Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Ngải Nhật

11:07 13/07/2017

Artemisia japonica Thunb.

Tên đồng nghĩa: A. glabrata DC.

Tên khác: Ngải cứu rừng, ngải mẫu hao.

Tên nước ngoài: Armoise japomaise (Pháp).

Họ: Cúc (Asteraceae).

Mô tả

        Cây thảo, sống dai, phân nhánh, cao 0,5 - 1 m. Thân cứng, mọc đứng, có khía rãnh và loonh ngắn. Lá đa dạng: lá gốc hình đấu rộng, khía tai bèohoặc chia thuỳ chân vịt ờ đầu lá trên thân rất hẹp và xẻ sâu, lá gần nhọn xẻ 3-5 thùy từ gốc; tất cả đều có 2 mặt lá nhẵn, không cuống và hơi ôm thân, đầu lá nhọn, gân nổi rõ ở mặt dưới.

      Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chuỳ kép, hình tháp, phân nhánh nhiều thành những chùm hẹp, mỗi chùm lại mang những đầu nhỏ; lá bắc ngắn, hình sợi; hoa màu trắng hoặc vàng; hoa cái 5, hoa lưỡng tính 4-5, không có mào lông; tràng hoa cái hình ống ngắn, có 3 cánh hình tam giác; tràng hoa lưỡng tính hình ống rộng, có 5 cánh; nhị 5; bầu nhẵn, ở hoa lưỡng tính tiêu giảm nhiều.

     Quả bế nhẵn.

Phân bố, sinh thái

      Chi Artemisia L. trên thế giới cỏ khoảng 400 loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm Bắc bán cầu, sau đó mới đến các vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới núi cao; ở vùng nhiệt đới chỉ có vài chục loài. Tại Việt Nam, theo Lê Kim Biên (2007) đã biết 14 loài, trong đó phần lớn số loài là cây mọc tự nhiên.

       Loài ngải Nhật ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, như Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ); Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ); Lào Cai (Sa Pa, Bắc Hà); Sơn La (Mộc Châu); Cao Bằng (Bảo Lạc, Nguyên Bình)- Lạng Sơn (Tràng ,Định, Cao Lộc)... Ở miền Nam mới thấy ở Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Trên thế giới loài này phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc Nhật Bản và Lào.

       Ngải Nhật là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng. Cây thường mọc lẫn trong các tràng cỏ, tràng cỏ xen cây bụi, ở ven đường đi ven rừng,... ở độ cao từ 600 - 1.500m. Cây ưa khí hậu mát ở vùng núi; sinh trưởng phát triển mạnh trong mùa hè - thu. Sau mùa hoa quả, cây có hiện tượng bán tàn lụi mùa đông. Nghĩa là, những cây đã ra hoa quả sẽ bị lụi trong mùa đông, các nhánh mọc ra từ chồi gốc sẽ sinh trưởng phát triển mạnh vào năm sau. Cây tái sinh tự nhiên tốt từ hạt.

Bộ phận dùng

        Toàn cây, dùng tươi hoặc phơi khô.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng kháng vi sinh vật của tinh dầu ngải Nhật

           Dung dịch 1% tinh dầu ngải Nhật có tác dụng ức chế các vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa,  Staphylococcus aureus và Streptococcus faecalis. Tinh dầu không có tác dụng trên Escherichia coli.

         Tác dụng kháng nấm mạnh cũng thấy khi thử với Candida albicans và Sporotrichum schenckìi [Kletter - Kriechbaum, 2001:317-319],.

2. Tác dụng trên ký sinh trùng sốt rét

         Cao chiết bằng ethanol của phần trên mật đất của cây ngải Nhật đã được thử trên ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum chủng nhạy với cloroquin và chủng kháng cloroquin. Kết quả: cao có tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét có mức độ khá trên cả 2 chúng, với nồng độ tối thiểu có hiệu quả là 75 - 250 μg/ml. Nồng độ tối thiểu có hiệu quả được quy định là ở nồng độ này, 50% mẫu môi trường nuôi cấy, ký sinh trùng sốt rét không phát triển được [Tài liệu đã đẫn].

Tính vị công năng

      Ngải Nhật vị đắng, hơi ngọt, có mùi thơm, tính bình; có công năng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khu phong thấp, chi huyết, lương huyết. Sách "Biệt lục" ghi: toàn cây ngải Nhật vị đắng tính ôn; sách "Cương mục" ghi: vị đắng, hơi ngọt, tính ôn; còn sách "Trung dược tìr hài" ghi: vị đắng, hơi ngọt, tính hàn; có công năng thanh nhiệt, giải biểu, lương huyết, sát trùng [TDTH, >996, II: 297].

      Rễ cây ngải Nhật vị đắng, hơi ngọt, tính ấm; có công năng khu phong trừ thấp, chỉ thống thũng [TDTH. 1996, II: 298].

Công dụng

      Ngải Nhật toàn cây được dùng chữa cảm sốt, nhức đầu (cảm mạo do nắng, sốt không ra mồ hôi); sưng amiđan, lở miệng, sốt rét: lao phổi kèm theo sốt, lao xương; cao huyết áp. Ngày dùng 10 - 20g, sắc lấy nước uống. Để chữa amiđan, tốt nhất là lấy các ngọn ngải Nhật tươi 30 - 60g, thái nhỏ, sắc lên uống ngày 1 thang chia làm 2 lần.

      Dùng ngoài, lấy cây tươi, lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, đắp trị vết thương chảy máu, viêm mủ da eczema, mụn nhọt.

    Để chừa phong thấp, đau nhức xương: dùng 30 - 60g rễ, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần. Ở Tây Tạng, lá non có tác dụng hàn gắn vết thương, do đó được dùng điều trị vết thương bằng cách lấy lá non giă đắp. Tro của lá cây được chiêu với nước, đắp lên chỗ lở loét, vết thương, làm cho tổn thương chóng lành. Ở Ấn Độ, rễ ngải Nhật được dùng điều trị viêm họng; lá sắc đặc rửa hoặc lá tươi giã nát đắp ngoài để trị các bệnh ngoài da [Klctter - Kriechbaum, 2001:318],.

Bài thuốc có ngải Nhật

    Chữa lao phôi phát sốt Ngải Nhật l0g, địa cốt bì 15g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia làm 2 lần.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC