Bài thuốc dân gian
Cách điều trị và phòng tránh ngộ độc sắn
Đối với nước ta, sắn dây là một thức ăn thông thường. Sắn là một chất bổ có nhiều chất dinh dưỡng tốt, song nếu dung không đúng cách, có thể gây nên ngộ độc rất nguy hiểm có khi hàng loạt đối với những bếp ăn tập thể. Chất gây nên độc trong sắn là axit anhyđric (HCN), thường ở củ sắc đã biến màu xanh xám
Triệu chứng:
Dấu hiệu ngộ độc sắn xuất hiện chỉ vài giờ sau khi ăn gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và thần kinh là chủ yếu. Người bệnh thấy đau bụng, đầy căng sôi bụng… nôn nao khó chịu, rất hay gặp nôn mửa có khi nôn cả ra máu, kèm theo choáng váng mệt mỏi, khó thở vật vã, ngứa ngáy. Trường hợp nặng hay kèm theo mê man, co giật, sắc mặt tím bầm ngừng thở có thể tử vong nếu không được phát hiện sớm và cứu điều trị kịp thời.
Đau bụng là triệu chứng của ngộ độc sắn
Cách điều trị
Cấm không được dung các thuốc đau bụng như viên rửa, thuốc gió (thuốc trừ), rượu quế, rượu hồi… sẽ nguy hiểm them.
Bài 1: thuốc uống:
Con cua đồng sống (rửa ngâm qua nước nóng) 10 – 20 con giã nhỏ lấy độ một bát nước sôi để nguội cho vào vắt lấy nước uống (tốt nhất dung nước cua sống giã nát vắt lấy nước nguyên chất uống).
Thuốc này dùng cho cả trâu, bò, lợn bị ngộ độc sắn. Bụng chướng, mắt trợn ngược, chỉ cần đập nát 5 – 7 con cua không cần giã, đút vào miệng bắt ăn, trâu bò sẽ mau khỏi.
Bài 2: Mật mía độ 200 – 300ml. Hoặc nước đường pha đậm hay nước cam thảo (rễ, lá) nấu uống.
Bài 3: Dùng tương ăn, uống 150 – 200ml.
Bài 4: Rau muống sống 100g (vặn thành từng khúc ngắn)
Cám gạo tẻ 50g
Rửa sạch rau muống đem giã nhỏ, đem trộn với cám gạo sống và dùng vải sạch vắt lọc lấy nước uống.
Đề phòng: sắn ta và sắn lùn cây (còn có nơi gọi là sắn dù) hay ở những đồi nương mới trồng, sắn thường có nhiều chất độc hơn.
Sắn đã chết nhựa thành màu xanh đen ở củ sắn không nên ăn. Thông thường khi luộc hoặc dùng sắn trộn với cơm, cần bóc vỏ sạch, cắt thành những đoạn ngắn ngâm vào nước sạch một đêm. Hôm sau bỏ nước ngân rồi rửa sắn lại dùng nước khác luộc thật kĩ, khi sắn đã chín gạn nước đi để trên bếp than mà hấp cho sắn vừa bở tơi ngon vừa giảm chất độc (những ủ sắn chết nhựa ít bở tơi và đắng). Mua sắn tươi về để lâu ăn dần, ta nên đem vùi sắn xuống đất lấp kín cho đỡ chết nhựa và ít độc.
Với tinh thần kế thừa và phát triển các bài thuốc nam gia truyền, Đông y Thọ Khang Đường đã chữa khỏi thành công cho hàng trăm bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới ngộ độc, dị ứng. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang mắc phải chứng bệnh trên thì hãy gọi tới số 0915 913 255 để được khám và tư vấn điều trị.