Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Na

14:05 23/05/2017

Na có tên khác: Mãng cầu dai, sa lê, mác kiếp (Tày), phan lệ chi.

Tên nước ngoài: Custard apple, sugar apple tree, sweet sop (Anh); annone écailleuse, pommier-canellier, attier (Pháp).

Họ: Na (Annonaceae).

Mô tà

Cây nhỏ hay cây nhỡ, cao 2 - 8m, phân cành nhiều. Thân và cành có vỏ nháp màu nâu. Lá mọc so le hỉnh mác hoặc hình bầu dục dài 10cm, rộng 4cm, tròn, đầu nhọn, hai mặt nhẩn gần như cùng màu nhạt.

Hoa mọc riêng lẻ rủ xuống ở kẽ lá, màu vàng lục; hoa có vòng ngoài 3 cánh hẹp và dày, có lông 3 cánh vòng trong nhỏ và đôi khi không có.

Quả kép, hình cầu, màu lục nhạt, gồm nhiều quả mọng là những múi có thịt màu trắng, mềm, ngọt và thơm, bao bọc một hạt màu đen nhánh. Mùa hoa: tháng 3-4; mùa quả: tháng 7-8.

Trong thực tế, có hai loại: Na bở và na dai. Quả na dai khi chín không nứt, các múi dính kết vói nhau.

Na và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Về nguồn gốc của cây na, hiện nay chưa xác định được chính xác, chỉ biết rằng cây đã được trổng từ lâu đời ở khắp các nước vùng nhiệt đới từ Ấn Độ, Mianma, đến Thái Lan, Indonesia, Philippin, Campuchia, Lào, Việt Nam, và một số tỉnh Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, na cũng là loại cây ăn quả quan trọng, được trồng ở khắp các tỉnh nhất là ở Đồng Nai, Ninh Thuận, Binh Thuận, Khánh Hoà... khoảng chục năm trở lại đây, cây được phát triển thêm hàng ngàn hecta ở các tỉnh vùng trung du và núi thấp từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu vào đến khu Bốn cũ.

Na được trồng hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam gồm nhiểu giống. Đó là kết qủa của quá trình chọn lọc và lai tạo, để được những giống na có năng suất cao và chất lượng quả tốt hơn. Ở Philippin, người ta trồng nhiều 2 giống có quả màu xanh trắng và hơi tím. Ở Việt Nam, có hai loại thường gọi là "na dai" và "na bở". Na thuộc loại cây nhiệt đới có biên độ sinh thái rộng; nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng mạnh từ 22 đến 26°c. về mùa đông, cây trồng ở các tỉnh vùng núi phía bắc có thể chịu được nhiệt độ thấp tới 5°c. Cây trổng trên đất mới vỡ ở chân núi đá vôi thuộc Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Binh... có tỷ lệ đậu quả cao. Cây rụng lá về mùa đông, đến giữa mùa xuân năm sau mới ra lá. Sau khi lá đã trưởng thành mới có hoa. Hoa thụ phấn nhờ gió và côn trùng.

Cách trồng

Na là cây ăn quả ngon, được trồng khắp nơi, nhất là ở miền Nam. Cây dễ trồng, đầu tư không nhiều, chóng thu hoạch và thu hồi vốn. Na được nhân giống bằng hạt. Hạt na có vỏ cứng, duy trì dược sức nảy mầm trong nhiều năm nếu để khô. Dù không xử lý (không ngâm nước, không làm xước vỏ cho nước dễ thấm), hạt cũng chỉ cần gieo 20 - 30 ngày là nảy mầm. Có thể gieo thẳng trong vườn ươm hoặc trong bầu. Cây na con sống khoẻ, vẫn sống khi bị đứt rễ. Thời vụ gieo hạt tốt nhất ở miền Bắc vào tháng 9-10, cây con trồng vào mùa xuân năm sau.

Cây na rất dễ tính, cổ thể trổng được ở vùng nóng hoặc vùng nóng có mùa đông lạnh, trên các loại đất kể cả đất cát trắng, đất xấu, nhưng thoát nước, không bị ngập úng, giới hạn pH rất rộng. Hiện nay, na chủ yếu được trồng theo tập quán quảng canh. Tuy vậy, để có hiệu quả kinh tế, cần chú ý đến các biện pháp thâm canh. Hạt được lấy từ những quả to, không bị sâu bệnh để ươm cây giống. Khi trồng, đào hố 40 X 40 X 40cm với khoảng cách 2,5 X 3m (1200 - 1500 cây/ha), bón lót mỗi hố 5 - 7kg phân chuồng. Thời gian đầu, nên tưới đủ ẩm để cây nhanh bén rễ. về sau, chỉ cần tưới khi thời tiết quá khô hạn. Định kỳ làm cỏ, xới xáo và bổ sung phân trước và sau mỗi vụ thu hoạch quả. Sau khi thu quả, tỉa bớt những cành vô hiệu. Hoa na không tự thụ phấn được vì nhuỵ chín trưóc, nhị chín sau. Hơn nữa, khi nhuỵ chín thì hoa vẫn chưa mở to. Vì vậy, chỉ có một số ruồi muỗi nhỏ mới có thể lọt vào trong hoa, việc phát tán phấn hoa bị hạn chế dẫn đến thụ phấn khó. Muốn na sai quả, quả to, phải thụ phấn nhân tạo. Cách làm như sau: vào cuối buổi chiều mát, chọn lấy những hoa chín (cánh đã phát triển dài, màu trắng vàng, đã tách nhau, nhị có màu trắng ngà, bao phấn sắp nứt) ở gần ngọn hoặc ở cành nhỏ, ngắt về để chỗ khô, mát. Cứ một hoa dùng để thụ cho 6-8 hoa. Sáng hôm sau, vào lúc 8-9 giờ, rũ lấy phấn, dùng bút lông, lông gà hoặc bông phất lên nhuỵ. Cách 4-5 ngày, trở lại thụ phấn cho những hoa khác mới chín. Trong một mùa thụ phấn (từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 6) cần thụ phấn 7-10 lần. Na không có sâu bệnh đáng kể, trừ rệp, rệp dinh hại lá và quả. Các côn trùng này rất dễ phòng trừ bằng các loại thuốc sâu sẵn có trên thị trường. Na trồng sau 3 năm cho thu hoạch quả. Khi quả mở mắt (rãnh giữa các múi đầy lên, nứt ra, co mau trắng kem), màu xanh vỏ quả nhạt dần thì hái về, để vài ngày sau sẽ chín. Quả na không bảo quan được lâu vì vỏ quả tự thâm đen, kém hấp dẫn.

Bộ phận dùng

Lá, quả thu hái vào mùa hạ, thu. Hạt lấy ở những quả chín. Dùng tươi hay phơi khô. 

Tác dụng dược lý

Cao chiết thô lá na có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Cao chiết với methanol có tác dụng ức chế với cả vi khuẩn gram dương và gram âm. Cao chiết với ether dầu hoả có tác dụng với Curcularia lunaía và Alternaría alternata. Lá na là thuốc có phổ kháng khuẩn rộng. Cao nưóc hạt na, thử nghiệm in vitro bằng phương pháp khuếch tán dùng khoanh giấy lọc, có tác dụng ức chế yếu các chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, Streptococcus viridans. Cao lá na có hoạt tính ức chế yếu ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum trong thử nghiệm nuôi cấy in viíro. Cao chiết vái cồn 50° của toàn cây na bỏ rễ có tác dụng ức chế sự phát triển của carcinom dạng biểu bì của mũi - họng ngưòi trong nuôi cấy mô. Toàn cây na dưới dạng cao chiết với cồn, với liều cho uống 200mg cao/kg/ngày, trong hai ngày, có tác dụng ức chế sự rụng trứng ở 40% thỏ cái thí nghiệm.

Tính vị, công năng

Quả na vị ngọt, hơi chua, tính ấm, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, làm săn, tiết tinh, tiêu khát.

Công dụng

Lá na (10 - 20g) rửa sạch, giã nát, thêm nước, vắt lấy nước đem phơi sương một đêm, rồi thêm ít rượu, uống trước khi lên cơn sốt khoảng 2 giờ chữa sốt rét. Dùng 5-7 ngày. Quả na ương (chín nửa chừng) thái nhỏ, bỏ hạt, sắc uống chữa kiết lỵ. Quả na chín có tác dụng bổ dưỡng. Quả na đang lớn bị một loài nấm làm hỏng, trở thành khô xác có màu nâu đỏ tím gọi là na điếc hay sa lê, phơi thật khô, tán bột, rồi hòa với giấm, bôi nhiều lần trong ngày chữa sưng vú, nhọt ở vú. Một nắm rễ na, rửa sạch, sao qua sắc uống thấy ra giun đũa.

Chú ý: Hạt na có độc tính cao không được uống. Khi ăn na nếu sơ ý nuốt cả hạt vẫn không bị ngộ độc, vì hạt na có vỏ dày và rất cứng bao bọc, ngăn không cho nhân hạt tác dụng vói môi trường nên không gây độc.

Bài thuốc có na

1. Chữa sưng vú: Lá na, lá bồ công anh, đều bằng nhau, giã nát, đắp vào chỗ sưng.

2. Chữa mụn nhọt có mù, đầu đinh: Lá na, lá bồ công anh, lá ớt, lá táo, lá tử vi, đều bằng nhau, giã đắp.

3. Chữa sốt rét: Lá na 15g, ngải cứu l0g, thạch xương bổ 8g. Sắc uống ngày một thang, trong 5-7 ngày.

4. Chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Quả na điếc 20g (đốt tổn tính), cỏ lào (ngọn non) 50g, gạo tẻ 30g (rang thật vàng), sắc uống làm 3 lần trong ngày.

5. Chữa ho, viêm họng: Quả na điếc, sinh địa, lá bạc hà, mỗi vị 50g; rễ xa can 30g; cam thảo dây, lá chanh, lá táo, mỗi vị 25g Tất cả phơi khô (riêng quả na điếc đốt tồn tính) giã nhỏ, tán bột, rồi trộn với 150g đưòng đã nấu thành sừo để làm viên, mỗi viên 0,5g. Ngưòi lớn: ngày uống 6 - 8 viên, chia làm 2 lần; trẻ em: ngày uống 3-6 viên.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC