Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Bài thuốc dân gian

Ỉa chảy mất nước - triệu chứng và cách xử trí

16:09 11/09/2017
Ỉa chảy (tiết tả) rất phổ biến ở người có chứng viêm ruột cơ thể suy nhược hoặc do ăn uống trái thường, ngộ độc thức ăn. Ở đây nêu lên ỉa chảy nặng cần cấp cứu là hiện tượng suy sụp nhanh, có hội chứng đau bụng, da khô, khát nước, đái rất ít, chuột rút (chuyển cân), chân tay lạnh toát, da răn reo, có khi gây ảnh hưởng toàn thân nặng và lưỡi cũng co rút lại, có khi kèm theo cả nôn mửa, mạnh nhỏ nhanh (tế sác). Quá lắm sinh lưỡi đen mồ hôi đổ ra như tắm là hiện tượng rất nguy (thoát dương). Trong trường hợp quá nặng thường xảy ra tụt huyết áp, trụy tim mạch rối loạn điện giải.

Ỉa chảy là bệnh gì?

Ỉa chảy (tiết tả) rất phổ biến ở người có chứng viêm ruột cơ thể suy nhược hoặc do ăn uống trái thường, ngộ độc thức ăn. Ở đây nêu lên ỉa chảy nặng cần cấp cứu là hiện tượng suy sụp nhanh, có hội chứng đau bụng, da khô, khát nước, đái rất ít, chuột rút (chuyển cân), chân tay lạnh toát, da răn reo, có khi gây ảnh hưởng toàn thân nặng và lưỡi cũng co rút lại, có khi kèm theo cả nôn mửa, mạnh nhỏ nhanh (tế sác). Quá lắm sinh lưỡi đen mồ hôi đổ ra như tắm là hiện tượng rất nguy (thoát dương).

Trong trường hợp quá nặng thường xảy ra tụt huyết áp, trụy tim mạch rối loạn điện giải.

Cách điều trị

Chú ý bổ sung nước, điện giải kịp thời cho bệnh nhân

Chống trụy tim mạch (biện pháp bù trừ nước cũng là chống trụy tim mạch)

Cẩm ỉa chảy

Chữa nguyên nhân và cách điều trị triệu chứng.

Cụ thể cấp cứu:

Không nên cho bệnh nhân ăn cơm, cháo, chỉ nên cho uống nhiều nước gạo rang vàng hay nước sôi pha ít muối ăn. Không nên hạn chế uống nước.

Ủ ấm cho bệnh nhân thường xuyên

Nên xoa bóp cho bệnh nhân bằng các thứ rượu nóng, nước gừng.

Ỉa chảy mất nước (tiết tả nặng) cần phải cấp cứu điều trị kịp thời ngay. Tốt nhất nơi có điều kiện nên đưa ngay đến cơ sở bệnh viện, bệnh xá gần nhất.

Bài 1: Lý trung phụ tử (chữ hàn tả) (xem: Ngất)

Bài 2: Sâm Triều Tiên (xem: nôn ra máu)

Chú ý:

Nên dùng “lý trung phụ tử”, có triển vọng cầm tướt nhanh, chống mất nước, rối loạn điện giải, lạnh chân tay, co rút. Nhiều người sau khi uống một lần (1/3 thang thuốc) đã ổn định.

Trong trường hợp nặng, chuột rút nhiều, mất nước, rối loạn điện giải nặng, cần dùng sâm tốt để cấp cứu (chống khát và mất nước). Nếu bệnh nhân có nôn, nên cho uống chia làm nhiều lần nhỏ. Đầu tiên uống ít 1 thìa nhỏ, nếu nôn thì nôn xong cho uống 1 lần gấp 3 – 4laanf trước, bệnh có thể ổn định, hết nôn sớm.

Sâm triều tiên điều trị ỉa chảy

Bài 3:

Bồ hóng bếp

30g

Vôi tôi (vôi ăn trầu)

25g

Cách làm:

Lấy bồ hóng bếp trộn lẫn với vôi tôi, hai thứ nghiền đều thật mịn, dẻo, rồi đem viên lại mỗi viên nhỏ bằng quả táo thường. Đem các viên đó nung đỏ, gắp ra thả vào bát nước sôi để nguội rồi đem lọc lấy nước cho bệnh nhân uống 2 lần trong 1 ngày. Thuốc này dùng cho các loại đi tướt cấp tính, dịch tả có hiệu quả tốt.

Bài 4: Chữa nhiệt tả và dịch tả:

Thông thảo

10g

Hạt đâu ván (sao)

10g

Xuyên tiêu (Thục tiêu)

8g

Hạt ý dĩ (bo bo) sao

16g

Mộc qua

10g

Phân tằm (Tằm ăn lá dâu) sao vàng kỹ

15g

Hạt dành dành (sao đen)

10g

Nam hoàng cầm (sao với rượu)

15g

Ngô thù du (hoặc than gừng)

4g

Củ chóc (chế)

10g

Cách dùng:

Sắc thuốc bằng nửa nước lạnh và nửa nước nóng (âm dương thủy), 2 lần mỗi lần lấy 100ml, uống chia làm nhiều lần (nến có nôn, thổ).

Châm cứu (cứu có tác dụng nhanh hơn châm)

Lấy huyết: Trung quản, Túc tam lý, Nội dình, Thần khuyết (cấm châm) cứu cách muối 20 – 100 trang (mồi).

Ghi chú: nếu không biết lấy các huyệt trên thì chỉ dùng ngải khô cứu cách muối (xem ở: Ngất)

Huyệt thần khuyết: Đốt liên tục đến 100 trang (mồi) càng tốt. Khi bệnh nhân thấy nóng ở rốn, càn thay muối mới sẽ đốt tiế, tránh đừng để quá nóng sẽ gây bỏng cho bệnh nhân (tránh bỏng rốn)

Cách cứu: Muối ran cho nổ, tán mịn rồi đem đắp vào rốn cho độ 2 – 3 mm, sau đó lấy ngải nhung vê bằng hạt đâu xanh đặt lên muối đốt liên tiếp.

Cách dùng: Trong trường hợp uống bài 1 không cầm đi ỉa, sau 3 giờ nên dùng bài 4 và dùng cho loại đi tướt mất nước có tính chất truyền nhiễm càng tốt.

Bài 1: Dùng cho loại tướt nhẹ nên chỉ uống 1/3 đến nửa liều lượng trung bình trên (không dùng cả liều).

Nếu dùng nhầm vào loại nhiệt tả, bệnh nhân sẽ phát nóng, người bứt dứt khó chịu, kêu la, nói nhảm, khát nước nhiều gấp bội trước nên dùng bài 4 hoặc bài Bạch hổ thang gồm có:

Thạch cao

25g

Sinh cam thảo

8g

Tri mẫu

15g

Gạo cũ (gạo để lâu)

10g

Sắc  uống

Phân biệt nhiệt tả dùng  “Bạch hổ thang” và bài 4. Còn ngược lại hàn tả dùng bài “Lý trung phụ tử thang”.

Nhiều khi phân biệt trên lâm sàng cũng dễ lẫn lộn giữa hai chứng bệnh nhiệt tả và hàn tả cũng khát nước nhiều, sút cân nhanh, hốc hác, đau bụng, chân tay bứt rứt. Ta nên lấy hai hội chứng cơ bản mà trên lâm sàng hay gặp để phân biệt:

Hàn tả: Người bệnh nhan tay thường lạnh buốt, phân ỉa vàng nhạt hoặc trắng, mạch trầm vi, phục, trầm hoạt.

Nhiệt tả: chân tay không lạnh buốt, phân ỉa vàng đỏ, vàng đậm, mạch nổi to hơn (phù sắc) có khi kèm theo cả sốt.

Với tinh thần kế thừa và phát triển các bài thuốc nam gia truyền, Đông y Thọ Khang Đường đã chữa khỏi thành công cho hàng trăm bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới bệnh đường ruột. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang mắc phải chứng bệnh trên thì hãy gọi tới số 0915 913 255 để được khám và tư vấn điều trị.

Quý khách để lại thông tin