Bài thuốc dân gian
Cứu "Ngất" bằng kinh nghiệm dân gian
Ngất là tình trạng mất tri giác đột ngột hoàn toàn và tạm thời chốc lát kèm theo mất vận động tạm thời làm bệnh nhân ngã. Bệnh nhân hôn mê không tỉnh tim mạch ngừng trong 1 – 6 phút, sắc mặt hay tái nhợt thay đổi nhanh, sau cơn người mệt nhiều. Trong y học còn gọi là “chết lâm sàng”.
>> >> Có thể bạn quan tâm: Nói "không" với Loét lưỡi, loét niêm mạc miệng bằng bài thuốc nam
Y học cổ truyền thường chia làm 2 loại:
Chứng bế: hàm răng cắn chặt, tay nắm chặt, không hoặc ít mồ hôi, chứng này thường dễ điều trị.
Chứng thoát: miệng há hố, tay mở ra mềm rũ, có khi ra môt hôi rất nhiều, có khi đái ra quần không biết. Không bắt được mặt. Chứng này thường nặng hơn.
Cách điều trị:
Cho bệnh nhân nằm ngay ngắn, đầu hơi thấp, nới dây lưng và các vật cản trở sự lưu thông của huyết mạch.
Bấm vào huyệt Nhân trung ở môi trên (tức huyệt Thủy cầu).
Mắm 2 huyệt Hợp cốc, gọi tên bên nhân để theo dõi khi nào bắt đầu tỉnh.
Để bệnh nhân nằm yên tĩnh không để người xung quanh can thiệp vào.
Nếu bệnh nhân hôn mê sâu: Bấm hai bên cạnh móng tay và móng chân cái (phía ngoài). Sau bấm cả 10 đầu ngón tay và 10 đầu ngón chân. Có thể vẩy nước đá, đắp khăn lạnh, giật tóc mai… để kích thích bệnh nhân.
Cử người xoa thực mạnh vào 2 bàn tay và 2 bàn chân bệnh nhân ( xem thêm: Ngạt do vùi lấp).
Làm vận động tay chân bệnh nhân như làm hô hấp nhân tạo.
Lấy sợi tóc dài gập đôi lại rồi vê cho sợi tóc cứng hơn, đưa vào lỗ mũi bệnh nhaanh mà vê cho dễ hắt hơi.
Dùng quả bồ kết đốt ra than, tán mịn thổi một ít (0,5g) vào 2 lỗ mũi.
Xoa dầu nóng, rượu nóng, như Rượu Quế, Rượu Chỉ thống hay dầu cao. (Dầu cao sao vàng, Dầu con hồ đều tốt) hoặc nước amôniắc.
Đối với loại chứng bế có thể làm mạnh những phương pháp trên còn với loại chứng thoát ( miệng há – trễ quai hàm) cần làm nhẹ nhàng và cho uống thêm nước gừng ( giã độ 1 củ lớn vắt lấy nước uống). Nếu chưa tỉnh nên dùng thêm sâm Triều Tiên: 10g hãm như pha chè, uống 3 lần, mỗi lần đội 20 ml, có thể thêm 1 – 2 nhát gừng hãm với sâm cho công hiệu nhanh.
Có thể dùng bài thuốc Lý trung của phụ tử thang:
Dương sâm (hoặc Đẳng sâm hay sâm Triều Tiên) 8 – 12g;
Phụ tử (chế) 4 – 10g (tùy bệnh nặng nhẹ);
Bạch truật (sao) 8 – 12g;
Can khương 8 – 10g (gừng khô);
Cam thảo (nướng) 4 – 8g;
Sắc lấy 100ml cho uống, hoặc tán sẵn cho uống mỗi lần 10g, mỗi ngày uống 2 lần.
Săn sóc sau khi bệnh nhân đã tỉnh:
Nên để nghỉ ngơi nơi mát, thoáng, ít tiếng động
Không được cho bệnh nhân ngồi khi còn mệt, cho ăn cháo nóng và đưa vào viện theo dõi tiếp.
Ghi chú: Ngất có nhiều chứng khác nữa, ở đây chỉ nêu lên về mặt cấp cứu khi ngất, nhắm làm cho bệnh nhân tỉnh lại. Sau đó đưa vào bệnh viện theo dõi, điều trị tiếp theo.
Châm cứu:
Châm cứu các huyệt: Nhân trung, Hợp cốc, Nội quan ( nếu tim đập nhanh chỉ nên cứu không châm). Nếu chậm tỉnh châm thêm huyệt Thập tuyên (10 đầu ngón tay).
Nếu bệnh nhân há miêng, trễ quai hàm, tay không nắm lại thì châm nhẹ, lưu châm lâu. Nếu bệnh nhân tay nắm chặt, hàm răng cắn chặt thì châm tả, ( vê kim mạnh). Vuốt cánh tay cho máu dồn xuống, châm hai huyệt Thiếu thương cho ra máu.
Xoa bóp:
Bấm các huyệt châm cứu trên hoặc bấm trước châm sau. Nếu bệnh nhân há miệng ra, xoa mạnh hoặc chườm nóng huyệt Thần khuyết (lỗ rốn); cứu cách muối ( muối sao khô, giã nhỏ, đắp đầy vào rốn, đặt mồi ngải cứu lên trên muối rồi đốt) từ 10 đến 15 mồi (trang).
Xoa miết thêm hai bên cạnh xương sống lưng (đương kinh Bàng quang).
Với tinh thần kế thừa và phát triển các bài thuốc nam gia truyền, Đông y Thọ Khang Đường đã chữa khỏi thành công cho hàng trăm bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới bệnh về thần kinh, tim mạch. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang mắc phải chứng bệnh trên thì hãy gọi tới số 0915 913 255 để được khám và tư vấn điều trị.