Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Bài thuốc dân gian

Lỵ cấp tính - nhiễm khuẩn đường ruột cách điều trị và phòng tránh

16:09 11/09/2017
Lỵ là bệnh hay gặp nhất về mùa hè, là bệnh cấp tính đường ruột nhiễm khuẩn. Thường do ăn uống và thấp nhiệt gây ra, phân hay có nhầy mũi hoặc lẫn mãu, đi ỉa phải mót rặn khi đi, đau quặn bụng dưới, nếu phân chỉ có máu cục hoặc như bã cà phê là rất nặng. Loại có sốt cao khó điều trị hơn. Theo y học hiện đại, loại này chiếm tỉ lệ nhiều hơn đến 60 – 70% và thường gọi la “lỵ trực trùng” (do trực trùng shigella gây nên) lần đi đại tiện cùng nhiều hơn (20 – 70 lần trong ngày). Loại không có sốt hoặc sốt nhẹ, đi ỉa ít lần hơn (5 – 15 lần trong ngày), hay dai dẳng và dễ thành mạn tính hoặc chuyển sang viêm ruột già gọi là “lỵ amip”.

Sơ lược về bệnh lỵ cấp tính

Lỵ là bệnh hay gặp nhất về mùa hè, là bệnh cấp tính đường ruột nhiễm khuẩn.

Thường do ăn uống và thấp nhiệt gây ra, phân hay có nhầy mũi hoặc lẫn mãu, đi ỉa phải mót rặn khi đi, đau quặn bụng dưới, nếu phân chỉ có máu cục hoặc như bã cà phê là rất nặng.

Loại có sốt cao khó điều trị hơn. Theo y học hiện đại, loại này chiếm tỉ lệ nhiều hơn đến 60 – 70% và thường gọi la “lỵ trực trùng” (do trực trùng shigella gây nên) lần đi đại tiện cùng nhiều hơn (20 – 70 lần trong ngày).

Loại không có sốt hoặc sốt nhẹ, đi ỉa ít lần hơn (5 – 15 lần trong ngày), hay dai dẳng và dễ thành mạn tính hoặc chuyển sang viêm ruột già gọi là “lỵ amip”.

Cách điều trị: lỵ cấp tính đều nên dùng thuốc mát có tính chất chống đau, tiêu trệ, giải nhiệt độc, không nên dùng thuốc lợi tiểu tiện như chứng tướt, đi ỉa.

Dùng một trong các bài thuốc dưới đây:

Bài 1. (Cục quân y)

Rau sam tươi 100g

Cỏ sữa tươi 60g loại nhỏ lá tốt hơn loại lá to)

Nếu thiếu Cỏ sữa dùng Cỏ nhọ nồi hay Rau má hoặc Sắn dây thay thế.

Hai thứ rửa sạch cho chung vào một ấm, dùng 3 bát nước sắc còn 1 bát, bệnh nặng uống 2 lần trong ngày. Mỗi đợt từ 4 – 8 ngày.

Rau sam điều trị bệnh lỵ cấp tính

Bài 2.

Lá mơ tam thể hoặc mơ hôi:

30g (40 lá)

Trứng gà:

2 quả

Muối ăn:

1 ít (nhạt)

Rửa sạch, thái nhỏ Lá mơ, đem trộng đều với trứng gà, muối, sào chín hoặc hấp cơm chín, ăn.

Mỗi đợt từ 3 -7 ngày, bệnh nặng ăn ngày 2 lần.

Bài 3. Hoa kim ngân (sao qua): 40g

Đường trắng: 20g

Sắc đặc Hoa kim ngân 2 lần, lấy độ 200ml xong lọc bỏ bã, cho đường vào canh lấy 150ml, uống trong 2 ngày. Nếu bệnh nặng uống trong 1 ngày. Mỗi đợt từ 3 đến 8 ngày.

Bài 4. (tài liệu nước ngoài)

Hoa kim ngân:40 g (đốt ra than)

Đường vừa đủ dùng.

Dùng 2 viên ngói cũ, để Hoa kim ngân vào giữa, dùng dây thép buộc lại, chung quan Hoa kim ngân quấn  1 lượt giấy ướt, ngoài khe hở trát kín bằng đất sét, cho vào bếp nung đỏ ngói cho Hoa kim ngân thành than nhưng chưa ra tro trắng, đem ra nghiền thành bột.

Mỗi lần uống 1 thìa bột thuốc với nước đường, ngày 2, 3 lần trong 5, 7 ngày.

Ghi chú: bài này dùng rất tốt cho loại lỵ đi nhiều máu, đau quặn nhiều.

Bài 5. Cây bầu giác (toàn thân) 15g

Sắc uống hoặc tán ra bột, rập thành viên uống mỗi viên ngà từ 8 đến 10 viên. Mỗi đợt dùng từ 5 – 7 ngày.

Bài 6. Lá cây xuyên tâm liên sấy khô

Tán ra bột, làm thành viên 0,25g, uống mỗi ngày từ 6 – 8 viên, mỗi đợt từ 5 – 7 ngày.

Ghi chú: nhiều đơn vị Quân y đã sử dụng có công hiệu tốt.

Bài 7. Dây hoàng đẳng

Tán thành bột, rập thành viên 0,25g, ngày dùng từ 8 – 10 viên. Nếu chết thành tinh chất palmatin sẽ dùng thèo tỷ lệ của palmatin Viện quân y 103 và trường Đại học Quân y đã thành công trong điều trị lỵ, cấp và dịch tả.

Bài 8.  Quả sen khô (liên phòng) 15g

Búp ổi 15g

Sắc 2 lần, uống trong ngày.

Cách gia giảm: nếu rặn nhiều, tức tối khó đi, thêm:

 

Hạt cau:

8g

 

Mộc hương:

8g (di thực)

Nếu ra máu tươi nhiều, thêm:

 

 

Hoa kinh giới (đốt thành than):

10g

 

Rễ cây phèn đen (sao vàng):

12g

Đều sắc chung uống như trên.

 

     

Bài 9. (Viện quân y 109)

Cỏ theo gà (seo gà, phượng vĩ thảo) 60g

Rửa sạch, để sống vắt lấy nước uống trong ngày, có khi nấu lá theo gà với đường trắng uống.

Bài 10. Dây đũm tía hoặc cây tía đỏ (cuộng cuống tía, ngầy hương, trúc sôi) 60g (cả dây, lá), Vỏ rụt (Nam mộc hương vỏ chín dạn) 20g.

Dây đũm tía còn tươi nên sao vàng, khô thì không sao, Vỏ rụt bỏ vỏ đất ngoài chỉ lẫy chỗ tím đỏ, tẩm nước gạo đặc hoặc nước gừng sao khô.

Hai thứ chế xong, trộn đều, sắc dùng 3 bát nước còn 1 bát. Mỗi đợt dùng từ 3 – 7 ngày.

Ghi chú: Nếu không có Vỏ rụt thay bằng tổ tò vò nung đỏ, hoặc vỏ quả lựu 10g cũng cho vào sắc với Dây đũm tía, có thể thêm đường uống.

Thuốc này dùng rất tốt cho loại lyj đi ra máu lẫn nhầy hoặc rặn lòi dom (thoát giang)

Kiêng: mỡ, trứng, thức ăn sống, ôi, tanh lạnh (ốc, cá mè…) các thứ khó tiêu (cay, nóng…)

Với tinh thần kế thừa và phát triển các bài thuốc nam gia truyền, Đông y Thọ Khang Đường đã chữa khỏi thành công cho hàng trăm bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới lỵ, bệnh về đường ruột. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang mắc phải chứng bệnh trên thì hãy gọi tới số 0915 913 255 để được khám và tư vấn điều trị.

Quý khách để lại thông tin