Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thầu Dầu

09:05 15/05/2017

 Thầu Dầu có tên khác :Đu đủ tía.

Tên nước ngoài :Castor - oil plant, castor - bean tree, palma - christi (Anh); ricin, bois de carapat, pignon de Barbarie (Pháp).

Họ :Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Mô tả

Cây cao 3 - 4 m, có khi hơn. Thân cành hình trụ nhẵn, màu lục hoặc đỏ tía. Cành non có phấn trắng. Lá mọc so le, xẻ sâu hình chân vịt, có 7 thùy, thùy tận cùng lớn hơn, đầu nhọn, mép có răng cưa, hai mặt nhẵn; cuống lá dài, có tuyến, đính vào trong phiến lá; lá kèm sớm rụng.

Cụm hoa mọc thành chùy ở ngọn thân hoặc kẽ lá, phủ bởi nhiều lá bắc; hoa đực ở dưới, hoa cái ở trên; hoa đực có đài 3 - 5 răng, nhị rất nhiều, phân nhánh; hoa cái có 5 lá dài sớm rụng, vòi nhuỵ màu đỏ, bầu 3 ô có nhiều gai mềm. Quả nang màu lục hoặc tím nhạt, có gai mềm; hạt 3, hình bầu dục hơi dẹt, nhẵn bóng, điểm những đốm xám hoặc đen. Mùa hoa: tháng 2 - 6; mùa quả: tháng 8 - 10.

Phân bố, sinh thái

Chi Ricinus L. chỉ có 1 loài là cây thầu dầu. Cây có nguồn gốc ỏ vùng nhiệt đới châu Phi; còn thấy mọc tự nhiên ở vùng cận Himalaya thuộc Ấn Độ. Hiện nay thầu dầu được trồng rộng rãi khắp các vùng nhiệt đơi và cận nhiệt đới, đặc biệt là ở Braxin, Ấn Độ, Hoa Kỳ,Thái Lan, Trung Quốc và một số nước thuộc Liên xô trước đây ở vùng Trung Á.

Ở Việt Nam, thầu dầu cũng là cây trồng từ lâu đời và trở nên hoang dại hóa ở nhiều nơi. Trưóc năm 1980, cây được trồng nhiều ở các tỉnh dọc các triền sông lớn, như sông Hồng, sông Lô và sông Đuống. Những năm gần đây, vùng trồng này đã bị thu hẹp nhiều. Thầu dầu là cây ưa sáng và có biên độ sinh thái tương đối rộng. Do kết quả của công tác chọn giống, thầu dầu trồng hiện nay gồm nhiều giống. Tùy theo đặc điểm của mỗi loại, chúng có thể thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm hoặc hơi khô. Các giống thầu dầu trồng ở Trung Quốc và vùng Trung Á có khả năng chịu được nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, nếu gặp thời tiết có sương mù nhiều ngày, cây có thể bị chết. Thầu dầu có thể chịu được ngập úng trong 1 - 3 ngày. Thầu dầu ra hoa quả hàng năm.

Thông thường, mỗi cành cho một cụm hoa; hoa dực và hoa cái riêng; hoa thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng hoặc gió. Tỷ lệ hoa kết quả thưòng rất cao. Tuy nhiên, lượng hoa quả nhiều nhất ở năm trồng đầu tiên, sau đó kém dần. Vì vậy, sau vụ thu hoạch thứ nhất, người ta thường chặt bỏ cây, và trồng lại vào năm sau. Hạt thầu dầu có tỷ lệ nảy mầm đạt tới 100%; hạt để càng lâu (sau 1 năm) tỷ lệ này giảm dần. Thầu dầu là cây có giá trị sử dụng cao. Hạt thầu dầu dùng để lấy dầu béo; lá nuôi tằm và làm phân xanh rất tốt; thân cành làm củi đun. Ở vùng bãi sông Hồng, nhân dân thường trồng thầu dầu sớm, thu hoạch hạt trước mùa nước lũ. Cây trồng xen với đậu đỗ vẫn cho thu hoạch cao. Ở Ấn Độ người ta còn trồng xen gừng dưới tán thầu dầu.

Cách trồng

Thầu dầu Được trổng trên các bãi bồi ven sông, ven đường, bờ mương ở nhiều nơi. Cây được trồng bằng hạt. Hạt chín thu vào mùa thu, gieo ngay hoặc đợi đến mùa xuân. Khi gieo, thường bổ hốc cách nhau 0,7 - lm, mỗi hốc gieo 2-3 hạt, sau tỉa bớt chỉ để lại một cây. Nếu làm luống, nên trồng 2 hàng. Thầu dầu dễ trồng, dễ sống, ít cần chăm sóc. Đôi khi có thể bị sâu róm hại lá. Cây trồng 1 năm thì ra hoa kết quả. Để đùng làm thuốc người ta thường trồng giống thầu dầu tía.

Bộ phận dùng

Hạt và dầu lấy từ hạt.

Tác dụng dược lý

Dầu thầu dầu, thu được do ép lạnh hạt thầu dầu được dùng trong y học làm thuốc tẩy. Tác dụng nhuận tràng mạnh của dầu thầu dầu là do tác dụng kích ứng tại chỗ trong ruột của aciđ ricinoleic tạo nên sau sự thủy phân bởi enzym tiêu mỡ. Hoạt tính vận động của ruột bị kích thích, mà không làm đau quặn bụng nhiều, nhu động ruột tăng nhanh nên cần ít thời gian hơn để hấp thụ nước từ chất chứa trong ruột, tạo nên lượng phân lỏng lớn trong vòng 6 giờ sau khi uống dầu thầu dầu. Acid ricinoleic tinh khiết và các ester cũng có tác dụng tẩy. Việc sử dụng thường xuyên dầu thầu dầu có thể gây kích ứng ruột nghiêm trọng và làm suy giảm chức năng tiêu hóa, chán ăn. Cao cồn 50° của rễ thầu dầu có tác dụng hạ đuờng máu trên chuột cống trắng.

Cao cồn 50° của rễ và thân cây lại có tác dụng diệt Entamoeba histolytica chủng STA, và ức chế sự tăng trưởng của carcinom dạng biểu bì của mũi - họng người trong nuôi cấy mô. Lá thầu dầu có tác dụng kháng vừus bệnh đậu bò và hạ đường máu. Dung dịch của hoạt chất ricinin với nồng độ 119 ppm (5 g lá tươi trong 100 ml nước) có tác dụng diệt trứng và ấu trùng, nhung không diệt côn trùng đã trưởng thành đối với các loài muỗi Anopheles stephensi, Culexfatigan và Aedes aegypti.

Lá thầu dầu có thể là thuốc diệt bọ gậy rẻ tiền trong một chương trình kiểm soát vật chủ trung gian hợp nhất. Immunotoxin bào chế từ ricin là chất độc được phân lập từ hạt thầu dầu, đã được áp dụng trên lâm sàng để điều trị bệnh nhân ung thư. Sau đó, những chất liên hợp miễn dịch chứa kháng thể đơn dòng đặc hiệu đối với protein của vỏ liên kết với mạch ricin A, được chứng minh diệt tế bào T nhiẻm HIV và bạch cầu đơn nhân to.

Tính vị, công năng

Hạt thầu dầu có vị cay, ngọt, tính bình, rất độc vì chứa chất ricin, uống một hạt đã đủ gây nôn mửa, người lớn uống 14 - 15 hạt có thể gây ngộ độc mà chết, nên không được dùng uống. Đắp ngoài da trên 5 giờ có thể gây rộp da. Dầu thầu dầu thu được do ép lạnh hạt có tác dụng tẩy. Rễ thầu dầu có vị đắng cay, tính bình, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, trấn kinh, thông mạch.

Công dụng

Dầu thầu dầu được dùng làm thuốc tẩy với liéu cho người lớn 30 - 50 g; trẻ em: 10-15 g. Sau khi uống dầu 2 giò thì uống nưóc. Phụ nữ có thai cũng có thể dùng. Theo kinh nghiệm nhân dân, để chữa sót nhau đẻ khó, dùng 15 hạt thầu dầu tía giã nhỏ, đắp vào gan bàn chân, buộc lại, sau khi thai nhau ra rồi, rửa sạch chân. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá. Để chữa bị thương sưng tấy, viêm tuyến vú, lá thầu dầu tươi giã nát chưng vối giấm đắp ngày 2 lần. Lá thầu dầu tươi nấu nước tắm rửa, chữa ghẻ lở, ngứa. Rễ thầu dầu chữa phong uốn ván do nhiễm trùng, với liều 30 - 40g, sắc và chia uống làm 3 lần. Rễ thầu dầu tía phối hợp với dây đau xương và rễ lá lốt sắc uống chữa tê thấp. Khô dầu rất độc, có thể giã nhỏ cho vào chuồng phân, vừa diệt sâu bọ, vừa làm phân bón trừ sâu.

Trong y học Trung Quốc, dầu thầu dầu có tác dụng giảm đau, chống viêm, giải độc và tẩy, chữa mụn nhọt và những bệnh nhiễm khuẩn có mủ ở da, tràng nhạc, táo bón. Hạt chín khô tán bột làm thành cao mềm bôi dán tại chỗ. Trong y học Ấn Độ, dầu thầu dầu được dùng làm thuốc tẩy, và chữa tiêu chảy cấp tính do ngộ độc thức ăn, làm sạch ruột trước khi chụp tia rơngen. Có thể dùng liều nhỏ nhắc lại để điều trị cơn đau ruột ở trẻ em, dùng thận trọng ở phụ nữ đang hành kinh hoặc mang thai. Dầu thầu dầu gây sung huyết ở vùng ruột và không được dùng điều trị giun móc hoặc những giun khác cùng với tetrachloroethylen hoặc thuốc trị giun tan trong mỡ, vì có thể làm tăng hấp thụ thuốc trị giun và do đó làm tàng độc tính. Thường dùng dầu thầu dầu với liều 4-16 ml, liều tối da an toàn là 60ml trong 24 giờ. Trẻ nhỏ cần liều hơi cao hơn liều người lớn tính theo kilogam thể trọng. Dầu khó uống do vị khó chịu và tính chất nhớt nên đôi khi được dùng dạng nhũ dịch ngọt thơm, hoặc viên nang, nhất là đối với trẻ em. Dầu thầu dầu có khi được dùng trong bột nhão để gây sẩy thai, và acid ricinoleic trong kem và thuốc đông ngừa thai. Dùng ngoài, dầu thầu dầu là thuốc làm dịu da nhẹ ở dạng thuốc bôi dẻo 5 - 10% để điều trị viêm dạ tiết chất nhờn và bệnh da khác. Dầu sulfat trung tính được dùng thay xà phòng trong trường hợp viêm da tiếp xúc do dầu máy, mỡ bôi trơn, thạch cao. Dầu thầu dầu được dùng làm dung môi để loại bỏ chất kích ứng ở mắt. Những thuốc như atropin, cocain thường được pha chế thành dịch treo trong dầu thầu dầu để dùng cho mắt. Dung dịch natri ricinoleat được dùng làm thuốc tiêm trong liệu pháp gây xơ cứng điều trị giãn tĩnh mạch. Natri ricinoleat và sulfo- ricinoleat có tác dụng khắng khuẩn mạnh và được dùng trong những chế phẩm về răng. Cây thầu dầu trị vàng đa, và dầu thầu dầu bôi vào âm đạo với miếng vải bông mịn để trị bệnh lậu. Lá thầu dầu có trong thành phần một bài thuốc trị sỏi niệu cùng vói 3 dược liệu khác.

Ỏ Népal, nhân dân dùng dầu thầu dầu bôi chữa nứt nẻ da và các chỗ bị sưng tấy ở cơ thể, và bột nhão hạt đắp để trị ghẻ. Để tri nhọt, hạt thầu dầu cùng với hạt Brassìca rapa làm thành bột nhão, đắp. Một miếng vải bông mịn thấm dẫm dầu thầu dầu được dặt vào âm dạo để tri. khí hư. Dầu thầu dầu cũng dược dùng để làm đẻ dễ. Rẽ thầu dầu 10 - 20g sắc với 200 ml sữa và uống lúc còn ấm để trị lỵ; ngày 1 - 2 lần trong 2-4 ngày. Ở Angiêri, hạt thầu dầu chữa chứng rụng tóc dưới dạng thuốc ngâm. Ở Philippin, hạt được dùng chữa tê thấp. Lá giã nhỏ, hơ nóng, đắp cũng chữa tê thấp, sưng tấy.

Ở Haiti, dể chữa viêm phế quản, viêm phổi, người ta xát dầu thầu dầu vào ngực; uống nhũ dịch dầu thầu đầu để làm dịu. Bôi dầu và đắp lá thầu dầu giã nát để chữa bỏng. Uống dầu thầu dầu để chữa sốc thần kinh. Đắp lá hơ nóng, xát dầu thầu dầu để chữa thấp khớp; uống nưóc ngâm lá, xát dầu thầu dầu chữa bệnh da. Chữa chấn thương, bong gân, lá nấu chín giã đắp.

Ở Đông Phi, để trị bệnh sán máng, nhân dân uống nước sắc lá thầu dầu và hơ bụng xông khói của những cụm hoa thầu dầu dải trên than đã tàn nhưng còn nóng. Đắp lá trực tiếp lên trán, trị nhức đầu. Dầu (thu được từ hạt bỏ vỏ, rang và sắc trong nước, gạn dầu nổi lên trên), được dùng trị bệnh ngoài da và ngứa. Nước sắc lá uống làm thuốc diều kinh, dùng dầu bôi làm mểm da, chống tróc da. Để hạ sốt, xát lá hoặc xức nước sắc lá trên khắp cơ thể. Lá nấu chín dắp lên ngực, hoặc uống nước sắc để tăng tiết sữa. Hạt bỏ vỏ không rang trị bệnh phong. Dung hạt chữa bệnh tâm thần và thần kinh. Cao rễ thầu dầu súc miệng chữa đau răng. Xát lá lên ngực chữa viẽm phổi. Dầu thầu dầu được dùng làm thuốc tẩy và trị nấm, vi khuẩn.

Ở Nigiêria, nhân đân đùng dầu thầu dầu trị giun. Ở Ý, dầu thầu dầu được dùng làm thuốc xức trị chứng rụng tóc và gầu.

Bài thuốc có thầu dầu

1. Chữa phong thấp, viêm khớp, bị thương đau nhức, bại lệt, chân tay mỏi: Rễ thầu dầu 30 g; dây đau xương, lõi thông, mỗi vị 20 g. Sắc và chia làm ba lần uống trong ngày.

2. Chữa hen suyễn: Lá thầu dầu tía 12 g, phèn phi 8 g, giã nhỏ, trộn với thit lợn băm, rồi gói trong lá sen non, đun nhỏ lửa, nấu chín ăn.

3. Thuốc gây sẩy thai: rễ thầu dầu tía 30 g; rễ cau, rễ rau ngót, rễ chỉ thiên, rễ cây trinh nữ, rễ chua me đất, mỗi vị 20 g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 7-10 ngày.

4. Chữa sa dạ con: Dùng nhân hạt thầu dầu (dã bỏ vỏ) 60 g, giã nhỏ, chế rượu vào vừa đủ thành bột nhảo, đắp vào huyệt Bách hội giữa đỉnh đầu, va huyệt Quan nguyên (duới rốn khoảng 4 cm ở ngòai 16n), dùng vải băng lại, nằm nghiêng co chân, để từ 3 giờ đến 5 giờ, mở ra dùng nước lạnh rửa sạch. Không để qúa lâu, vì sẽ gây rộp da. Mỗi ngày đắp một lần, liên tục 3 - 5 ngày, nhiều nhất 7 ngày.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC