Bài thuốc dân gian
Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh của tỏi
Tỏi là gia vị truyền thống được sử dụng trong rất nhiều món ăn và còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
Vậy tỏi có tác dụng gì?
Theo các bác sĩ, tỏi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại những cơn cảm lạnh thông thường, ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Loại gia vị này cũng có tác dụng làm loãng máu giúp giả sự tích tụ các mảng bám trong động mạch, giảm lượng cholesterol trong máu. Những tác dụng này có thể ngăn ngừa cao huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị huyết áp cao do nhu cầu về lượng máu cơ thể cần cao hơn người bình thường.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phụ sản châu Âu cho hay, phụ nữ mang thai bổ sung tỏi trong chế độ ăn hằng ngày giảm nguy cơ lớn bị huyết áp cao. Vậy bà bầu cần bổ sung lượng tỏi bao nhiêu là đủ?
- Tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa hoặc bac sĩ tim mạch trong thời gian mang thai để có được lời khuyên đúng đắn về lượng tỏi bổ sung vào cơ thể hàng ngày hoặc uống bổ sung tỏi như một loại thảo dược.
- Theo các bác sĩ, bà bầu nên bổ sung khoảng 2-4 gram tỏi tươi mỗi ngày như một loại thực phẩm bổ sung. Bạn nên cho thêm tỏi vào chế biến cùng các món ăn hàng ngày như món xào, nước xốt…
- Tác dụng điều trị bệnh của tỏi rất lớn nên bạn cũng có thể bổ sung tỏi vào chế độ ăn hàng ngày bằng cách xay nhỏ tỏi, cho vào chai dầu ăn (tốt nhất là dầu o lưu) để nấu ăn hàng ngày. Cứ 1-2 tuần lại thay tép tỏi trong chai dầu một lần.
- Bổ sung thêm những loại trà thảo dược, thực phẩm, đồ uống có chứa thành phần tỏi. Lời khuyên và cảnh báo
- Theo các bác sĩ, bà bầu nên bổ sung 4 tép tỏi như một loại thực phẩm ăn mỗi ngày. Nếu bạn không thích mùi vị của nó trong thức ăn có thể bổ sung bằng cách sử dụng các loại nước uống có chứa thành phần tỏi.
- Một mẹo nhỏ cho những người sợ mùi tỏi ở tay là bạn có thể chà qua với một chút nước chanh tươi.
- Tỏi có tính chất làm loãng máu vì vậy bạn không nên ăn quá nhiều. Thai phụ mang thai 2 tháng cuối không nên ăn quá nhiều tỏi và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sugn tỏi vào chế độ ăn hàng ngày. Loại thực phẩm này cũng tương tác với một số loại thuốc vì vậy bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
- Tỏi và mật ong hoàn toàn không làm tổn hại cho dạ dày, mà ở Trung Quốc đây còn là một phương thuốc được dùng để trị bệnh dạ dày. Trong tỏi cũng như mật ong đều có chứa một chất kháng sinh có khả năng diệt khuẩn cũng như kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn có mặt tại họng khi tiếp xúc với tỏi và mật ong. Đó là chưa nói đến nhiều thành phần chứa trong từng loại đều có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn ở tỏi có chất alliin làm tăng cường khả năng kháng khuẩn của hệ miễn dịch trong cơ thể (gần đây còn có thông tin dùng tỏi ăn sống hàng ngày còn diệt được cả vi khuẩn H.Pylori gây viêm loét dạ dày). Tỏi có khả năng làm giảm cholesterol, chống tắc nghẽn mạch máu giống như thuốc Aspirine, còn có hoạt tính làm giảm khả năng sinh ra các phần tử tự do, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, bảo vệ hồng cầu không bị oxy hóa. Nên có tác dụng làm giảm mỡ máu, hạ huyết áp, tiêu viêm, phòng chống ung thư, ích thọ dưỡng nhan… Mật ong có tác dụng ích khí nhuận táo, được sử dụng trị liệu nhiều chứng bệnh nhờ có chất kháng khuẩn, trị bệnh tim, bỏng…Tỏi được phối hợp với mật ong sẽ có tác dụng tăng cường khả năng kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn gây viêm họng sinh ho kéo dài. Tỏi và mật ong hoàn toàn không làm tổn hại cho dạ dày, mà ở Trung Quốc đây còn là một phương thuốc được dùng để trị bệnh dạ dày. Tỏi mật ong điều trị ho: Lấy tỏi bóc vỏ giã nát, ngâm trong nước sôi, đợi nguội đem ninh 1 tiếng, sau đó uống cùng với mật ong để trị chứng ho lâu ngày ở trẻ em. Trị bệnh đau dạ dày: Tỏi khô già bóc bỏ vỏ lụa, sau đó đập dập rồi ngâm với mật ong với tỷ lệ cứ 15g tỏi ngâm trong 100ml mật ong nguyên chất. Sau 3 tuần là dùng. Mỗi ngày ăn vài ba tép tỏi trong một bữa, một liệu trình là 2 tháng. Nên giảm ăn nhiều các thức ăn giàu đạm như thịt, cá… cần ăn những thức ăn dễ tiêu mà lại mát. Tránh ăn uống các thứ kích thích như rượu, các loại nước có ga, cà phê, trà đặc… Trị chứng nôn mửa: Lấy tỏi 2 củ, nướng chín, rồi hòa vào nước nóng cùng mật ong mà uống. Phòng chống dịch cúm: Tỏi nghiền nhỏ trộn với mật o¬ng mỗi vị đều có lượng như nhau, sau đó cho uống phòng dịch cúm. Nếu có cơ địa dị ứng với tỏi hay mật ong thì không nên dùng bởi o¬ng lấy mật từ nhiều loại hoa khác nhau trong thiên nhiên nên rất có thể có loại không hợp với cơ địa của từng người, có thể gây ra dị ứng. Do đó, khi mới dùng cần chú ý thử trước ít một, nếu thấy phù hợp mới nên dùng tiếp.
Với tinh thần kế thừa và phát triển các bài thuốc nam gia truyền, Đông y Thọ Khang Đường đã chữa khỏi thành công cho hàng trăm bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới bệnh hô hấp, bệnh dạ dày. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang mắc phải chứng bệnh trên thì hãy gọi tới số 0915 913 255 để được khám và tư vấn điều trị.