Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần O

Ô Môi

09:05 25/05/2017

Ô Môi có tên khác: Canh ki na Việt Nam, cây cốt khí, mạy khuốm (Tày).

Tên nước ngoài: Pink shower, pudding pipe tree, horse cassia (Anh).

Họ: Vang (Caesalpiniaceae).

Mô tả

Cây gỗ to, cao 10 - 12m. Cành non có lông màu gỉ sắt, cành già nhẵn, màu nâu đen. Lá kép lông chim chẩn, mọc so le, gồm 11-13 đôi lá chét mọc đối.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá đã rụng thành chùm dài, hoa màu hồng tươi. Quả hình trụ, cong như lưỡi liềm, dài 40 - 60cm, đường kính 3 - 4cm, vỏ ngoài màu nâu đen, có ngấn ngang chằng chịt, bên trong có 50 - 60 ô, mỗi ô chứa một hạt dẹt, quanh hạt có một lớp cơm màu nâu đỏ hoặc nâu đen, mềm, vị ngọt, mùi hắc, ăn được. Mùa hoa: tháng 3 - 5; mùa quả: tháng 6 -10.

Ô môi và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

 Ô môi có nguồn gốc ở Nam Mỹ, được nhập trồng khắp vùng nhiệt đới để làm cảnh, làm thuốc và lấy gỗ. Cây được trồng nhiều ở Campuchia, Nam Việt Nam, Malaysia, Indonesia (đảo Java) và Niu Guinê. Ô môi thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Ở Việt Nam, cây được trồng nhiểu nhất ở các tỉnh thuộc miền Đông và Tây Nam Bộ, ít hơn ở miển Trung và rất hiếm ở miền Bắc. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Do quả dài và nặng, nên dễ bị rụng khi có gió bão. Hạt nhiều, tỷ lệ nảy mầm cao (60 - 80%). Cây trồng từ hạt ở các tỉnh phía nam sau 3-4 năm đã bắt đầu có hoa quả.

Bộ phận dùng

Quả, lá và vỏ cây. Quả hái khi chín lấy cơm. Lá và vỏ thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Tác dụng dược lý

Theo tài liệu nước ngoài, cơm quả ô môi có tác dụng nhuận tràng, tẩy mạnh hơn so với muồng bọ cạp (iCassia fistula). Lá, vỏ rễ và hạt cũng có tác dụng nhuận tràng.

Công dụng

Quả ô môi được dùng sống chữa táo bón, liều 4 - 6g có tác dụng nhuận tràng và 10 -20g gây tẩy. Cơm quả ô môi được ngâm rượu làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa, chữa đau lưng nhức mỏi, hiệu quả tốt dối với người cao tuổi và phụ nữ mới đẻ. Lấy quả ô môi thật chín, vỏ ngoài đã khô cứng, đập vỡ vỏ quả lấy phần cơm ngâm với nửa lít rượu 25 - 30°, càng lâu càng tốt. Ngày uống hai lần, mỗi lần một chén nhỏ trước bữa ăn. Cao cơm quả ô môi có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, lấy 1000g cơm quả ngâm với một lít nước. Nghiền nát, lọc lấy nước. Bã còn lại ngâm tiếp với một ít nước nữa rồi lọc. Trộn 2 nước lại, cô nhẹ lửa đến khi được cao mềm. Ngày dùng 2 lần sau bữa ăn, môi lãn 4-8g.

Lá ô môi tươi rửa sạch, giã nát, xát vài lần trong ngày, chữa hắc lào, lở ngứa. Tác dụng tốt hơn la muồng trâu. Cũng có thể chế rượu lá ô môi với tỷ lệ 1- 5 (dùng rượu 25 - 30°) để bôi ngoài. Ở Campuchia, vỏ thân ô môi được nhân dân giã dãp chữa rắn và bò cạp cắn. Ngoài ra, hạt ô môi là nguyên liệu để chế gôm dùng trong công nghiệp dược phẩm.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC