Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Bài thuốc dân gian

Chuẩn đoán và điều trị bệnh nhức đầu

15:09 11/09/2017
Nhức đầu là một triệu chứng rất hay gặp, song nhiều khi chuẩn đoán nguyên nhân rất khó khăn phức tạp bởi vì nhức đầu không phải là một bệnh riêng biệt mà nó là một triệu chứng của nhiều loại bệnh như: sốt của bất kì nguyên nhân gì cũng có thể kèm theo nhức đầu (như sốt trong các bệnh truyền nhiễm, cảm, đau mắt, đau răng, viêm xoang hàm, mặt, trán hay trong nhiễm độc, o xuyết các – bon (CO), nhiễm độc chì (Pb), u-rê huyết cao, thiếu máu…).

Nhức đầu là một triệu chứng rất hay gặp, song nhiều khi chuẩn đoán nguyên nhân rất khó khăn phức tạp bởi vì nhức đầu không phải là một bệnh riêng biệt mà nó là một triệu chứng của nhiều loại bệnh như: sốt của bất kì nguyên nhân gì cũng có thể kèm theo nhức đầu (như sốt trong các bệnh truyền nhiễm, cảm, đau mắt, đau răng, viêm xoang hàm, mặt, trán hay trong nhiễm độc, o xuyết các – bon (CO), nhiễm độc chì (Pb), u-rê huyết cao, thiếu máu…).

Trong các bệnh mạch máu do rối loạn vận mạch như: trong tăng huyết áp bệnh nhân hay nhức đàu vùng chẩm và vào buổi sáng, trong migren (nhức nửa đầu), hoặc trong các nguyên nhân tăng áp lực sọ não (như u não, viêm não, áp se não…)

điều trị nhức đầu ở đây chỉ nêu phần xử trí khi cần thiết nhằm giảm đau trước mắt cho bệnh nhân.

Trong y học cổ truyền thường lấy vị trí đau làm cơ sở chuẩn đoán nguyên nhân.

Nhức đầu vùng thái dương: về cấp tính ở loại cảm mạo, cúm, sốt nhiễm khuẩn về mạn tính trong bệnh cao huyết áp…

Nhức đầu vùng đỉnh (trên thóp thở) thường thuộc kinh Quyết âm can như gặp trong các bệnh viện: viêm gan, đau vùng gan, thiếu máu đau mắt, rối loạn tiền đình, và bệnh chuyên khoa như thiên đầu thống.

Nhức đầu vùng trán thường thuộc kinh Dương minh vị như trong bệnh: loét dạ dày, hành tá tràng hoặc do ăn uống tiêu hóa kém…

Nhức đầu vùng gáy thường thuộc kinh thái dương (bàng quang) như trong bệnh: viêm não, lao màng não, thương hàn, xơ mỡ động mạch não…

Nhức nửa đầu bên trái hoặc bên phải thường thuộc kinh thiếu dương (đởm) hay gặp ở loại suy nhược thần kinh (hưng phấn) rối loại thần kinh thực vật, thân fkinh chức năng, đau túi mật…

Bệnh nhân bị bệnh nhức đầu

Cách điều trị:

Bài 1. Nhức đầu vùng thái dương: thường do cảm cúm

Củ ráy dại (bỏ vỏ, thái mỏng, sao)

20g

Sắn dây hoặc dây đỗ ván

10g

Lá tía tô

15g

Hoa cúc

10g

Rễ và cây cúc tần

15g

Hoa kinh giới

10g

Các thứ sắc chung, mỗi thang sắc 2 lần, mỗi lần 150ml, uống.

Gia giảm: thiếu Cúc tàn thay bằng Lá diếp cá.

Mồ hôi nhiều thì bỏ lá Tía tô thay lá Dâu tằm. Nhức đầu có chóng mặt thêm Lá mần tưới: 15 lá (6g). Thiếu Hoa cúc thay bằng Rau má 20g.

Bài 2.  Nhức đầu vừng thái dương do cảm, cúm (thuốc xông).

Lá sả:

50g

Tỏi:

3 – 5 củ

Lá tía tô:

50g

Cây kinh giới:

50g

Lá ngải cứu:

50g

Nấu vào nồi nước khoảng 4000ml, xông toàn thân cho ra mồ hôi, nên để bệnh nhân ngồi cạnh nồi nước xông, chùm chăn kín. Trước khi xông nên ăn cháo nóng. Khi xông xong cần thay quần áo sạch rồi ủ kín.

Bài 3. Nhức đầu vùng thái dương do cảm mạo, cúm (đắp ngoài). Lá thầu dầu tía hoặc Lá thanh táo hoặc lá khoai nước. Lá thầu dầu hay Lá khoai nước (mùng tía) đề dùng tươi đắp vào trán cho ra mồ hôi sẽ nhẹ dần. Riêng lá thanh táo vò nát vào nước lã, đắp lên trán.

Bài 4. Nhức nửa đầu, tức ngực, buồn nôn hoặc nhức hai vùng thái dương, khung mắt, điều trị suy nhược tinh thần kinh hưng phấn , rối loạn thần kinh thực vật, chức năng.

Tinh tre

15g

Củ chóc (chế)

15g

Vỏ quýt

15g

Lá bạc hà

4g

Rau má hoặc hoa cúc

15g

Vỏ quả chấp

8g

 

Cách làm: củ chóc nên mua ở hiệu, gọi là “Bán hạ” đã chế sẵn, thuận tiện hơn.

Cách chế: Củ chóc thái thành miếng dày, ngâm vào nước vo gạo đặc 2 – 3 đêm, mỗi ngày thay nước vo gạo 1 lần (ngày phơi, đêm ngâm). Sau dùng phèn chua tỉ lệ 10% nấu thành nước, ngâm 1 đêm rồi sao thực kỹ cho vàng đều sẽ dùng. Người có thai không được dùng.

Nếu thiếu Củ chóc thay bằng củ Ráy dại (như bài 1) sao vàng. Thiếu Bạc hà thay bằng Củ lá sả. Kém ngủ thêm Nhân hạt táo (sao đen) hoặc tim sen, lá vông.

Bài 5. Nhức đầu vùng thái dương do cao huyết áp và đau nhức lan sang vùng gáy:

Hoa cúc:

12g

Rễ cỏ xước (Ngưu tất):

12g

Bạch chỉ:

12g

Câu đẳng:

12g

Xuyên khung (di thực):

12g

Đương quy:

12g

Sinh địa:

15g

Quả quan âm (mạn kính):

10g

Sắc uống

 

Cách gia giảm: hay đau nhói vùng tim cho thêm vỏ chấp (chỉ thực) 10g, Xương bồ 12g, tinh tre 10g.

Đau cơ và khớp, thêm: Rễ uy linh tiên (rễ kiến cò) 12g

Thể béo phệ thêm: vỏ quýt 12g, Bán hạ chế 12g

Kém ngủ, thêm: Nhân hạt táo (sao đen) 12g.

Bài 6.  Câu đẳng hoàn, điều trị suy nhược thần kinh, thần kinh tim và xơ mỡ động mạch huyết cao:

Câu đẳng

15g

Mạch môn

10g

Hoa cúc

10g

Bạc hà (củ sả)

10g

Vỏ quýt

10g

Bán hạ chế

15g

Sắc uống 15 ngày

 

Bài 7. Nhức đầu vùng đỉnh đầu và cả đầu căng nhức

Lá ngải cứu tươi 200g

Rượu 40ml

Lá ngải cứu tươi đem xào nóng với rượu trong nồi đất mới cần chọn lựa cái nồi vừa khít với đầu bệnh nhân. Khi nào xào nóng đem úp nồi vào đầu bệnh nhân, nguội thì xào lại cho nóng, úp 2 lần, mỗi lần độ 20 phút.

Bài 8. Nhức đầu vùng phái trước trán và nhức đầu lâu ngày của người suy nhược thần kinh và đau dạ dày.

Mẫu lệ

15g

Mai mực (nướng bỏ mai cứng)

15g

Lá tre

6g

Hoa cúc hoặc lạ tiên

15g

Rễ xấu hổ (sao vàng) hoặc thay bằng lá vông

15g

Nhân hạt táo (sao đen)

20g

Tâm hạt sen

6g (hoặc thay bằng Hà thủ ô 12g)

     

Gia giảm: thiếu Hoa cúc thay bằng Lá sen non hay ngó sen. Thiếu Rế xấu hổ thay bằng Câu đằng 20 hoặc Vỏ rễ cây vông. Người béo mập hay nóng đỏ thêm vỏ quýt 3 cái. Mỗi lần uống pha thêm vào thuốc sắc trên nước cây tre non 5ml.

Bài 9. Nhức đầu vùng gáy cứng cổ do thương hàn B (thấp ôn) dùng bài “ cát căn cầm liên thang”

Mu ba ba (sao kỹ):

12g

Hoàng cầm (nam):

12g

Cam thảo (nam):

6g

Hoắc hương:

12g

Sinh địa:

15g

Hoàng liên:

8g

Thanh hao (hoặc thanh đại):

10g

Mạch môn:

10g

Bạc hà:

10g

Sắc uống: thiếu Thanh hao và Thanh đại thay bằng Thạch cao.

Bài 10. “Tang cúc ẩm gia vị” điều trị nhức đầu vùng gáy do viêm não B (thử ôn)

Lá dâu (mù đông)

12g

Quất hồng bì (hoặc Hoắc hương

12g

Bạc hà

8g

Mạch môn

12g

Sinh thanh cao

12g

Cam thảo nam

6g

Hoa cúc

10g

Hạt hạnh nhân (hạt mơ)

8g

Hoàng cầm

10g

Kim ngân hoa

12g

Tầm chế lạnh (sao)

10g

Hạt dành dành

8g

Đem sắc uống, dùng từ 7 đến 15 ngày mỗi ngày một thang.

Cách gia giảm: sốt cao, khát nước thêm: Săn dây 15g hoặc Lá tre non 10g, con giun đất (sao cát cho khô) 10g. Tinh thần kém tỉnh táo, đau đầu dữ dội thêm: Đởm nam tinh chế 10g, con rán đất (toàn yết nam) 2g (3 con), con rết (Ngô công) sao kĩ 1 con.

Phần châm cứu và xoa bóp điều trị nhức đầu:

Xoa bóp dùng các huyệt như châm cứu, thường dùng các động tác xoa, ấn, chém, đấm (đơn giản nhưng hiệu quả tốt)

a.     Nhức đầu hai bên thái dương:

Châm thái dương hai bên, châm chéo (kim cắm xiên chéo 450) saau 2 -3 phân (châm cứu).

Châm hoặc cứu: Hợp cốc, Khúc trì, Tam âm giao.

Hợp cốc: cứu 3 – 5 trang (mồi), châm sâu 3 – 7 phân trong 10 – 15 phút.

Tam âm giao: cứu 3 – 5 trang, châm sâu 3 – 7 phân trong 10 – 15 phút.

b.     Nhức đầu vùng trán:

Châm hoặc cứu: Nội đình, Túc tam lý, Trung quản, Thân du, Bách hội.

c.      Nhức đầu vùng gáy:

Châm: Phong trì, Phế du, Thân du, Liệt khuyết chủ yếu là phong trì, Phế du, Liệt khuyết riêng Thận du nên cứu hơn châm.

Nhức đầu vùng gáy do viêm não (thử ôn):

Châm: Đại chùy, Phong trì, Phong phủ, Thiếu trạch, Hậu khê, Ấn đường, Ủy trung, Hoàn khiêu, Ẩn bạch.

Nhức đầu vùng gáy do thương hàn (thấp ôn) nhức hai thái dương và cứng cổ gáy.

Châm: Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Phong trì, Đại chữ, Hãm cốc, Huyền chung.

Phụ châm: Trung phong, Túc lâm khấp, Thân trụ, Đào đạo, Thần đạo, Vị du, Tỳ du, Nội đình.

Nếu màng não bị kích thêm: thiếu dương, trung xung.

Với tinh thần kế thừa và phát triển các bài thuốc nam gia truyền, Đông y Thọ Khang Đường đã chữa khỏi thành công cho hàng trăm bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới đau đầu. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang mắc phải chứng bệnh trên thì hãy gọi tới số 0915 913 255 để được khám và tư vấn điều trị.

Quý khách để lại thông tin