Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần B

Ba Đậu

09:05 15/05/2017

Ba Đậu có Tên khác là: Ba đậu tàu, mần để, mác vát (Tày).

Tên nước ngoài: Purging croton, croton - oil plant, purgative croton, true croton (Anh); croton révulsif, bois purgatif, bois des Molusques (Pháp).

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Mô tả

Cây nhỡ, cao 3 - 6m. vỏ thân nhẵn. Cành non hình trụ, màu nâu nhạt, có nhiều lỗ bì. Lá mọc so le, hình bầu dục, gốc tròn có hai tuyến nhỏ, đầu nhọn, dài 6 - 8 cm, rộng 4-5 cm, khi khô có màu vàng, mép khía răng; lá non màu hồng đỏ; 3 gân chính toả từ gốc lá.

Cụm hoa mọc thành chùm ở ngọn, dài 10 - 20 cm, gồm hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới; hoa đực có cuống mảnh và nhẵn, lá đài 5, hình bầu dục có lông ỏ đầu, cánh hoa 5, thuôn, có lông mịn ở mép và mặt trong, nhị 17, bao phấn thuôn; hoa cái có cuống phủ lông tơ hình sao, lá đài 5 thuôn nhọn, cánh hoa 1-2 hoặc không có, có lông mịn ở mép, bầu hình cầu, có nhiều lông, vòi nhuỵ 3 xẻ đôi.

Quả nang hình trứng hoặc hình cầu, nhẵn, màu vàng nhạt; hạt có vỏ cứng, màu nâu xám.

Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả: tháng 8-10. Ba đậu - Croton tiglium L

Ba đậu và tác dụng chữa bệnh của nó

.Phân bố, sinh thái

Croton L. là một chi lớn của họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Tổng số loài trên thế giới vào khoảng 800, bao gồm các đại diện là cây gỗ, cây bụi hoặc thảo, phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và cả ở vùng ôn đới ấm. Chi Croton L. ở Việt Nam có đến 43 loài và thứ (var.), trong đó có cây ba đậu là loài phân bố tương đối rộng rãi ở hầu hết các tỉnh vùng núi thấp (dưối 1000m) và trung du. Đôi khi cũng gặp cả ở đồng bằng. Ở miền Bắc các tỉnh có nhiều ba đậu là Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thanh Hóa...Ba đậu cũng phân bố phổ biến ở một số nước khác, như Lào, Campuchia, Thái Lan, Ân Độ, Srilanka, Myanmar..., một số nơi ở Ấn Độ còn trồng cây này để lấy hạt ép dầu. Ba đậu thuộc loại cây gỗ nhỡ, lúc còn nhỏ hơi chịu bóng, sau trở nên ưa sáng. Cây mọc lẫn với các loại cây bụi, dây leo khác ở các loại hình rừng thứ sinh, đồi cây bụi và quanh nương rẫy. Cây mọc từ hạt sau 2 - 3 năm bắt đầu có hoa quả, các năm sau thường xuyên hơn. Tuy nhiên, chỉ những cây dược chiếu sáng đầy đủ mới có hoa quả nhiều. Lượng tái sinh cây con từ hạt khá. Cây cho gỗ cứng, thưòng được sử dụng làm củi đun hoặc đồ nông cụ (cán cuốc, xẻng...)-

Cách trồng

Ba đậu không kén đất, có thể hơi chịu hạn, sinh trưởng phát triển mạnh vào mùa hè, tàn lụi và rụng lá vào mùa đông. Cây được trồng ở các vưòn cây thuốc, vườn thực vật và rải rác ở các gia đình. Ba đậu có thể nhân giống được bằng hạt và bằng cành, nhưng chủ yếu là dùng hạt. Hạt ba đậu nhiều, dễ nảy mầm, được gieo vào tháng 2-3. Cây con được đánh đi trồng vào tháng 8-9 hoặc mùa xuân năm sau. Đất nào cũng trồng được ba đậu, miễn là cao ráo, thoát nước, không bị úng ngập.

Khi trồng, ngưòi ta đào hố sâu 60cm, rộng 50 - 70 cm, cách nhau 4 - 6 m, bón lót cho mỗi hố 8 - 10kg phân chuồng hay phân xanh, trộn đều phân với đất. Sau đó đặt cây, lấp đất và tưới ẩm. Hàng năm, cần xáo xới, bón thúc bằng phân chuồng hoặc phân vi sinh tạo điều kiện cho cây ra hoa kết quả. Hạt ba đậu vừa dùng làm thuốc, vừa có thể dùng để chế biến thành thuốc trừ sâu mọt rất tốt. Vào tháng 8-9, khi quả chín, người ta thu về phơi khô đập lấy hạt.

Bộ phận dùng

Hạt thu hái ở quả vào tháng 8-9 khi chưa nứt vỏ, phơi khô để nguyên cả quả cho dễ bảo quản. Ngoài ra, lá và rễ đôi khi cũng được dùng. Do hạt ba đậu có chứa loại dầu rất độc nên khi dùng phải khử bớt độc

. Có hai cách làm giảm độc như sau:

1. Bỏ vỏ, giã nhỏ nhân hạt, quấn giấy bản rồi ép, giấy sẽ thấm dầu. Thay giấy mới nhiều lần, ép cho đến khi hết kiệt dầu rồi đem sao qua cho vàng. Sản phẩm chế theo kiểu này được gọi là "ba đậu sương".

2. Làm khô như trên rồi sao già cho đến khi có màu đen, loại này được gọi là "Hắc ba đậu" có độ độc thấp hơn.

Thành phần hóa học

Hạt ba đậu chứa 30 - 40% dầu (so với toàn bộ hạt) hoặc 43 - 63% (so với nhân hạt). Dầu này được lấy ra bằng phương pháp ép hoặc chiết xuất bằng dung môi. Tùy theo phương pháp chiết mà đầu có màu vàng sáng đến màu nâu thẫm. Ngoài dầu ra, trong ba đậu còn chứa 18% protein, một albumin rất độc là crotiii, một glucosid là crotonosid và một alcaloid.

Ngoài ra còn có đường sucrose, các acid amin như arginin, lysin... Dầu ba đậu là một chất lỏng sền sệt, hơi có phát quang, vị cay nóng. Tỷ trọng ở 25°c là 0,935 - 0,950, chỉ số xà phòng là 102 - 108 tan trong cùng thể tích cồn cao độ nếu cho thêm nhiều cồn sẽ phân thành hai lóp. Thành phần gây đi lỏng sẽ tan trong lớp cồn. Dầu ba đậu cũng tan trong ether, sulfua cacbon và acid acetic.

Thành phần dầu gồm các acid béo thông thường như acid oleic 37,0, linolic 19,0, arachidic 1,5, stearic 0,3, palmitic 0,9, myristic 7,5%. Ngoài ra còn có các acid đặc biệt trong hạt ba đậu là acid crotonic, tiglic, valerianic, isovalerianic, capronic, laurostearinic... Thành phần có tác dụng tẩy trong dầu ba đậu là chất nhựa croton. Chất này có thể chiết được bằng methanol với hiệu suất là 1 - 3%, nhựa croton là ester của một alcol là phorbol với acid tiglic và một số acid khác.

Chất crotin là một albumin gồm hai protein độc là croton globulin và croton albumin. Các chất này gây độc với nguyên sinh chất (protoplasma) và có tác dụng làm vón máu. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm bớt độ độc của chúng, glucosid crotonosid có trong hạt với hàm lượng từ 1 đến 4% được xác định là d.ribosid của 2 hydroxy 6 - amino purin.  Crotonosid

Tác dụng dược lý

Dầu ba đậu là một thuốc tẩy mạnh nhất trong các loại thuốc tẩy. Ngay cả với liểu nhỏ, nó gây tẩy mạnh và nôn. Dầu ba đậu còn là một thuốc gây sung huyết da rất mạnh, khi bôi vào thì thấy da nóng bỏng và phồng lên, mọng nước, sau đó thành mụn và tróc da.

Tính vị, công năng

Vị cay, tính nóng, rất độc. Vào hai kinh: vị và dại tràng. Phá tích, trục đàm, hành thuỷ.

Công dụng

Hạt ba đậu chứa dầu rất độc (Bâng A). Thường dùng hạt dưới dạng ba đậu sương hoặc hắc ba đậu. Chữa hàn tích đình trệ, bụng đầy trướng, đại tiện bí kết, ho nhiều đờm loãng, thủy thũng. Ngày dùng 0,01 - 0,05g ba đậu sương, có thể làm viên hoặc chế cao.

Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Trong y học Ấn Độ, dầu ba đậu có trong thành phần của một số thuốc xoa gây sung huyết da, được áp dụng trong những trường hợp viêm phổi, đau dây thần kinh hông và một số bệnh khác.

Nhưng biện pháp này không được coi là an toàn vì có thể gây tróc da. Đôi khi dùng ba đậu là một thành phần trong những thuốc bôi‘dẻo làm rộp da ở thú y, nhưng ít khi dùng làm thuốc tẩy. Gỗ cây ba đậu được coi là có tác dụng làm chảy mồ hôi với liều nhỏ, có tác dụng tẩy và gây nôn với liều lớn. Ở một địa phương vùng Đông Bắc Ân Độ, người ta đã dùng một bài thuốc trong có ba đậu để chữa vàng da. Kiêng kỵ:

Ba đậu có độc tính mạnh nên không dùng cho người thể trạng hư yếu, phụ nữ có thai và người đang sốt nóng. Khi bào chế ba đậu cần bảo vệ mắt và tay vì dầu ba đậu gây rộp da. Không được dùng chung với hạt bìm bìm biếc (khiên ngưu tử).

Chú ý: Ba đậu rất độc, không được dùng quá liều. Nếu dùng ba đậu, mà không đi tiểu được thì cho uống thêm nước cháo nóng. Ngược lại, uống ba đậu mà đi tả không dứt, uống nước cháo nguội sẽ ngừng ngay. Khi bị ngộ độc ba đậu, cho uống hoàng liên hoặc dùng đậu đen hoặc đậu xanh nấu nước uống để giải độc.

Bài thuốc có ba đậu

1. Tam vật bạch thang, chữa viêm niêm mạc dạ dày cấp tính, đau bụng (Trương Trọng Cánh): Ba đậu sương lg, cát cánh 3g, bối mẫu 3g. Tất cả đều tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 0,20g chiêu thuốc với nước ấm.

2. Chữa đau bụng, viêm dạ dày (Diệp Quyết Tuyền): Ba đậu sương 0,50g, nhục quế 3g, trầm hương 2g, đinh hương 3g. Tất cả đều tán bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 0,50g đến lg, chiêu thuốc với nước.

3. Chữa thủy thung: Ba đậu 200mg, hạnh nhân 3g. Bào chế thành viên cỡ bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3 đến 6 viên. Uống đến khi có tác dụng lợi tiểu và đi ngoài nhuận thì thôi.

4. Chữa tỳ vị lạnh trệ, tích tu và đại tiện bí kết bụng căng: Ba đậu sương, can khương, đại hoàng đều bằng nhau, tán bột mịn làm thành viêm với mật, mỗi lần uống 0,50 -lg.

5. Chữa trúng phong sùi đèm rãi, hôn mê, cấm khẩu (Nam dược thần hiệu): Dùng giấy bản bọc hạt ba đậu đập giập ép cho dầu thấm vào, cuộn giấy đó đốt lên để xông và thổi khói vào mũi họng thì tỉnh.

6. Chữa các chứng tích báng (sách trên): Ba đậu 21 hạt đập giập, gạo cũ (trần mễ) 4 lạng cùng rang, đến khi gạo vàng, bỏ ba đậu lấy gạo, thêm trần bì 4 lạng, tán bột làm viên với hồ bằng bột đậu, uống mỗi lần 5 viên. Ngày uống 2 lần với nước gừng.

7. Chữa cổ trướng màng bụng đầy nước: Ba đậu sương 12g, phèn đen 40g nung đỏ, tán-bột làm viên, uống mỗi ngày một lần: 1 - 2g.

8. Diệp thị dưỡng vị thang, chữa vị âm hư, thường gặp ở những người sau khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn có sốt cao đã khỏi: Ba đậu sương 0,10g,mạch môn 12g, thạch hộc 12g, tang diệp 12g, sa sâm 12g, bạch truật lOg, ngọc trúc 8g, ô mai 6g, ma hoàng 4g Các triệu chứng của vị âm hư là miệng họng khô, nhất là sau khi ngủ dậy, sốt nhẹ, trằn trọc, không muốn ăn, táo bón, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác. Bài thuốc có tác dụng dưỡng âm hòa vị.

9. Viên trừ đờm: Hắc ba đậu 4g, nam tinh chế 20g, bán hạ chế 20g, bổ kết chế 20g, phèn chua phi 20g, hạnh nhân 4g. Tán bột, làm viên, mỗi ngày uống lOg, chia làm 2 lần. Chữa đàm thấp: ho hay tái phát, trời lạnh ho tăng lên, đờm dễ khạc, sắc trắng loãng hoặc thành cục dính, buổi sáng ho nhiều, ngực đầy tức, ăn kém, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoạt.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC