Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần O

Ô Đầu

09:05 25/05/2017

Ô Đầu có tên khác: Âu tầu, phụ tử, thảo ô, xuyên ô, co u  tàu (Thái), ú tàu (Tày), cố y (H'Mông).

Tên nước ngoài: Aconite, monk’s hood (Anh); aconit, tue-loup (Pháp).

Họ: Mao lương (Ranunculaceae).

Mô tả

Cây thảo, cao 0,60 - 1 m. Rễ củ mập, hình con quay, rễ cái to mang nhiều rẽ nhỏ (nên có tên phụ tử), mặt ngoài nhẵn, màu đen. Thân đứng, hình trụ, ít phân nhánh. Lá mọc so le, có gân hình chân vịt; lá của cây con hình tim tròn, có răng cưa to, lá già xẻ 3 - 5 thùy to không đều, mép khía răng nhọn, hai mặt có lông ngắn, mặt trên lục bóng, mặt dưới nhạt.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm; hoa to, màu xanh lam mọc sít nhau; bao hoa gồm 5 lá đài, lá đài trên thẳng và cong hình mũ chụp kín tràng hoa đã tiêu giảm; nhị nhiều; bầu có 3 ô chứa nhiều lá noãn.

Quả gồm 5 đại mỏng; hạt nhiều, trên mặt có nhiều vảy nhỏ. Mùa hoa quả: tháng 10-11.

Ô đầu và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái 

Chi Aconitum L. có khoảng 110 loài, phân bố rải rác khắp vùng ôn đói ấm Bắc bán cầu. ở Ấn Độ có 25 loài; Trung Quốc hơn 20 loài; ở Việt Nam chỉ có một loài ô đầu là cây trồng nhập nội.

Ô đầu trồng ở Việt Nam có xuất xứ nhập nội từ hai nguồn, Cây trồng ở khu vực Sa Pa hiện nay (ở Bắc Hà - Lào Cai và Sìn Hồ - Lai Châu trước kia) là do ngành y tế chính thức nhập giống từ Trung Quốc, đầu tiên trổng ở Sa Pa từ trước năm 1970. Nguồn thứ hai là do công đồng người Hoa sống ỏ huyện Quản Bạ và Đồng Văn tỉnh Hà Giang tự động nhập giống ô đầu của bên kia biên giới về trồng vườn gia đình và nương rẫy.

Có tài liệu cho rằng, ô đầu ở Việt Nam mọc hoang à vùng cao tỉnh Lào Cai; Hà Giang và Nghĩa Lộ (Võ Văn Chi 1997). Trên thực tế, chỉ có ở thung lũng Tà Cố Y thuộc xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Nghĩa Lộ cũ là điểm mà ô đầu đã được phát hiện mọc khá tập trung trong trạng thái hoang dại (Nguyên Tập 1972). Trước đó, Tà Cố Y là vùng canh tác, có bản làng người H'Mông. Sau một trận hoả hoạn, họ đã ròi đi nơi khác. Hơn nữa, xung quanh khu vực Tà Cố Y ở xã Chế Cu Nha và vùng lân cận, qua điều tra, năm 1972 không phát hiện thấy cây ô đầu. Điều đó cho phép giả thiết rằng, những cây ô đầu ở thung lũng Tà Cố Y vốn là cây trồng, khi ngưòi dân bỏ đi, chúng trở nên hoang dại hóa.

Ô đầu là cây của vùng ôn đới ấm. Cây trồng ở Việt Nam thích nghi cao với điều kiện khí hậu ẩm mát của vùng nhiệt đới núi cao, như Sa Pa, Bắc Hà, Sìn Hồ, Đồng Văn, Quản Bạ... Cây ưa sáng, khi còn nhỏ là cây chịu bóng. Ở Sa Pa, người dân thường trồng ô đầu xen ngô. Sau khi thu hoạch ngô, cây ô đầu mọc vượt lên. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Tuy nhiên, ngưòi dân ở Sa Pa còn sử dụng củ con như là một nguồn nhân giống.

Cách trồng

Ô đầu được trồng chủ yếu ở một số tỉnh vùng cao phía bắc như Lào Cai, Lai Châu và Hà Giang. Cây ưa khí hậu mát lạnh quanh năm với nhiệt độ trung bình khoảng 20°c và chịu dược nhiệt độ thấp trong mùa dông. Cây chịu hạn tốt, thường trồng trên đất đồi, xen với rau, đậu hoặc ngô. Ô đầu được nhân giống bằng củ con (phụ tử) hoặc cành giâm, nhưng ở Việt Nam chủ yếu được gieo trồng từ hạt. Cây trồng được một năm đã cho thu hoạch hạt. Hạt thu lúc chín già và phải gieo ngay lúc còn tươi. Có thể giữ được 6 tuần nếu bảo quản trong cát ẩm ở dưới 4°c. Cách tốt nhất là gieo trong vườn ươm, đến tháng 2-3 đánh cây con đi trồng.

Hạt ô đầu cần ánh sáng để nảy mầm, vì vậy, phải gieo trên mặt luống, không che phủ, và tưới ẩm thường xuyên. Đất trồng ô đầu phải cao ráo, thoát nước, nhiều ánh sáng, chất đất tơi xốp, nhiều màu. Sau khi đập nhỏ, vơ sạch cỏ, có thể lên thành luống cao 15 - 20cm, r9ng 0,8 -1 m để dễ thoát nước và tiện chăm sóc. Mỗi hecta cần bón lót 20 - 25 tấn phân chuồng hoai mục. Cây ô đầu con được trồng với khoảng cách 20 X 20 cm hoặc 20 X 15 cm. Nếu trồng xen, có thể trồng thưa hơn: cứ một hàng ô đầu xen với một hàng rau, đậu hoặc ngô. Trồng xong tưới ẩm đến khi cây bén rễ. Sau đó, không cần tưới nhiều vì cây chịu hạn rất tốt. Cần giữ cho ruộng luôn sạch cỏ, thường xuyên xới xáo giữ cho đất tơi xốp và vun nhẹ để cây chắc gốc. Sau mỗi trận mưa lớn, cần kịp thời tháo nước.

Trong thời kỳ cây sinh trưởng dinh dưỡng, cần định kỳ tưới thúc 3 - 4 lần bằng nước giải, nước phân chuồng hoặc đạm pha loãng (2%). Ô đầu hay bị bệnh khô lá và thối củ. Có thể hạn chế bằng cách chăm sóc hợp lý như không để ruộng bị úng, mặt luống đóng váng, không dùng phân tươi... Cũng có thể phun Bordaux định kỳ hoặc rắc vôi bột. Nếu không thu hạt, vào tháng 7-8, người ta tiến hành ngắt bỏ nụ hoa làm cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi củ để thu hoạch vào cuối năm. Nếu cần thu hạt thì không ngắt nụ mà để cho cây ra hoa. Đến cuối năm thu hạt xong tiếp tục chăm sóc để thu củ vào mùa hoa quả năm sau. Năng suất có thể đạt 4 - 5 tấn củ tươi/ha.

Bộ phận dùng

Nhiều loài ô đầu được dùng làm thuốc như Aconitum fortunei Hemsl (Dược điển Việt Nam II), A . carmichaeli Debx., A. kusnezoffii Reichb. (Dược điển Trung Quốc 1997, bản in tiếng Anh), A. napellus L. (Dược điển Pháp X...) Ô đầu là rễ củ mẹ đã phơi hay sấy khô của cây ô đầu (A. fortunei) (Dược điển Việt Nam II).

Phụ tử là củ nhánh từ các loài A. kusnezoffi, A. carmichaelì). Từ loài A. carmichaeli, có thể chế diêm phụ, hắc phụ hoặc bạch phụ.

Diêm phụ: Chọn rễ nhánh to, rửa sạch bỏ vào vại, thêm chloriđ Mg, muối ăn và nước (cứ 100 kg phụ tử dùng 40 kg Mg clorid, 30 kg muối ăn, 60 lít nước), ngâm 10 ngày. Lấy ra, phơi khô rồi lại cho vào vại, cứ thế ngày phơi, đêm ngâm nưốc bao giờ cũng sâm sấp trên củ. Thỉnh thoảng thêm Mg chlorid, muối ăn, nước để bảo đảm nồng độ ban đầu. Cuối cùng vớt ra, phơi nắng để muối thấm đến giữa củ và mặt ngoài thấy kết tinh trắng là được. Trước khi dùng, thái lát mỏng, rửa nước đến hết vị cay tê, rồi phơi hay sấy khô.

Hắc phụ: Chọn rễ nhánh trung bình, rửa sạch, cho vào vại, thêm Mg clorid, nước, ngâm vài ngày (100 kg phụ tử dùng 40 kg Mg clorid, 20 lít nước). Sau khi đun sôi 2 - 3 phút, lấy ra rửa sạch, thái từng miếng mỏng. Lại ngâm Mg clorid và nưóc, cuối cùng thêm đường đỏ và dầu hạt cải, rồi sao tẩm đến khi có màu nước chè đặc. Sau đó, rửa nước đến hết vị cay, rồi phơi hoặc sấy khô.

Bạch phụ: Chọn rễ nhánh nhỏ, rửa sạch cho vào vại, ngâm với Mg clorid, nước, trong vài ngày. Sau đó đun tới chín giữa củ, loại bỏ vỏ rồi thái mỏng, rửa cho hết vị cay tê, hấp chín, phơi khô, rễ phơi đến khô.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng đối với tim: Aconitin rất độc đối với tim, chủ yếu tác dụng trực tiếp lên tế bào cơ tim, thúc đẩy màng tế bào khử cực hóa, tăng nhanh nhịp đập, rút ngắn làm giảm nhịp tim, sau đó dẫn truyền nhĩ thất bì phong bế, xuất hiện ngoại tâm thu, nhịp nhanh thất rung thất, cuối cùng tim ngừng đập. Ngưòi ta cho rằng cơ chế tác dụng của ngộ độc là do tính hưng phấn của cơ tim tăng cao. Do đó, hiện nay aconitin là thuốc công cụ để gây mô hình loạn nhịp tim thực nghiệm phục vụ cho công tác nghiên cứu các thuốc chống loạn nhịp; aconitín không có giá trị sử đụng trong điều trị trên lâm sàng. Aconitin không có tác dụng cường tim, trái lại rất độc đối với tim như đã đề cập. Song có ngừòi cho rằng sản phẩm thuỷ phân của aconitin là chất aconin lại có tác dụng cường tim mà độc tính lại rất thấp chỉ bằng 1/2000 - 1/4000 độc tính của aconitin.

Gần đây, người ta đã chứng minh dịch thuỷ phân của aconin thí nghiệm trên tim cô lập chuột lang và ếch có tác dụng cườngng tim yếu, không đáng kể. Các tác giả Nhật Bàn cho rằng hoạt chất cường tim có trong phụ tử là higenamin. Trên chó gây mê higenamin với liều 1 - 4 ug/kg làm tăng nhịp tim và tăng tuần hoàn mạch vành, do đó các nhà nghiên cứu khác đều cho rằng higenamin là một chất chủ vận đối với hộ p - adrenergic chứ không phải là một thành phần có tác dụng cường tim thực thụ của phụ tử.

Các tác giả Trung Quốc cho rằng thành phần có tác dụng cường tim trong ô đầu phụ tử là một chất có phản ứng alcaloid không rõ rệt, khó tan trong benzen, ether và chloroform, dễ tan trong nước và cồn, xử lý với acid và bazơ không làm giảm tác dụng cường tim. Đồng thời, người ta nhận thấy tác dụng cường tim có liên quan đến nồng độ Ca++ trong các chế phẩm của ô đầu và phụ tử. Nước sắc với thời gian dài của ô đầu và nước sắc của phụ tử trên tiêu bản tim cô lập chuột lang và ếch, đều thể hiện tác dụng cường tun rõ rệt, tác dụng của phụ tử tương đối mạnh, nước sắc càng lâu tác dụng cường tim càng mạnh và độc tính càng giảm. Mặt khác, qua phân tích thấy rằng các che phẩm trên, không có glucozit cường tim, mà có nồng độ Ca khá cao, 0,24% trong ô đầu; 1,41% trong phụ tử (trong quá trình bào chế cho thêm nước ót chứa nhiều Ca). Thời gian sắc càng lâu, hàm lượng Ca trong nước sắc càng cao; dùng các biện pháp hóa học để loại bỏ hết Ca thì tác dụng cường tim cũng biên mất. Do đó, người ta cho rằng tác dụng cường tim cua nước sắc ô đầu và phụ tử có liên quan mật thiết với Ca . Trong quá trình bào chế và đụn nấu, alcaloul toàn phần giảm và độc tính cũng giảm rõ rệt. Điều này giải thích rằng quan niệm của y học cổ truyền không sử dụng các alcaloid độc trong phụ tử mà dùng chất gây tác đụng cường tim trong ô đầu phụ tử, có lẽ chất có tác dụng cứu nghịch hồi dương nói trong y học cổ truyền có liên quan mật thiết đến thành phần có tác dụng cường tim này.

2. Tác dụng đối với huyết áp: Aconitin có tác dụng làm hạ huyết áp. Nước sắc ô đầu và phụ tử trên chó và mèo gây mê có tác dụng gây hạ huyết áp trong thời gian ngắn. Tác dụng này bị atropin đối kháng. Trên tiêu bản tuần hoàn chi sau của chuột, nước sắc phụ tử có tác dụng làm giãn mạch máu,ngoài ra còn gây giãn mạch vành. Bài cấp cứu hồi dương thang gồm phụ tử, long não, nhân sâm, xạ hương có tác dụng nâng cao huyết áp đã bị tụt thấp, còn bài phụ quế thang trên chuột cống trắng gây cao huyết áp thực nghiệm, lại có tác dụng hạ huyết áp. Ngoài ra, trong phụ tử còn có các thành phần ester có tác dụng tăng cường chuyển hóa các lipid no và cholesterol, làm giảm hiện tượng lipid bám vào thành mạch, làm giảm lượng cholesterol, lipid trong máu, được dùng điều trị xơ vữa động mạch thực nghiệm trên thỏ có kết quả.

3. Tác dụng giảm đau: Alcaloid trong ô đầu có tác dụng giảm đau trên chuột nhắt trắng. Tác dụng giảm đau có tính chất thuộc trung ương, có liên quan mật thiết với những đáp ứng của hệ thống các chất catecholamin trung ương, đặc biệt với hệ thống adrenergic mà không thông qua trung gian là các thụ thổ opiat nên levallorphan không làm ảnh hưởng đến tác dụng giảm đau của mesaconitin. Ngoài ra, aconitin còn có tác dụng ức chế dẫn truyền các xung thần kinh, với liều cao làm cho giây thần kinh tê liệt, mất khả năng dẫn tuyền.

4. Tác dụng đối với hệ thần kinh: Đối với các tận cùng của dây thần kinh cảm giác trong da và niêm mạc, aconitin ở giai đoạn đầu có tác dụng kích thích gây ngứa, có cảm giác nóng bỏng, sau đó mất cảm giác gây tê dại. Aconitin còn có tác dụng ức chế trung khu hô hấp, với liều thấp (0,06 - 0,08 mg/kg) tiêm tĩnh mạch cho thỏ đã gây mê làm giảm hô hấp, với liều lớn (0,33 - 0,35 mg/kg) hô hấp bị ức chế mạnh. Aconitin có tác dụng tăng cường sự phân tiết nước bọt và hạ thân nhiệt ỏ động vật bình thường cũng như động vật gây sốt. Với liều 0,1 - 0,2 mg/kg thí nghiệm trên chuột cống phá vỡ sự hình thành phản xạ có điều kiện, nó làm cho lượng amin trong não đột ngột hạ thấp; tiêm vào não thất thỏ một lượng rất nhỏ thấy xuất hiện tác dụng gây mê.

5. Tác dụng chống viêm: Alcaloid ô đầu có tác dụng ức chế hiện tượng tăng tính thẩm thấu của thành mạch do tiêm xoang bụng acid acetic gây nên, đồng thời cũng có tác dụng ức chế phù bàn chân chuột cống trắng do tiêm carrageenin. Thí nghiệm trên chuột cống trắng aconitin, và các alcaloid khác đều có tác dụng chống viêm. Bằng đường uống với liều 0,lmg/kg trước khi tiêm caưageenin, aconitin có tác dụng phòng ngừa viêm. Nước sắc phụ tử có tác dụng chống viêm khớp cổ chân chuột do íbrmaldehyd gây nên. Với liều 0,2 g/100 g thể trọng chuột, bất kể bằng đường uống, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt, nước sắc đều có tác dụng làm giảm lượng acid ascorbic trong tuyến thượng thận, tác dụng này không bị chlorpromazin đối kháng, nhưng bị cortison kháng lại một phần. Aconitin cũng có tác đụng làm giảm lượng acid ascorbic trong tuyến thượng thận. Nước sắc phụ tử còn tăng cường sự bài tiết 17 - cetosteroid trong nước tiểu chuột cống, đồng thời làm giảm lượng bạch cầu ưa acid trong máu ngoại vi. Điều đó chứng tỏ tác dụng chống viêm của phụ tử thông qua kích thích tuyến thượng thận.

6. Các tác dụng khác: Alcaloid toàn phần của ô đầu có tác dụng đối kháng với co thắt hồi trường chuột lang cô lập đo histamin và acetylcholin gây nên. Aconitin cũng có tác dụng tương tự. Alcaloid của ô đầu có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp RNA trong gan chủ yếu bằng cách tăng cường hoạt độ men RNA polymerase. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng aconitin, và các alcaloid khác thúc đẩy sinh tổng hợp protein trong tế bào gan. Trên chuột nhắt trắng, các glycan của ô đầu như aconitan A, B, c và D tiêm xoang bụng có tác dụng gây hạ đường huyết. Hàm lượng glucose huyết trên súc vật thí nghiệm hạ thấp sau khi dùng thuốc 7 giờ. Aconitan B và D có tác dụng gây hạ đường huyết mạnh hơn 2 aconitan còn lại.

Độc tính: Ô đầu rất độc. Độc tính của ô đầu thay đổi tùy theo loài, địa điểm cây sinh trường, thời gian thu hái, cách bào chế, thời gian đun nấu. Trong quá trình bào chế hàm lượng alcaloid giảm tới 81,3%, nên phụ tử ít độc hơn. Phụ tử chế từ cây mọc ở các vùng khác nhau có độ độc chênh lệch tới 8 lần. Aconitin và các alcaloid khác cũng rất độc. Liều gây độc của ô dầu từ 5 đến 15 g, phụ tử 25 - 100 g, aconitin (uống) là 0,2 mg/kg. Triệu chứng ngộ độc biểu hiện ở lưỡi tê, chảy nước bọt, nôn mửa, di ngoài, đau đầu chóng mặt, môi và chân tay tím tái, mạch chậm yếu, hô hấp khó khăn, thần trí không minh mẫn, ỉa đái không tự chủ, huyết áp thân nhiệt hạ, loạn nhịp tim, ngoại tâm thu.

Thí nghiệm trên động vật, những triệu chứng ngộ độc do ô đầu phụ tử biểu hiện trên điện tâm đồ giống như khi ngộ độc aconitin. Dùng atropin với liều lớn có thể cải thiện được những biến đổi về điện tâm đồ do ngộ độc phụ tử gây nên trên thỏ và chuột lang. Đối với rối loạn nhịp tim, đặc biệt là rung thất do ngộ độc aconitin, thì chlorid calci có tác dụng đối kháng mạnh hơn atropin. Trên lâm sàng người ta đùng atropin để cấp cứu ngộ độc aconitin có hiệu lực nhất định, làm giảm nhẹ các triệu chứng ngộ độc, điện tâm đỗ có xu hướng trở về bình thường.

Dùng can khương, cam thảo nấu với phụ tử làm cho độc tính của nó giảm đi rất nhiều, đồng thời giảm tỷ lệ tử vong và kéo đài thời gian sống của súc vật thí nghiệm. Ngoài ra, kim ngân hoa, đậu xanh, sừng tê giác cũng có tác đụng giải độc theo nghiên cứu bước đầu. Trên tiêu bản tâm nhĩ cô lập, rung nhĩ gây nên do aconitin bị các thuốc procain, kháng histamin và quinin ức chế Phạm Thanh Kỳ và Phó Đức Thuần đã nghiên cứu tác dụng dược lý của phụ tử chế từ Aconitum f 'ortunei trồng ở Sa Pa, có so sánh với bạch phụ phiến chế từ xuyên ô đầu của Trung Quốc thấy nước sắc của hai loại phụ tử này đều có tác dụng hạ huyết áp, huyết áp trước khi dùng thuốc càng cao thì tác dụng hạ áp càng mạnh. Tác dụng này xuất hiện tương đối sớm và huyết áp trở lại bình thường sau khoảng 2 giờ. Cả 2 loại nước sắc đều làm tăng tần số tim, biểu hiện này rõ hơn sau khi uống thuốc lần thứ nhất; khi dùng với liều cao, có làm giảm thời gian và biên độ sóng T trên điện tâm đổ. Qua xét nghiệm vi thể thấy có hiện tượng giãn mạch ở các phủ tạng và được chú ý nhiều hơn ở tim.

Đặng Hồng Vân và cộng sự đã nghiên cứu chế diêm phụ, hắc phụ và bạch phụ từ A.fortunei trổng ở Sa Pa có so sánh với các mẫu của Trung Quốc, thấy diêm phụ Sa Pa có tỷ lệ alcaloid toàn phần cao hơn diêm phụ Trung Quốc, còn trong hắc phụ và bạch phụ, lượng alcaloid toàn phần lại thấp hơn. Trong hắc phụ và bạch phụ, hầu như không còn aconitin, trong khi đó, diêm phụ còn một lượng aconitín đáng kể. Thành phần alcaloid của hắc phụ và bạch phụ của Trung Quốc so với các chế phẩm từ ô đầu Sa Pa biểu hiện trên sắc ký đồ đều giống nhau, ở các mẫu của Trung Quốc còn thêm một số vết khác. Đã xác định độ độc của ô đầu và các mẫu phụ tử bằng phương pháp thử độc tính trên tim ếch cô lập với kết luận sau: lg ô đầu có độ độc tương đương với 2,5 mg aconitin, 1 g diêm phụ có độ độc tương đương với 1,25 mg aconitin. Sau khi chế biến độ độc của hắc phụ bâng 1/30 và của bạch phụ bừng 1/40 của ô đầu.

Tính vị, công năng 

Ô đầu và phụ tử đều có vị cay, ngọt, tính nhiệt, có độc mạnh. Ô đầu có tác dụng khu phong táo thấp khư hàn. Phụ tử có tác dụng hồi dương cứu nghịch bo hoả, trục phong hàn thấp tà.

Công dụng

Trong y học hiện đại, ô đầu được dùng làm thuốc chữa ho, sưng đau, dưới dạng cồn thuốc 1:10; người lớn mỗi lần dùng 5-10 giọt, liều dùng tối đa trong ngày là 40 giọt, trẻ em từ 30 tháng đến 15 tuổi dùng liều 5-10 giọt/ngày. Thuốc độc bảng A, khi dùng phải hết sức thận trọng. Trong y học cổ truyền ô đầu được các vị lương y thống nhất coi là vị thuốc rất độc, còn phụ tử có người cho là độc, người khác lại không độc vì có thể dùng hàng gam đến 40 - 50 gam.

Khi dùng diêm phụ tử có người chỉ rửa sạch hết muối, thái mỏng phối hợp với các vị thuốc khác, đặc biệt vói cam thảo và gừng sống, sắc kỹ gạn lấy nước rồi uống. Tuy nhiên, nhiều người chỉ dám dùng diêm phụ tử sau khi đã nấu lại nhiều lần với đậu đen. Do độc lớn, nên trong y học cổ truyền, ô đầu chỉ được dùng ngoài để xoa bóp khi chân tay nhức mỏi, đau các khớp, dưới dạng rượu ngâm vói tỷ lệ 10%. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác như nghệ trắng, mật gấu, nhân hạt gấc, mật trăn, huyết lình. Hạn hữu có người dùng uống để chữa bán thân bất toại, chân tay co quắp, mụn nhọt vỡ lâu không lành miệng.

Theo Dược điển Việt Nam, liều dùng tối đa cho một lần là 0,05 g và 0,15 g cho 24 giờ. Tài liệu Trung Quốc ghi liều dùng của ô đầu là 1,0 - 4,0 giờ nhưng phải qua chế biến rồi sắc uống. Phụ tử được coi là vị thuốc hồi dương, khử phong hàn, dùng chữa một số trường hợp nguy cấp, mạch gần như không có, mồ hôi ra nhiều, vong dương, chân tay quờ quạng, phong hàn thấp tý thận dương bất túc cước khí, thuỷ thũng, liều dùng 4 - 12 g dưới dạng thuốc sắc. Tuy độ độc của phụ tử đã giảm, nhưng khi dùng vẫn phải hết sức thận trọng. Một số lương y dùng liều cao có khi đến 100 g, nhưng thường phải phối hợp vói cam thảo, can khương, rồi sắc rất lâu.

Ở miền núi cao, một số người đã dùng ô đầu làm thuốc dưới nhiều hình thức như nấu cháo, ngâm rượu uống và xoa bóp. Nhiều vụ ngộ độc đã xảy ra thường là do uống rượu ngâm ô đầu. Phương pháp xử lý ngộ độc thông thường là rửa dạ dày, làm cho nôn và tiêm atropin liều cao. Để đảm bảo an toàn khi dùng ô đầu, phụ tử, phải hết sức thận trọng, chỉ dùng những chế phẩm đã được bào chế kỹ và phối hợp với các vị thuốc khác để giảm độc tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.

Bài thuốc có ô đầu, phụ tử

A. Dùng ở Việt Nam

1. Chữa đau xương, sai khớp: Ô đầu, nghệ rừng, nhân hạt gấc, mật gấu, mật trăn, huyết lình. Tất cả ngâm rượu. Dùng xoa bóp ngày 2 lần. Không được uống.

2. Chữa trúng hàn, hôn mê, ngộ lạnh nôn tháo: Phụ tử sống (sinh phụ tử) và gừng lùi chín, mỗi vị 20 g. Sắc uống làm nhiều lần (Hành giản trân nhu).

B. Dùng ở Trung Quốc và Nhật Bản

1. Chữa viêm khớp do phong thấp (Phong thấp chỉ thống cao): Ô đầu (15 g), độc hoạt (10 g), ớt cay (5 g), sinh nam tinh (5 g), nhân hạt thầu đầu (5 g). Tất cả nghiền thành bột mịn. Khi dùng lấy thuốc chế với rượu, giấm (1 : 3) thành dạng hồ, phết vào vải cao su và dán tại chỗ.

2. Chữa nôn mửa, ỉa tháo, ra nhiều mồ hôi, chân tay lạnh, kiệt nhược: Phụ tử (3 - 10 g), can khương (5-6 g), chích cam thảo (3 - 4 g). Sức nước uống.

3. Chữa đau dây thần kinh, viêm khớp dạng thấp, trẻ em bại liệt, bán thân bất toại, triệu chứng nhẹ của trúng phong, cảm giác ở tứ chi giảm, vận động khó khăn (Quế chi gia truật thang) Phụ tử (0,5 g) quế bì (4 g), thược dược (4 g), thương truật (4 g), đại táo (4 g), cam thảo (2 g), sinh khương (1 g). sắc nước uống.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC