Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Chè xanh nhật

11:06 01/06/2017

Hydrangea macrophylla Seringe var. thunbergii Makino

Tên đồng nghĩa: Hycirangea serrata Seringe var. thunbergii Sgimoto

Tên khác: Chè ngọt, bát tiên hoa, phấn đoàn hoa, tử dương hoa, cam trà, tú cầu lá to.

Họ: Tú cầu (Hydrangeaceae).

Mô tả

Cụm hoa mọc ở ngọn thành đầu tròn to, đường kính khoảng 20 cm, có lông: hoa nhiều màu trang phớt hồng, sau chuyển màu lam, lá đài hình trứng hoặc hình tròn, dài 1 - 2 cm.

Quả ít gặp.

Mùa hoa: tháng 3-5.

Phân bố, sinh thái

Chi Hydrangea L. ở Việt Nam có 3 loài, riêng cây chè xanh trên chỉ là 1 trong 3 thứ (var.) đã biết, thuộc loài gốc H.macrophylla (Thunb.) ser. in DC. chúng đều là nlũrng cây nhập trồng để làm cảnh hoặc làm thuốc.

Chè xanh Nhật được viện Dưọc liệu nhập nội từ Nhật Bản năm 1990. Cây trồng với mục đích lấy lá (khô) xuất khẩu trờ lại sang Nhật Bản. Lúc đầu trồng thí điểm ở Trại cây thuốc Tam Đảo (Viện Dược liệu), đển năm 1992 chuyển lên Trại thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu) tiếp tục hoàn thiện cách nhân giống, kỹ thuật trồng và đưa ra sản xuất

Cây bụi nhỏ, rụng lá hàng năm. Cành to khoẻ,  có lô bì và vết lá rụng. Lá mọc đổi, hình trái xoan  hoặc hình trứng rộng, dài 7-20 cm, rộng 4-10 cm, gốc hình nêm, đầu thuôn nhọn, hai măt có lông thô ở các gân, mặt trên màu lục sáng, mặt dưới  nhạt có màu phớt vàng, mép có răng cưa to đều, cuống lá dài 1 - 3 cm.

Chè xanh Nhật thuộc loại cây bụi, ưa sáng, ưa ẩm và chỉ sinh trường phát triển tốt ở vùng núi, có khí hậu ẩm mát quanh năm. Qua nghiên cứu trồng  ở Sa Pa và Tam Đảo cho thây, cây thích nghi cao với điều kiện tự nhiên ờ Sa Pa, với nhiệt độ bình quân tháng hàng năm khoảng 15°c. Cây sinh trưởng mạnh từ cuối mùa xuân cho đến hết mùa hè, khi nền nhiệt độ ờ đây cao nhất trong năm (18 - 24°C). Cây trồng tại Sa Pa đã thấy ra hoa nhiều nhưng không kết quả. Vì thế cách nhân giống duy nhất hiện nay là tách các nhánh ở gốc. Tuy nhiên, khi mới nhập nội chỉ có vài cá thể, bằng cách giâm cành có sử dụng chất kích thích ra rễ, đã tạo ra lượng cây giống cần thiết để đem lên trồng ở Sa Pa.

Chè xanh Nhật là cây thuốc dễ trồng. Cây trồng có thể cho thu hoạch lá ngay trong năm đầu tiên.

Cách trồng

Nhân giống bằng 2 cách:

- Cách thứ nhất: Đến tháng 11 và đầu tháng 12, sau khi đã thu hết lá, cây bắt đầu ngừng sinh trưỏng. Dùng dao cắt bỏ phần thân, cành, chỉ chừa lại khoảng 10 cm ờ gốc. Cuốc cả khóm, tách 2-3 nhánh/khóm, cẳt bót rễ, sau bó thành từng bó, xếp dựng đứng ở vườn có mái che hoặc đầu, nhà, để ra giêng đem trồng.

-Cách thứ hai: Chọn cành bánh tẻ, lóng ngắn, không bị sâu bệnh, cắt thành đoạn (hom) đài khoảng 10-12 cm, gồm 3-5 đốt. Xử lý chất kích thích ra rễ bằng IBA hoặc NẠA nồng độ 6000 - 8000ppm. Giâm trên luống cát ẩm, sau khi thấy ra rễ thì cấy vào bầu, hoặc giâm thẳng xuống luống đất, khi cây giống ra 1 - 2 chồi (cao 5-10 cm), nhiều rễ thi đem trồng.

Đất trồng: Tơi xốp, nhiều mùn, có pH từ trung bình đển hơi chua. Bao gồm đất ở vườn gia đình hoặc đất nương rẫy. Đất trồng chè xanh Nhật yêu cầu thoát nước, thuận lợi cho việc tưới tiêu.

Thời vụ trồng: Tháng 2 - 4.

Cách trồng: Đất làm kỹ. lên luống, bổ hố với cự ly 40 X 45 hoặc 40 X 50 cm/hổ. Bón lót bằng phân chuồng mục khoảng 20 tấn/ha. Đặt các nhánh cây giống hoặc cây con theo chiều thẳng đứng, lấp đất, lèn chật, nếu khi trồng không gặp mưa cần tưới ngay.

Chăm sóc: Bao gồm nhổ cỏ, xói đất, vun gốc 3 - 4 lần/năm (trước khi cây trỏ- thành khóm to); bón thúc bằng NPK; nếu gặp khi khô hạn dài ngày cần tưới ngay.

Phòng trừ sâu bệnh: Hiện tại cày trồng ở Sa Pa đã xuất hiện sâu cuốn lá và bệnh muội trắng, cần diệt trừ kịp thời.

Thu hoạch: Hái toàn bộ lá bánh tẻ, 3 - 4 lứa/năm. Lá thu được cần rửa sạch, sau phơi hay sấy khô.

Hàng năm, vào khoáng tháng 11 hoặc đầu tháng 12, sau vụ thu hoạch cuối, cần dùng dao hoặc kéo cắt bót toàn bộ phần ngọn, chỉ để lại ở gốc khoảng 35 - 45 cm. Đen mùa xuân năm sau, cây sẽ mọc lên nhiều chồi và cho thu hoạch nhiều lá. Cây trồng sau 3 năm cần trồng lại.

Chè xanh Nhật được trồng khá phổ biến trong các hộ dân ở thị trấn Sa Pa. Dược liệu thu được chủ yểu để xuất khẩu.

Bộ phận dùng:

Lá phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học

Rễ và lá chè xanh Nhật chứa alcaloid. Hoa chứa hydrangenol, acid liydrangeic và 0,36% rutin [The wealth of India, 1959, p. 145]. Các hydrangenosid A, B, c, D cũng được tìm thấy trong lá chè xanh [CA, 1962, 56, 15266], [CA 1972, 76, 1813], [CA, 1979, 91, 17165Z], [CA, 1982, 96, 100897y], [CA, 1986, 104, 17666K],

^zch2-/ÕVoh ọ x OH A = 7R X = 2H Z = CH2 B = 7S X = 2H z = CH2COCH2 c = 7R x = 0 Z = CH2 D = 7S X = o z = CH2

Theo các tác giả Trung Quốc [Trung dược Đại từ điển, 1993, vol. I, 112], chè xanh Nhật còn chứa umbelliferon, acid cinnamic, acid p - coumaric, shimmin và phylodulcin - 8 - o - p - glucosa [Phytochem, 1965, 4(2), p.255].

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng chống sốt rét

Để tìm một thuốc chống sốt rét mới từ nguồn dược liệu tự nhiên, đã sàng lọc 13 loại lá cây mọc ở Nhật Bản, trong đó, thấy cao lá cây chè xanh Nhật ức chế được sự phát triển của ký sinh trùng Plasmodium falciparum in vitro. Nồng độ ức chể 50% (IC50) cùa cao khô lá chè xanh Nhật đổi với P. falciparum là 0,18 ng/ml. IC50 cùa tế bào NĨH3T3 - 3, là dòng tế bào được phân lập từ chuột nhắt trắng, là 7,2 fig/ml. Như vậy là nồng độ cùa cao ức chể tể bào vật chủ gấp 40 lần nồng độ ức chế ký sinh trùng, chứng tỏ dùng thuốc sẽ rất an toàn (Kamei et al., 2000).

Trong những nghiên cứu in vivo, gây nhiễm ký sinh trùng Plasmodium berghei cho cliuột nhất trăng dòng ddY, rồi cho chuột uống cao khô lá cây chè xanh Nhật với liều mỗi chuột 3,6mg/0,2 ml, uông ngày 3 lần trong 3 ngày. Ký sinh trùng sot ret không thây xuất hiện trong máu ở lô chuột dùng thuốc. Còn ở lô đối chứng không điều trị, ký sinh trùng sốt rét xuất hiện trong máu sau khi gây nhiễm ký sinh trùng được 3-4 ngày (Kamei et al„ 2000).

Trong một thí nghiệm khác, thử trên 2 lô, mỗi lô 5 chuột nhắt trắng gây nhiễm Plasmodium berghei. Lô cho chuột uống thuốc, liều như trên, ngày 2 lần, trong 3 ngày liên tiếp. Đến ngày thứ 4, xét nghiệm máu thấy 4 chuột không có, chỉ có 1 chuột có ký sinh trùng sốt rét trong máu; còn lô đối chứng không dùng thuốc, cả 5 chuột đều có ký sinh trùng trong máu. Các tác giả cho rằng, trong lá chè xanh Nhật có chửa hoạt chất có tác dụng chống ký sinh trùng sốt rét (Kamei et al., 2000).

Tác dụng chống ký sinh trùng sốt rét của cao chiết bằng nước nóng lá cây chè xanh Nhật đã được nghiên cứu ở chuột nhất trắng cho nhiễm ký sinh trùng Plasmodium yoelii 17XL. Các chuột đối chứng không dùng cao bị chết sau khi cho nhiễm ký sinh trùng được 6-7 ngày. Còn chuột dùng cao đều sống sót. Sau khi ngừng thuốc, chuột có hiện tượng như tái phát bệnh, nhưng xét nghiệm không thấy có ký sịnh trùng trong máu. Sulfamonomethoxin cũng đã đưọc dùng để so sánh với cao lá chè xanh Nhật chiết bằng nước nóng, thấy sulfamonomethoxm có làm giảm sổ lượng ký sinh trùng trong máu so với lô đổi chứng không dùng thuốc, nhưng không hết hẳn ký sinh trùng (Ishih et al., 2001) Ngoài ra, cao được chiết từ lá phơi khô bằng dung môi 30% và 50% methanol trong nưóc cũng có tác dụng chổng ký sinh trùng sốt rét in vivo (Ishih et al., 2001)

Nghiên cứu nhóm hoạt chất trong lá chè xanh Nhật, so sánh tác dụng chống ký sinh trùng cùa một sổ phân đoạn chiểt lấy alcaloid và đã thử tác dụng trên ký sinh trùng sốt rét Plasmodium yoelii 17XL ờ chuột nhắt trắng. Bốn phân đoạn khác nhau được chiết theo cách để lấy alcaloid và đều thấy có febrifugin và isofebrifugin. Các phân đoạn chiết này được dùng cho chuột với liều tính theo hỗn hợp febrifugin và isofebrifugin là 1 mg/kg, ngày 2 lần trong 5 ngày liên tiếp. Tất cả các chuột thí nghiệm có dùng một trong các phân đoạn chiết alcaloid đều sống, và số lượng ký sinh trùng sốt rét trong máu cũng đều giàm, giống như khi dùng cao chiết bằng nước nóng với liều được liệu tương đương lượng alcaloid 1 mg/kg. Tuy nhiên ờ lô dùng phân đoạn chiết alcaloid, mức độ hoạt tính thấp hơn so với lô dùng cao chiết bằng nước nóng. Ngoài ra, cũng dùng mô hình này, thừ với cao chiết bằng nước nóng từ rễ cây chè xanh Nhật hoặc từ lá cây thường sơn lại không có tác dụng (Ishih et al., 2003a).

Sau khi xác định đưọc alcaloid trong lá cây chè xanh Nhật có tác dụng chổng ký sinh trùng sốt rét, các tác giả đã phân lập lấy hỗn hợp febrifugin và isofebrifugin và thử trên 3 loại ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ờ loài gặm nhấm là Pỉasmodium yoelii 17XL, p. berghei NK65 và p. chabaudi AS ở chuột nhắt trắng dòng ICR (Ishih et al., 2003b)

Gây nhiễm p. yoelii 17XL và p. chabaudi AS cho chuột nhắt trắng bằng cách tiêm phúc mạc 105, 106 và 107 hồng cầu nhiễm ký sinh trùng, còn p. berghei thì tiêm 103, 104 và 105 hồng cầu nhiễm ký sinh trùng. Ba ngày sau khi gây nhiễm ký sinh trùng, cho chuột uống hỗn hợp febrifugin và isofebrifugin được chiết từ lá với liều 1 mg/kg ờ lô điều trị, còn lô đối chứng cho chuột uống dung môi pha thuốc, ngày 2 lần, trong 5 ngày liên tiếp (Ishih et al., 2003b)

Ở lô chuột nhiễm ký sinh trùng p. yoelii 17XL và không dùng thuốc, tất cả chuột đều chết sau thời gian 5-9 ngày, với 2 thông số thấy rõ là thể trọng chuột giảm mạnh, và số ký sinh trùng trong máu tăng. Ở lô dùng thuổc, thể trọng chuột có giảm, nhưng giảm chậm vào những ngày cuối dùng thuốc nhưng lại tăng trở lại sau đó mấy ngày. Chì có một con chuột trong nhóm gây nhiễm ký sinh trùng liều cao bị chết, còn các chuột khác đều sống. Lô chuột dùng thuốc khi xét nghiệm, thấy số lượng ký sinh trùng trong máu rất thấp và sau đó không thấy còn ký sinh trùng trong máu ngoại vi (Ishih et al., 2003b)

Đổi với các chuột nhiễm kỷ sinh trùng p. berghei NK65, toàn bộ số chuột ở lô đối chứng không dùng thuổc đều bị chết sau 7-12 ngày với thể trọng giảm nhiều và số ký sinh trùng:máu tăng. Ở lô dùng thuốc, thể trọng chuột giảm dần và. phải đến sau 12 ngày chuột mới bắt đầu chết, sau 30 ngày chuột mới chết hết. Trong thời gian dùng thuốc (5 ngày), thuốc ức clỉế sự phát triển ký sinh trùng trong máu, nên sổ lượng ký sinh trùng ít hơn rất nhiều so với lô không dùng thuốc. Tuy nhiên, sau khi ngừng thuốc, ký sinh trùng còn sống sẽ phát triển và dẫn đến làm chuột chết (Ishih et ai., 2003b)

Ở chuột gây nhiễm p. chabaudi, cả hai lô điều trị và không điều trị đền có chuột chết và chuột không chết. Thời gian đầu, thể trọng chuột ở cả hai lô đều giảm dần, nên dẫn đến một số chuột chết, nhưng sổ chuột ở lô không dùng thuốc chết nhiều hơn, những chuột sống sót ờ cả hai lô, thể trọng lại tăng dần. Về ký sinh trùng trong máu, ở lô chứng không dùng thuốc, ký sinh trùng tăng nhanh sau khi gây nhiễm, làm cho sổ chuột chết nhiều hơn so với lô điều trị. Nhưng những chuột sống sót, sau đó, không thấy còn ký sinh trùng trong máu ngoại vi. Ở lô dùng thuốc, sự phát triển cùa ký sinh trùng bị ức chế, nhưng sau khi ngừng thuốc ký sinh trùng phát triển làm cho chuột chết, những chuột còn sống không phát hiện được ký sinh trùng ở máu ngoại vi (Ishih et ai., 2003b)

Để nghiên cứu cơ chế tác đụng của thuốc trên ký sinh trùng sốt rét, đã nghiên cứu sự sản sinh cytokin và kháng thể của chuột nhắt trắng dòng BALB/C cho nhiễm ký sinh trùng sốt rét p. yoelii 17XL không điều trị và có điều trị bằng hỗn hợp febrifugin và isofebrifugin. Ở chuột gây nhiễm ký sinh trùng không đùng thuốc, các ký sinh trùng tăng dần trong máu và đẫn đến làm chết hết chuột. Tuy nhiên, ờ chuột cho nhiễm ký sinh trùng và có uổng hỗn hợp thuốc, sổ ký sinh trùng trong máu giảm. Những ngày đầu vẫn còn thấy ký sinh trùng khi xét nghiệm máu đùng kính hiển vi (Ishih et al., 2004)

Định lượng cytokin trong huyết tương, thấy hàm lượng interferon - gamma (IFN - gamma) tăng có ý nghĩa ở cả hai lô điều trị và không điều trị trong vòng tuần lễ đầu tiên sau khi gây nhiễm ký sinh trùng. Vào ngày thứ 20, số chuột ở lô không điều trị đã chết cả, còn hàm lượng IFN - gamma và IL - 4 trong huyết tương tăng có ý nghĩa ở lô điều trị, và sự sản xuất cả hai cytokin này vẫn duy trì đến ngày thứ 40. Sự sản xuất hai loại cytokin ở lô chuột dùng thuốc trùng hợp với sự giảm ký sinh trùng trong máu (Ishih et al., 2004).

Sự sản sinh kháng thể đặc hiệu chống ký sinh trùng trong quá trinh nhiễm ký sinh trùng cũng đã được theo dõi. Ổ lô chuột dùng thuốc điều trị, các immuno - globulin đặc hiệu chống ký sinh trùng như IgGl, IgG2a, IgG2b, và IgG3 tăng có ý nghĩa từ ngày thứ 20, và sự sản sinh kháng thể đặc hiệu chống ký sinh trùng cũng trùng hợp với sự giảm số lượng ký sinh trùng trong máu (Ishih et al., 2004).

2. Tác dụng chống bào từ trùng

Đồng phân trans - febrifugin được chiết từ lả và đài hoa cùa cây chè xanh Nhật có tác dụng chống bào tử trùng (Coccidium), một loại ký sinh trùng ký sinh ở gà, trong khi đồng phân cis lại không có hoạt tính này, mặc dù đã dùng ờ nồng độ gấp 25 lần nồng độ cỏ hiệu quả của đồng phân Trans [Chem Abst., 1991, 115, 64012f; Rastogi, 1998, V: 437 - 8].

3. Tác dụng ức chế giải phóng histamim 

Khi có phản ứng kháng nguyên kháng thể, dưõng bào (mast cell) sẽ giải phóng ra histamin, gây ra các phản ứng dị ứng. Hydramacrosid A và B được phân lập từ lá chè xanh Nhật có tác dụng ức chế sự giải phóng histamin từ dưỡng bào chuột cống trắng (Matsuda et al., 1999a).

4. Tác dụng trên phản ứng phản vệ bị động ở da

Đã nghiên cứu tác dụng chống dị ứng của một số chất được phân lập từ lá cây chè xanh Nhật dùng phản ứng phản vệ bị động (passive anaphylaxis) ở da chuột cống trắng. Kết quả thấy phyllodulcin không có tác dụng, các chất hydrangenol, hợp chất 8 - o - glucosid của hydrangenol, thunberginol A và F ức chế phàn ứng có ý nghĩa. Mặc dù thunberginol A có tác đụng mạnh nhất, nhưng hydrangenol đưọc coi là thành phần có tác dụng chính của lá chè xanh Nhật, vì có hàm lượng cao hơn nhiều so với thunberginol A (Matsuda et ai., 1999a).

5. Tác dụng chổng nấm hại cây trồng

Một protein ký hiệu là HM30 được chiết từ lá cây chè xanh Nhật có tác dụng chống nấm đổi với nhiều loại nấm hại cây trồng. Đã xác định được thành phần acid amin cùa protein HM30 và cũng xác định được khối lưọng phân tử cùa HM30 là 30010 Da (Yang et al„ 2002).

6. Tác dụng kích thích phát triển cây trồng

Gibberillin đã được biết là chất có tác dụng kích thích sự phát triển của cây trồng. Hydrangenol, một chất được phân lập từ lá cây chè xanh Nhật, khi phối hợp vói gibberillin sẽ làm tăng tác đụng kích thích phát triển cây trồng của gibberillin (Asen et al., 1960).

Tính vị, công năng

Lá chè xanh Nhật vị đang hơi cay, tính hàn, có độc, có công năng thanh nhiệt, kháng ngược (chống sốt rét). Tài liệu Trung Quốc ghi: lá chè xanh Nhật có vị hơi đẳng, tính hàn, có ít độc, có công năng thanh nhiệt, trừ phiền, kháng sốt rét [TDTH, 1993, I: 112].

Công dụng

Rễ và lá cây chè xanh Nhật được dùng chữa bệnh sốt rét giống như cây thường sơn (Dichroa febrífuga Lour.). Ngày dùng 9 - 12g sắc uống. Ở Trung Ọuốc, lá và rễ để chữa sốt rét là đo có một alcaloid có công thức phân tử là C16H19O3N2.2HCI, alcaloiđ này có tác dụng chống sốt rét mạnh hơn quinin [Cliopra, 1998: 42]. Ở Vân Nam (Trung Quốc) còn được dùng chữa bệnh về tim như nóng ngực, đánh trổng ngực. Ở Nhật Bản, nhân dân cũng dùng chữa bệnh tim. Ở Indonesia, rễ, lá và hoa được dùng cluìa sốt rét. Riêng hoa còn được dùng chữa bệnh tim [Medicinal herb, 1995: 101].

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC