Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Bài thuốc dân gian

Cảm cúm - bệnh lý đường hồ hấp

16:09 11/09/2017
Cúm là loại bệnh rất dễ mắc, phát triển truyền nhiễm nhanh có thể trong 1, 2 ngày lây khắp cả một đơn vị lớn trong quân đội như Trung đoàn, Sư đoàn. Bệnh có thể mắc nhiều lần, nam, nữ, già, trẻ ai cũng có thể mắc do sự tiếp xúc, nói chuyện với nhau… Dễ gây biến chứng sưng phổi, viêm tai giữa Y học hiện đại thường xếp và loại do vi rút, Y học cổ truyền xếp vào loại bệnh: cảm mạo truyền nhiễm (lưu hành tính cảm mạo). Lúc bệnh còn nhẹ có khi chỉ sổ mũi, nhức đầu hơi khó chịu. Bệnh nặng hơn thành rùng mình, gai rét, sợ lạnh, sợ gió, sốt nặng 39 – 400, đầu nhức, mắt đỏ, ra mồ hôi, đau xương, đau mình nhất là đau lưng và xương sống. Có khi tai ù, nhức mắt, kho khản tiếng đi đôi với viêm họng.

Cúm là loại bệnh rất dễ mắc, phát triển truyền nhiễm nhanh có thể trong 1, 2 ngày lây khắp cả một đơn vị lớn trong quân đội như Trung đoàn, Sư đoàn. Bệnh có thể mắc nhiều lần, nam, nữ, già, trẻ ai cũng có thể mắc do sự tiếp xúc, nói chuyện với nhau… Dễ gây biến chứng sưng phổi, viêm tai giữa Y học hiện đại thường xếp và loại do vi rút, Y học cổ truyền xếp vào loại bệnh: cảm mạo truyền nhiễm (lưu hành tính cảm mạo).

Biểu hiện của bệnh cúm ở trẻ em

Lúc bệnh còn nhẹ có khi chỉ sổ mũi, nhức đầu hơi khó chịu. Bệnh nặng hơn thành rùng mình, gai rét, sợ lạnh, sợ gió, sốt nặng 39 – 400, đầu nhức, mắt đỏ, ra mồ hôi, đau xương, đau mình nhất là đau lưng và xương sống. Có khi tai ù, nhức mắt, kho khản tiếng đi đôi với viêm họng.

Cúm thường kéo dài đến 7 ngày, bệnh nhân hay bị sút cân.

Cách điều trị và đề phòng:

Các ly người nghi và bị bệnh cúm từ 3 -5 ngày. Người cần tiếp xúc phải đeo băng miệng (khẩu trang). Nhỏ mũi bằng các loại thuốc thường dùng như ác-gy-rôn, nước tỏi hoặc xoa dầu bạc hà, dầu “sao vàng”.

Súc miệng nước muối hằng ngày, chống viêm họng như ngậm “thanh đại tán” (xem viêm họng) giữ ấm cổ.

Khi thấy có triệu chứng bị cúm cần: ngoài việc giữ mũi họng như trên đồng thời tiếp tục làm:

-         Xông cho ra mồ hôi bằng các thứ lá có chất khàng sinh bay hơi như: lá sả, lá

bưởi, cây kinh giới, tía tô, bạc hà, lá chanh, lá ngải cứu, lá khuynh điệp, lá duối, lá cúc tần. Chỉ cần dùng 3 -4 thứ trong các thứ trên.

-         Xoa bóp chủ yếu đánh đường cột sống lưng (kinh bang quang) và nắn các huyệt

hạ sốt, trừ cảm, kích thích mồ hôi như Phong trì, Đại chữ, Đào đạo, Hợp cố, Ủy trung, Khúc trì, Túc tam lý, Hành gian…

-         Có thể thay bằng cách “đánh gió” chườm nóng cho ra mồ hôi, hạ sốt và sử dụng

một số bài thuốc như sau:

Bài 1. Thuốc chườm (đánh gió):

Trứng gà:

1 quả

Đồn tiền bằng bạc:

1 đồng

Luộc quả trứng gà chín, bỏ vỏ cứng để nóng, để đồng tiền hoặc mảnh bạc vào đầu quả trứng, đem bọc vào vải sạch rồi cũng đánh trực tiếp vào người (như chườm cảm ở trên) lúc còn nóng.

Bài 2. Thuốc chườm:

Cám 1 bát

Muối 1 thìa

Hai thứ sao nóng, gói vào mảnh vải sạch, xoa vào người nhất là vùng lưng, ngực khi đương nóng, khi nguội lại sao lại, làm đi làm lại 2, 3 lần.

Bài 3. Thuốc uống:

Cây cà gai:

20g

Lá tía tô:

20g

Cây kinh giới:

20g

Củ khoai lang (sao cháy):

22g

Hoa kim ngân – hoặc quả ké:

20g

Cây bạc hà:

5g

Củ nghệ (khô):

7 lát

Các thứ sắc chung, uống trogn 1, 2 ngày. Mỗi đợt 6, 7 ngày.

Bài 4. Thuốc uống:

Lá tía tô:

15

Bạc hà:

5g

Kinh giới:

15g

Quả quan âm:

10g (màn kinh tử)

Lá tre (bánh tẻ):

15 – 20 lá

Sắn dây:

15g

Các thứ sắc chung, mỗi thang sắc 2 lần uống 1 ngày. Mỗi đợt dùng từ 5 -7 ngày.

Bài 5. Thuốc nhỏ mũi phòng và điều trị:

Củ địa liền:

10g

Củ xương hổ:

5g

Hoa chổi sể:

10g

Củ sả:

5g

Cử sơn thục (thiên niên kiện)

15g

Tỏi:

2 củ

Các thứ nấu chung 3 lần, lấy độ 500ml, bỏ bã đen đun cho đặc còn 150ml thì cho vào độ 5 ml rượu, tiếp tục đun cho còn 100ml.

Khi có bênh cúm, lấy nhỏ mũi cho người xung quanh và người đã mắc bệnh 1 ngày 2,3 lần.

Bài 6. Chững và phòng:

Bạc hà:

5g

Cây cúc tần:

10g

Củ sắn dây:

15g

Lá dâu:

10g

Quả ké (sao):

10g

Củ chóc (chế):

10g

Đậu đen:

10g

Hoa kim ngân:

15g

Hoàng cầm nam:

10g

Sắc uống ngày 3 lần, liền trong 7 ngày.

Bài 7. Thuốc phòng cúm:

Hoa cúc:

10g

Búp đa lông (lân di):

5g

Hoa kinh giới:

10g

Hoa kim ngân:

15g

Rễ cây cúc tần:

10g

Rể cỏ tranh:

15g

Củ chóc (chế):

10g

Các vị trên tươi hoặc khô đều sao chế, sắc 3 lần, lấy độ 1000ml cho 4, 5 người uống trong một ngày. Mỗi đợt 5 ngày liền. Năm nào cúm phát triên nặng hơn nên uống đến 7 ngày liền, khi trong vùng có người cúm nên uống ngay.

Nếu không có Búp đa lông thay Lá dâu (dâu tằm). Thiếu hoa kim ngân thay đậu đen, Hoàng cầm hoặc rơm nếp.

Bài 8. Thuốc uống điều trị cúm:

Hoa kinh giới:

10g

Cây bạc hà:

2g

Cây cúc tần:

10g

Củ sả (bỏ lá):

5g

Vỏ chấp non hay củ chóc (chế):

5g

Hạt dành dành (sao đen)

10g

Hoa kim ngân:

10g

Rễ cỏ chỉ thiên hay sắn dây:

8g

Sắc 3 lần, mỗi lần lấy 150ml, uống trong 1 ngày rưỡi.

Bài 9.

Củ tỏi:

4 -6g

Lá chanh:

16g

Nghệ:

16g

Lá súng:

16g (hoặc lá mít)

Cách làm và cách dùng:

Đổ 4500ml nước đem sắc còn 150ml uống, nếu bệnh nhân không ra mồ hôi thì phải uống nóng, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi, lâu sạch mồ hôi. Neus đã ra mồ hôi rồi thì uống nguội.

Bài 10. Thuốc đánh gió (xoa cảm)

Lá trầu không:

3 -5 lá

Dầu hoa đủ dùng

 

Vò lá trầu không đem chấm với dầu hỏa, xát vào hai bên cột sống, sau đó xát vào ngực, tay chân.

Bài 11. Dung dịch phòng cúm (quân y)

Tỏi củ 10g

Nước cất: 100ml (có thể dùng dầu lạc, glycerin – paraphin).

Cách dùng và cách làm:

Đem giã nát hoặc thái nhỏ tỏi trộn với nước cất để 5 giờ rồi lọc qua vài gạc vô trùng cho vào lọ, dùng ống nhỏ 1 hoặc 2 giọt vào mũi.

Với tinh thần kế thừa và phát triển các bài thuốc nam gia truyền, Đông y Thọ Khang Đường đã chữa khỏi thành công cho hàng trăm bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới bệnh cảm cúm, bệnh hô hấp. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang mắc phải chứng bệnh trên thì hãy gọi tới số 0915 913 255 để được khám và tư vấn điều trị.

Quý khách để lại thông tin