghiền với giấy bản. Bên trong sường và vung chõ dán một số giấy chõ dễ theo thuốc ở nồi dưới bốc lên bám lại (theo lỗi đồ thăng hoa). Làm xong đun sôi độ 3, 4 giờ, bỏ ra sẽ có nhiều chất thuốc bám vào giấy dán và trong thành chõ và vung. Cạo lấy bột thuốc đó, đem hoàn lại bằng nửa hạt đâu xanh với hồ gạo nấu loãng, phơi khô.
Mỗi lần dùng từ 3 đến 6 viêng, ngày 2 lần
Mỗi đợt từ 7 đến 12 ngày.
Bài 7. điều trị sốt rét kéo dài:
Cây cam thìa: |
40g |
Vỏ vối rừng (chế gừng): |
20g |
Hạt cau già: |
10g |
Mu ba ba: |
15g |
Củ mủ chó (chế với đậu đen như trên): |
20g |
Vỏ chấp non: |
5g |
Các thứ bào chế xong cho vào nồi, sắc uống trong 1, 2 ngay. Mỗi đợt dùng 10 – 20 ngày.
Sau khi hết sốt, nếu sức khỏe còn yếu nên bồi bổ và tiệt nọc bằng bài: bổ trung ích khí (bán sẵn) uống ngày ½ lọ (2 ngày 1 lọ) trong 20 ngày.
Bài 8. điều trị sốt rét kéo dài, gai gai không sốt cao, nhiệt độ thường không lên, rối loạn thần kinh thực vật…
Cam thảo 100g (nửa nướng, nửa để sống) sắc uống 1 ngày, mỗi đợt 5 ngày. Ăn kèm thịt chó luộc hoặc 400g mỗi ngày (không có giềng mẻ).
Bài 9. Báng nước lách to (do sốt rét rừng)
Rễ cây vải (ăn quả) còn non lấy rễ cái sao vàng 30 gam, chỉ lấy rễ cái nên phải tìm cây vải còn nhỏ mới dễ phân biệt.
Sắc uống mỗi ngày 1 ấm, mỗi đợt 5 – 6 ngày.
Với tinh thần kế thừa và phát triển các bài thuốc nam gia truyền, Đông y Thọ Khang Đường đã chữa khỏi thành công cho hàng trăm bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới bệnh cảm cúm, ốm sốt. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang mắc phải chứng bệnh trên thì hãy gọi tới số 0915 913 255 để được khám và tư vấn điều trị.