Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Bài thuốc dân gian

Quai bị có thật sự nguy hiểm?

16:09 11/09/2017
Quai bị là bệnh truyền nhiễm phát triển rất nhanh do sự tiếp xúc chuyện trò, lây bệnh bằng đường nước bọt hoặc ăn chung bát đũa. Nếu kém đề phòng sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức chiến đấu và công tác. Thông thường đầu tiên thấy mệt mỏi, khô miệng, váng đầu, kém ăn, đau tai, đau cổ phát sốt, hạch mang tai sưng một hoặc cả hai bên đau đớn 4, 5 ngày. Bệnh này có thê gây biến chứng đối vỡi phụ nữ sưng teo buồng trứng, đối với nam giới teo hòn dái, đều dẫn đến không có con cái.

Quai bị là bệnh truyền nhiễm phát triển rất nhanh do sự tiếp xúc chuyện trò, lây bệnh bằng đường nước bọt hoặc ăn chung bát đũa. Nếu kém đề phòng sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức chiến đấu và công tác.

Thông thường đầu tiên thấy mệt mỏi, khô miệng, váng đầu, kém ăn, đau tai, đau cổ phát sốt, hạch mang tai sưng một hoặc cả hai bên đau đớn 4, 5 ngày.

Bệnh này có thê gây biến chứng đối vỡi phụ nữ sưng teo buồng trứng, đối với nam giới teo hòn dái, đều dẫn đến không có con cái.

Trẻ nhỏ bị bệnh quai bị

Cách điều trị: cách ly bệnh nhân ngay khi bắt đầu phát bệnh đến 9 ngày. Ăn cháo, súc miệng nước muối hoặc pha ít hàn the (3%o). Nhỏ mũi bằng các thuốc thông thường như ác-gy-rôn 1% hoặc nước tỏi 1%.

Những người tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân phải đeo khẩu trang và nhỏ thuốc vào mũi. Dùng thuốc và xoa bóp châm cứu có thể dập tắt sớm.

Bài 1. Thuốc bôi ngoài:

Hạt gấc (đốt ra than):

3 – 4 hạt

Cói quai bị hoăc chiếu rách:

1 nhúm (5g)

Dầu vừng vừa đủ hòa thành cao loãng. Bôi vào chỗ sưng viêm.

Bài 2. Thuốc bôi ngoài:

Nhân hạt gấc hoặc hạt gấc:

4 – 5 hạt

Dấm thanh:

5ml

Tinh cối đá (đã vô trùng):

6 -10g

Nhân hạt gấc thì dùng sống, cả hạt gấc dùng đốt ra than đều được cả. Cạo cối đá bằng nước dấm thanh, bôi vào chỗ hàm sưng tấy ngày 4 , 5 lần.

Bài 3. Thuốc bôi ngoài:

Nhân hạt gấc:

2 -3 hạt

Dấm thanh hay rượu trắng:

Khoảng 10ml

Đem hạt gấc mài vào dấm hay rượu rôi bôi vào chỗ sưng.

Bài 4. Thuốc uống:

Củ sắn dây:

16g

Củ nhài quạt hoặc bạc hà:

6g

Cúc tần (sao):

10g

Thăng ma (nam):

10g

Thạch cao (sống):

10g

Cam thảo:

6g

Hoa cúc:

15g

Hoàng cầm (nam):

15g

Các vị thuốc trên chế xong cho vào sắc, mỗi gói sắc 3 lần. Mỗi ngày uống 2/3 số thuốc 1 thang (2 nước), uống liền trong 3 -4 ngày.

Bài 5. Thuốc uống:

Rễ chàm mèo (sao vàng):10g

Sắc 2 lần mỗi lần lất 50ml, uống trong 1 ngày. Mỗi đợt từ 4 đến 6 ngày.

Chú ý: cây làm thuốc nhuộm và làm thanh đại gần giống nghể răm, là chàm mèo còn dùng điều trị viêm gan siêu vi khuẩn tốt.

Bài 6. Thuốc uống:

Vỏ cây gạo 40g hoặc củ ráng (quán chúng).

Lấy vỏ gạo nên bỏ vỏ giấy (vỏ đất) ở ngoài đem về sao vàng, sắc uống trong 1 ngày. Mỗi đợt dùng 3, 4 ngày.

Bài 7. Thuốc chườm:

Khi biến chứng đau tức bụng dưới và đu bìu dái dùng chườm:

Hạt thì là:

40g

Muối ăn:

10g

Hạt quýt:

10g

Cả ba vị sao nóng, bọc vào mảnh vải chườm, khi nguội lại sao lại cho nóng, làm đi làm lại độ 5, 6 lần mới bỏ và thay thứ khác. Chườm vào chỗ đau bụng, bìu dái…

Bài 8. Con giun (khoang cổ): 5 – 6 con (bỏ tất cả đất trong bụng);

Đường trắng 2 thìa.

Hai thứ trọng vào nhau để 30 phút thành hồ loãng, phết lên giấy bản, dán vào chỗ đau (tối không dán). Chỉ cần dán 1 – 3 ngày tan hết. Trước khi dán nên rửa bằng nước muối rang vào chỗ đau.

Với tinh thần kế thừa và phát triển các bài thuốc nam gia truyền, Đông y Thọ Khang Đường đã chữa khỏi thành công cho hàng trăm bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới quai bị, bệnh truyền nhiễm. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang mắc phải chứng bệnh trên thì hãy gọi tới số 0915 913 255 để được khám và tư vấn điều trị.

Quý khách để lại thông tin