Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cỏ Mắt Gà

15:05 31/05/2017

Kummerowia striata (Thunb.) Schindl

Tên đồng nghĩa: Hedysunmi striatum Tlumb. Lespedeza slriatu (Tlnmb.) Hook, et Arn.

Tên khác: Kê nhãn thảo, dậu ba lá sọc, đậu mát tôm.

Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Cây thảo cứng, sống nhiều năm, mọc đứng, hay lan tỏa, phân cành từ gốc, cao 20 - 40 cm. Thân và cành mảnh, nằm sát mặt đất, gần như hình sợi. có lông mềm áp sát. Lá kép chân vịt, mọc so le, 3 lá chét, hình bầu dục - thuôn, gần bằng nhau, dài 1 - 1,2 cm, rộng 5-6 min, gốc thuôn hẹp, đầu tù có mũi nhọn, ít lông; cuống lá mảnh, nhẵn; lá kèm thuôn nhọn, màu vàng. có khía, nhẵn.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, ít hoa, ngắn hơn lá rất nhiều; hoa 2-3 cái; lá bắc 3-4, đính ở gốc của đài; đài hình ống, dạng chuông, dài 2,5 mm, ít lông, 4-5 răng dài bằng ống đài, có vân và có lông; tràng có cánh cờ hình bầu dục có móng rộng, các cánh bên có tai ở móng, cánh thìa dài bằng cánh cờ, hai lần rộng hơn cánh bên, tù và thẳng, cụt ở móng; nhị 2 bó, bao phấn bằng nhau; bầu ngắn, 1 noãn.

Quả đậu, hình bầu dục nhọn, dẹt, có vân, có lông; hạt hình thận.

Mùa hoa: tháng 7-9; mùa quà: tháng 10 - 11.

Phân bố, sinh thái

Chi Kummerowia Schindl. ở Việt Nam chi có 2 loài, loài cỏ mắt gà phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi, như Lào Cai (Sa Pa), Lạng Sơn (Chi Lăng, Đồng Mỏ, Hữu Lũng), Hà Giang (Quản Bạ) và Lâm Đồng (Đà Lạt). Trên thế giới, loài này phân bố ở Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản và Lào. Cỏ mắt gà là loài cây thảo sống 1 năm, cây mọc từ hạt vào đầu mùa hè và tàn lụi vào mùa đông. Cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc lẫn trong các trảng cỏ, bãi đất trống ven rừng, chân đồi hay ven đường đi. Độ cao phân bố lên tới 1,600m (Sa Pa - Lào Cai), cỏ mắt gà là cây mọc nhanh, nếu được gieo dày có tác dụng phù đất và cải tạo đất do ở rễ có nhiều nốt sần. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.

Bộ phận dùng

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Lá và thân chứa genistein, isooríentin, isoquercitrin, isovitexin, kaempferol, luteolin - 7 - o - glucosid, quercetin, rutin, p - sitosterol và glucosid của nó, một chất tương tự kaempferol - 3 - o - galactosid và vài chất isoflavon chưa được nhận dạng [CA 114, 1991: 98212 r].

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng chống HIV

Trong nghiên cứu sàng lọc các flavonoid và các chất tương tự có tác dụng chống u và chống HIV, các tác giả đã xác định được chất chrysin (còn gọi là acid chrysìnic) và chất apigenin -7-0 - beta - D - glucopyranosid trong cây cỏ mắt gà có tác dụng kháng HIV (Human immunodeficiency virus: virus gây suy giảm miễn dịch ở người) (Wang et al,, 1998).

2. Tác dụng chống viêm trên IL- 5

Interleukin - 5 (ỈL - 5) là một yếu tố hoá hướng động (chemotactic factor) bạch cầu ưa eosin (bạch cầu ưa eosin có khuynh hướng di chuyển về phía IL - 5) và kích thích sự phát triển của bạch cầu ưa eosin. Bạch cầu ưa eosin đóng vai trò rất quan trọng trong viêm dị ứng. Trong nghiên cứu này, chất luteolin - 4' - o - glucopyranosid đưọc phân lập từ toàn cây cỏ mắt gà đã được chứng minh có tác dụng ức chế IL - 5. Đã xác định được hợp chất flavon này gây tác dụng ức chế IL - 5 phụ thuộc vào liều dùng. Ở nồng độ theo thứ tự 30; 15; 7,5; 3 8 và 1,9 micromol/lít gây ra các tỷ lệ ức chế 95%, 79%, 60%, 54% và 29%. Nồng độ ức chế IL - 5 50% (IC50) đã xác định được là 3,7 micromol/lít. Cũng trên mô hình này, đã xác định trị so IC50 của một sổ flavonoid khác. Dựa vào IC50 (IC50 càng nhỏ thì chất đó tác dụng càng mạnh), thứ tự tác dụng của một số chất đã xác định được như sau: luteolin - 4' - 0 - glucopyranosid > cosmosiin (14,2 micromol) xấp xỉ bằng apigenin (16,4 micromol) xấp xỉ bằng luteolin (18,7 micromol)> quercimeritrin (27,3 micromol) xấp xỉ bằng kaempferol (30,0 micromol) (Park et al., 1999).

3. Tác dụng chống viêm trên các yếu tố gây viêm

Cỏ mắt gà đã được dùng từ lâu đời trong y học dân gian Trung Quốc để điều trị các bệnh chứng có liên quan đến viêm. Nghiên cứu này nhằm chứng minh tác dụng chống viêm của cỏ mắt gà.

a) Đối tượng nghiên cứu: Cao chiết bằng methanol toàn cây cỏ mắt gà, dùng dexamethason làm chất đối chiếu;

b) Phương pháp: Dùng tế bào RAW 264.7 được kích thích các thành phần viêm bởi lipopolysaccharid (LPS - stimulated RAW 264.7 cell). Xác định các thành phần viêm bằng các phương pháp thử nghiệm hấp phụ miễn dịch liên ketenzym (ELISA: Enzym linked immunosorbent assay); phản ứng chuỗi polymerase (PCR: polymerase chain reaction); kỹ thuật phân tích thêm miễn dịch (WBA: Western blot analysis) và thử nghiệm hóa miễn dịch tế bào (Immunocyto- chemistry assay), so sánh lô dùng thuốc và lô đối chứng không dùng thuốc;

c) Các thông số nghiến cứu: IL - 1 beta (1L là interleukin); IL - 6; NO (Nitơ II oxyd); TNF - alpha (yếu tố hoại tử u: tumor necrosis factor); COX - 2 (cyclooxygenase - 2); NF - kappa B (nuclear factor - Kappa B: yếu tố nhân cho gen Kappa của tế bào B) và I - Kappa B (inhibitor - Kappa B: yếu tố ức chế gen Kappa của tế bào B);

d) Kết quả: Cao cỏ mắt gà ức chế có ý nghĩa sự sản sinh IL - 1 beta; IL - 6, NO, TNF - alpha, GOX - 2 trong các tế bào RAW 264.7 được kích thích bởi LPS ở lô có cao cỏ mắt gà so với lô đối chứng. Ngoài ra, cao cỏ mắt gà cũng ức chế sự sản sinh NF - kappa B và I - Kappa B. Có thể giả thiết rằng cao cỏ mắt gà có tác dụng chống viêm là do sự điều hoà theo hướng làm giảm (down regulation) IL - 1 beta, IL - 6, NO, TNF - alpha, COX - 2 thông qua cách ức chế sự hoạt hoá NF - kappa B và sự sản sinh I - Kappa B (Tao et al., 2008).

4. Tác dụng kiểu estrogen

Đã sàng lọc tác dụng kiểu estrogen in vitro dùng hệ tế bào Ishikawa của cao chiết từ một số cây họ Đậu (Fabaceae). Kết quả cho thấy, cao chiết từ toàn cây cỏ mắt gà có hoạt tính kiểu estrogen khá cao với trị số EC50 (nồng độ có tác dụng ở 50% trường hợp thử) dưới 10 ng/ml (Yoo et al, 2005).

Tính vị, công năng

Toàn cây cỏ mắt gà vị ngọt, nhạt, tính mát; có công năng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu tích trệ, chỉ tả. Sách "Bản thảo cầu nguyên" ghi: cỏ mắt gà vị ngọt, cay, tính bình. Sách "Tứ Xuyên Trung dược chí" ghi: vị cay, tính hàn. Vị cỏ mắt gà có công năng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi niệu, chỉ tả [TDTH. 1996, II: 5 15],

Công dụng

Cỏ mắt gà được dùng trị câm mạo, phong, nhiệt, mắt đỏ sưng đau. rối loạn tiêu hoá. ăn khó tiêu, viêm gan cấp tính. Liều dùng mỗi lần 20 - 40g, sắc lấy nước uống. Lá non cũng được làm rau, luộc ăn như các loại rau đậu khác. Cây còn được dùng làm cỏ chăn nuôi cho gia súc.

Ở Trung Quốc, cỏ mắt gà được dùng để giải độc. trừ hỏa độc. lợi tiểu, chữa phù thũng. đòn ngà tổn thương, rắn cắn [TĐTH, 1996, II: 515], Còn được dùng trong các chứng viêm, điều trị sưng phồng và để bổ dưỡng chống suy nhược [Perry et al.. 1980: 219],

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC