Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Chành Rành

08:05 20/05/2017

Tên đồng nghĩa: Ptelea viscosa L.

Tên khác:  Cây rù rì.

Họ: Bồ hòn (Sapinciaceae).

Mô tả

Cây bụi hay cây nhỏ, luôn xanh, cao khoảng lm. Thân cành mọc đứng, hình trụ hoặc có 3 cạnh, vỏ mỏng, khi non có lông. Lá mọc so le, hình mác, dài 5 -15 cm, rộng 1,5 - 2,5 cm, gần như không cuống hoặc có cuống rất ngắn, phiến cứng, hẹp, gốc thuôn, đầu tù có mũi nhọn, mép nguyên.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành ngù hoặc chùm dạng đầu tròn; đài có 3 - 5 răng; tràng 0; nhị 8 - 12, dài bằng lá đài; bầu hình ellip, có lông.

Quả nang, có 2-3 cánh dẹt; hạt màu đen.

Chành rành và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Dodonaeu Mill. chỉ có 2 loài ở Việt Nam. Chành rành là loại cậy nhiệt đới, phân bố rộng rãi ở Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia, Australia và Việt Nam. Ở Việt Nam, chành rành chỉ thấy ở các tỉnh phía nam, từ Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) đến đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang. Cây thường mọc lẫn với các cây bụi khác trong các quần hệ cây bụi ở đồi thấp ven biển, bờ nương rẫy, ven đường đi và có thể cả ở ven rừng thưa nửa rụng lá ở Ninh Thuận, Đắc Lắc. Chành rành là cây ưa sáng, chịu được khô hạn, sống được trên loại đất nghèo dinh dưỡng như đất đồi thấp ở các truông gai hoặc đất cát khô ven biển. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, quả có cánh, phát tán nhờ gió. Do khả năng nảy mầm của hạt tốt, nên phạm vi phân bố của cây thường khá rộng. Chành rành có hệ rễ đặc biệt phát triển, rễ cọc chính cắm sâu xuống đất đến gần 2m; cây bị chặt phá nhiều lần vẫn có khả năng tái sinh. Gỗ thân cứng, thường được làm củi hoặc để rào vườn.

Bộ phận dùng

Lá, vỏ cây.

Thành phần hóa học

Phần trên mặt đất của cây chành rành chứa các chất ent - 15, 16 - epoxy - 9a H - labdan 13 (16), 14 - dien - 3ß, 8a - diol và p. coumaric acid ester của 1 - L - myo - inositol (1-L-l-O - methyl - 2 - acetyl - 3 - p - coumaryl - myo - inositol (CA 115: 110644 p).

Hoa chứa tinh dầu trong đó có pentanol, p - pinen, myrcen, limonen, p. cymen, citronnelal, linalol, linalyl acetat, y - terpineol, geraniol và a - spinasterol (CA 123: 107708 x), các chất penduletin, quercetin, isorhamnetin và doviscogenin (3ß, 15a, 21 ß, 22a, 18 - penta - hydroxy - 16a - angeloyloxy - AI2 - oleanen (CA 117: 128162 f).

Quả chứa các saponin, hạt chứa polysaccharid, nếu đem thủy phân bằng acid sulfuric sẽ cho glycerol và d - erythritol (CA 125: 53687 k), các polysacharid tan trong nước gồm các đơn vị D - glucose và D - manose theo tỷ lệ phân tử gam 5: 2 (CA 120: 319444 w).

Bằng thủy phân acid thân cây, người ta thu được stigmasterol, 21, 22 - diangeloyl baringtogenol c, 21, 22 - diangeloyl - R.! - baringenol, 21 - angeloyl - Rj - baringenol và cleomiscosin A (CA 109: 2025 h).

Thân còn chứa 4 - hydroxy - 3,5 - diprenylbenzaldehyd, ß - sitosterol, acid stearic, acid syringic, fraxetin, cleomiscosin A, cleomiscosin c và ß - sitosterol ß - D - glucosid (CA 121: 226.454 e).

Vỏ rễ chứa isorhamnetin và quercetin (CA 110: 228.632 h). Chành rành còn chứa các hoạt chất sakuranetin, ent. labdan, coumarin fraxetin.

Tác dụng dược lý

Cao cồn 50% từ toàn cây chành rành có tác dụng hạ đường máu trên chuột cống trắng. Hỗn hợp saponin từ quả, hạt và thân cây chành rành có hoạt tính chống ri dịch, làm tăng thực bào và diệt nhuyễn thể. Cao nước và cao cồn chành rành có tác dụng ức chế tim, gây co động mạch vành và chống co thắt cơ trơn một in vitro. Cao cồn có tác dụng hạ huyết áp, tác dụng này không bị ảnh hưởng bởi atropin. Hai dạng cao đều có tác dụng diệt giun yếu, cao cồn có tác dụng kháng khuẩn. Cao nước và cao cồn từ lá chành rành có hoạt tính hạ áp. Trên tim thỏ cô lập theo phương pháp Langcndorff, cao cồn hoặc cao nước lá có tác dụng giảm nhất thời lực co cơ tim và giảm tốc độ dịch truyền qua động mạch vành. Trên tim ếch cô lập, hoạt tính ức chế không bị ảnh hưởng bởi việc cho trước atropin. Cao cồn tiêm tĩnh mạch cho mèo gây giảm nhẹ huyết áp. Hai cao gây giãn ruột cô lập động vật, cao cồn có tác dụng chống co thắt ruột gây bởi bari clorid, acetylcholin và histamin.

Cao cloroform - methanol từ phần trên mặt đất ức chế co bóp tự nhiên của cơ trơn ruột; đã phân lập 4 hoạt chất có tác dụng ức chế co bóp tự nhiên và do kích thích điện của hồi tràng chuột lang. Các hoạt chất sakuranetin và ent - labdan ức chế co bóp hồi tràng gây bởi acetylcholin, histamin và bari clorid, và làm giảm co bóp tử cung chuột cống trắng gây bởi các dung dịch khử cực Ca2+ và K+ in vitro. Các kết quả này gợi ý hai hoạt chất có tác dụng trên chuyển hóa calci ở tế bào cơ trơn. Chất coumarin fraxetin được phân lập có tác dụng chống oxy hóa, làm tăng hoạt độ của glutathione reductase gan và làm giảm tỷ lệ GSSG/ GSH trên chuột nhắt trắng. Fraxetin có tác dụng giảm đau trong thử nghiệm cơn quặn đau gây bởi acid acetic trên chuột nhắt trắng.

Cao methanol thô có hoạt tính ức chế Candida albicans. Bacillus subtilỉs, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus ở nồng độ 20 mg/ml. Tinh dầu từ lá và hạt có tác dụng ức chế Saccharomyces cerevisìae, Bordetella bronchiseptica và Staphylococcus aureus. Cao cồn từ lá có hoạt tính ức chế Corynebacterìum diphtheriae, Escherichia coli, Micrococcus spp., Salmonella spp., Bacillus spp. và Sarcìna lutea.

Tính vị, công năng

Lá chành rành có vị chua hơi đắng, tính nhớt, mùi hơi thơm, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi. vỏ và gỗ có tác dụng làm săn, hạ sốt.

Công dụng

Nước hãm lá chành rành được dùng uống trị sốt, thống phong, thấp khớp, vết thương, sưng tấy và bỏng. Vỏ gỗ nấu nước tắm và chườm nóng có tác dụng làm săn. Cả cây và hạt được dùng để duốc cá.

Ở nhiều vùng trên thế giới, nước sắc lá, quả, vỏ hoặc gỗ chành rành được dùng làm thuốc hạ sốt. Dùng ngoài, lá tươi và khô, hoặc tán bột làm thuốc đắp trị vết thương, sưng tấy và để làm chín các nhọt, mụn lở và loét, có lẽ do tác dụng làm săn của thuốc. Nước sắc vỏ và lá chành rành làm nước tắm cũng có tác dụng làm săn. Các chế phẩm chành rành được dùng rộng rãi làm thuốc giảm đau, chống viêm, chống co thắt, kháng virus, hạ áp, trị các rối loạn tiêu hóa, bệnh ngoài da và vết thương. Ở Indonesia, nhân dân uống bột gỗ chành rành với nước trị đầy hơi. Ở Philippin, nước sắc vỏ cây trị eczema ướt và các vết loét đơn thuần. Ở Ấn Độ, lá chành rành trị vết thương, sưng tấy, bỏng, là thuốc hạ sốt và làm ra mồ hôi, trong bệnh gút và thấp khớp. Một nưóc xoa bóp từ lá được dùng tậ bong gân và vết thâm tím.

Ở Papua Niu Ghinô, nhân dân uống nước sắc lá hoặc vỏ chành rành để trị tiêu chảy và lỵ, xát dịch ép lá hơ nóng trên các núm vú của phụ nữ cho con bú để làm tăng tiết sữa. Ở Figi, cây chành rành trị táo bón và đau mắt. Phụ nữ mang thai uống nước sắc lá tươi trong trường hợp đẻ khó. Trong y học cổ truyền của thổ dân ở Australia, người ta nhai lá và ngậm nước để trị đau răng, nhai lá và đắp lên vết thương do cá đuối đuôi mảnh độc cắn, và dùng nước hãm lá để nguội lau lên cơ thể để hạ sốt.

Ở Nam Mỹ, nước sắc lá còn nóng tẩm vào gạc đắp băng chữa áp xe và nhọt. Ở Mêhicô, ngưòi ta dùng nước sắc lá chành rành để trị sốt, đau bụng, bệnh gút, thấp khớp và bệnh hoa liễu. Ở Peru, nhân dân nhai lá để có tác dụng kích thích, vỏ chành rành được dùng nấu nước tắm và chườm nóng để làm săn. Ở Quata, lá chành rành trị ngứa, sốt và thấp khớp.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC