Viêm tắc tĩnh mạch
Thoát khỏi viêm tắc tĩnh mạch một lần và mãi mãi với bài thuốc đông y gia truyền
Bệnh viêm tắc tĩnh mạch theo y học cổ truyền
Cơ chế bệnh sinh chủ yếu của viêm tắc tĩnh mạch là khí - huyết ngưng trệ, mạch lạc trở tắc làm cho tĩnh mạch lớp nông và lớp sâu đều bị tắc; có thể cấp tính hoặc mãn tính. Tuy nhiên, dù tắc tĩnh mạch nông hay tĩnh mạch sâu, về nguyên tắc đều phải chọn dùng thuốc hoạt huyết, hóa ứ thông lạc. Khi vận dụng cụ thể trên lâm sàng còn phải căn cứ vào thể chất mạnh hay yếu của bệnh nhân, căn cứ vào vị trí sâu hay nông, bệnh hoãn hay cấp, trên cơ sở phân biệt chi tiết chọn dùng các phương thuốc cho phù hợp. Các loại thuốc thường dùng: thanh nhiệt - giải độc, lợi thấp tiêu thũng, ích khí tán hàn.
Viêm tĩnh mạch lớp sâu tương đối nặng trong thời kỳ cấp tính: nhấn mạnh dùng các thuốc thanh nhiệt - giải độc, lương huyết - hoạt huyết.
Bệnh viêm tắc tĩnh mạch nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới hoại tử các chi
Nếu như khi hình nhiệt đã giảm, huyết ứ trở lạc đã giải, mà thủy thấp lưu trệ, chi thể vẫn còn sưng to (thũng chướng) thì phải căn cứ vào bệnh tình cụ thể mà thay đổi hoặc là dưỡng huyết để thông lạc (hư sinh ứ) hoặc là hoạt lạc để trừ thấp, dùng ít hay nhiều tuỳ theo dùng thuốc khổ hàn thanh nhiệt dài hay ngắn.
Thời kỳ mãn tính, đa phần có hàn thấp trở lạc, khi trị liệu cần ích khí hoạt huyết và phải chú ý ôn kinh tán hàn.
Bài thuốc đông y gia truyền điều trị viêm tắc tĩnh mạch
Quá trình điều trị viêm tắc tĩnh mạch phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh.
Với bệnh ở giai đoạn đầu, tức giai đoạn dương hư hoàn đọng gây huyết ứ khí trệ, bài thuốc gồm các vị sau: Phụ tử chế (10gr), quế chi (8gr), sinh địa (12gr), xuyên khung (12gr), đường quy (12gr), xích thược (12gr), đào nhân (12gr), hồng hoa (12gr), thương nhĩ tử (12gr), tang kí sinh (12gr)…
Bài thuốc đông y gia truyền điều trị dứt điểm viêm tắc tĩnh mạch
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, mỗi thang sắc 3 nước uống ngày 3 lần, uống khi thuốc còn ấm. Các trường hợp dương hư nhiều, hoặc tắc động mạch chi dưới, chi trên… cần gia thêm các vị khác để điều trị cho phù hợp.
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn nhiệt độc tức là ở giai đoạn bệnh viêm tắc động mạch bắt đầu gây hoại tử, đầu chi ướt, có dấu hiệu nhiễm trùng thì điều trị theo phương thuốc gồm các vị sau: Kim ngân hoa (30gr), liên kiều (15gr), bồ công anh (20gr), thương nhĩ tử (15gr), mộc miên bì (15gr), đường quy (12gr), tô mộc (10gr), thủy đệt (10gr), đào nhân (10gr), hồng hoa (10gr), tam lăng (12gr), đan sâm (12gr), ngư tất (15gr), xuyên khung (12gr), xích thược (12gr), sinh địa (12gr), tang chi (12gr), cốt khí (12gr), hương phụ (12gr), chần bì (10gr), bạch linh (15gr)…
Đây là bài thuốc được bài chế theo phương thức bí truyền của lương y Nguyễn Thị Khang. Bệnh nhân sắc uống mỗi ngày một thang, mỗi thang sắc 3 nước uống ngày 3 lần, khi thuốc còn ấm. Trong thời gian điều trị cần kiêng các chất kích thích, đồ ăn sống, lạnh, tanh, mỡ và nội tạng động vật.
Trong trường hợp nếu đầu chi sưng và ướt nhiều thì gia thêm trạch tả (12gr), tì giải (12gr), bạch truật (12gr). Nếu huyết hư nhiều thì gia thêm hà thủ ô chế (12gr), bạch truật (12gr), kỳ tử (12gr)… Ngoài ra, trong quá trình điều trị hàng ngày, bệnh nhân còn cần dùng thêm bài thuốc ngâm chi để hoạt huyết và tiêu viêm tại chỗ.