Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần X

Xuân Hoa

17:05 18/05/2017

Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk.

Tên khác: Hoàn ngọc, nhật nguyệt, tu lình, cây con khỉ, trạc mã, thần tượng linh, cây mặt quỷ.

Họ: Ô (Acanthaceae).

Mô tả

Cây bụi, sống nhiều năm, cao 1 - 2 m, phần gốc hóa gỗ màu nâu. Thân non màu xanh lục, phân nhiều cành mảnh. Lá mọc đối, hình mũi mác, dài 12-17 cm, rộng 3,5 - 5 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành xim dài 10-16 cm; hoa lưỡng tính, màu trắng pha tím; dài 5 lá rời nhau; tràng hợp có ống hẹp và dài; 5 cánh chìa làm hai môi, môi trên có 2 thùy, môi dưới 3 thùy, thùy giữa có chấm tím; nhị 4, có 2 nhị lép, chỉ nhị ngắn đính ở họng tràng, bao phấn màu tím; bầu thượng, nhẵn, 2 ô.

Quả nang, chứa 4 hạt.

Phân bố, sinh thái

Chi Pseuderanthemum Radlk. chưa xác định chính xác hiện nay có bao nhiêu loài ở Việt Nam. Theo Raymond Benoist, 1939 có 7 loài; Phạm Hoàng Hộ, 1993 có 9 loài; Nguyễn Tiến Bân, 1997 có 10 loài. Song trong tất cả các tài liệu của các tác giả trên đều ghi nhận xuân hoa là một cây mọc tự nhiên ở vùng núi, vài năm gần đây được trồng rải rác trong nhân dân.

Xuân hoa thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng nhất là khi còn nhỏ. Cây trồng sinh trưởng mạnh trong mùa xuân - hè, mùa đông có hiện tượng nửa rụng lá. Xuân hoa trồng trên 1 năm tuổi mới có hoa quả, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, có khả năng tái sinh cây chồi khỏe sau khi bị chặt. Ngoài ra, cách cắm cành, giâm cành đều có thể tạo thành câv mới.

Cách trồng

Xuân hoa được nhân giống dễ dàng bằng giâm cành. Chỉ cần một đoạn cành hoặc ngọn cây dài 20 - 25 cm cắm xuống đất ẩm là ra rễ. Có thể trồng xuân hoa quanh năm.

Bộ phận dùng

Lá, rễ, thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học

Cây xuân hoa chứa sterol, flavonoid, đường khử, carotenoid, acid hữu cơ, saponin. Bảy chất đã được phân lập trong đó 4 chất là phytol (2 - hexadecen - 1 - ol, 3, 7, 11, 15 - tetramethyl), ß - sitosterol, hỗn hợp đồng phân epimer của stigmasterol và poriferasterol, ß- D - glucopyranosyl - 3 - o - sitosterol. (Trần Công Khánh và cs, 1998; Nguyễn Thị Minh Thu và cs, 2000).

Lá chứa diệp lục toàn phần 2,65 mg/g (lá tươi), N toàn phần 4,90% (chất khô), protein toàn phần 30,80% (chất khô), protein hòa tan 25,50 mg/g (lá tươi), polysaccharid hòa tan 0,80%. Lá tươi chứa Ca 875,5mg%, Mg 837,6 mg%, K 587,5 mg%, Na 162,7mg%, Fe 38,75 mg%, AI 37,50 mg%, V 3,75 mg%, Cu 0,43 mg%, Mn 0,34 mg%, Ni 0,19 mg%. Lá có enzym với hoạt tính cao ở pH 7,5, nhiệt độ 70°c và tương đối bền vững ở nhiệt độ cao, thời gian bảo quản dài. Đã tạo ra được proteinase có hoạt tính tăng 5 lần so với hoạt tính trong dịch chiết và chiếm 0,4% protein trong dịch chiết (Lê Thi Lan Oanh và cs, 1999).

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm: Đã nghiên cứu cao đặc chiết bằng methanol từ cây xuân hoa trên vi khuẩn và nấm, kết quả cho thấy:

- Nồng độ tối thiểu ức chế (MIC) của cao trên Escherichia coli là 200 |ig/ml, chưa thấy có tác dụng trên Pseudomonas aeruginosa.

- MIC của cao xuân hoa mọc hoang trên Bacillus subtiỉis và Staphylococcus aureus là 200 Ịig/ml, trên Streptococcus pyogenes là 400 Cao của xuân hoa trồng có tác dụng yếu hơn. Có một phân đoạn chiết có tác dụng rất mạnh, MIC trên s. aureus chỉ là 10 ug/ml.

- Đối với nấm, cao không có tác dụng trên Aspergillus niger ở nồng độ 400 ng/ml, các nấm Fusarium oxysporum, Rhezoctonia solanii, Saccharomyces cerevisiae và Candida albicans có MIC là 400 ng/ml, riêng Pyricularia oryiae thì MIC là 200 ng/ml. Có phân đoạn chiết có tác dụng mạnh hơn cao 4 - 5 lần.

2. Hoạt tính thủy phân protein (proteinase): Dựa vào kinh nghiệm dân gian, dùng lá cây xuân hoa giã nát đắp vết thương để tiêu mủ và làm tan mụn lồi, đã xác định hoạt tính này. Lá xuân hoa tươi nghiền mịn (có mercaptoethanol), chiết bằng dung dịch đệm phosphat 0,05 - 0,10 M, pH 7,6 theo tỷ lệ 1:20. Khuấy nhẹ bằng máy khuấy từ trong. 30 phút, sau đó ly tâm 12.000 vòng/phút trong 10 phút ở 4°c. Lấy dịch trong ở trên định lượng hoạt tính proteinase. Kết quả:

- Dịch chiết lá có tác dụng thủy phân protein khá, mạnh nhất ở pll 7,5 và nhiệt độ 70°c.

- Enzym bền khi phơi, lá phơi khô ở 60°c, hoạt tính còn 30%. Dịch chiết proteinase từ lá để một tháng ở 4°c, hoạt tính giảm ít.

- Tinh chế proteinase làm tăng hoạt tính lên 5 lần, đạt mức 1,912 IU/mg protein.

3 .Tác dụng ức chế MAO: Đã sàng lọc hoạt tính ức chế monoaminoxydase (MAO) của 58 được liệu, thấy 9 loại có tác dụng mạnh (ức chế trên 80%) là trầm hương, vỏ cây gạo, vỏ thân và lá cây gòn (Ceiba pentandra (L.) Gaertn), hồi, địa liền, khương hoạt, vỏ rễ mẫu đơn và lá phèn đen. Lá cây xuân hoa chiết bằng methanol rồi cô được cao đặc, với nồng độ 6 mg/ml ức chế được 69,9%. Nguồn MAO lấy từ mitochondri của gan chuột cống trắng và cơ chất dùng là kynuramin.

4. Tác dụng bảo vệ gan: Chế phẩm dùng là cao toàn phần lá xuân hoa đã loại bỏ chlorophyl. Cho chuột nhắt trắng uống cao 3 ngày liền, liều môi ngày 250 mg/kg. Gây tổn thương gan bằng tiêm i.p. tetrachlorid carbon (CC14) vào ngày thứ ba sau khi cho uống thuốc được 1 giờ. Tổn thương gan sẽ làm tăng quá trình peroxv hóa lipid màng tế bào gan, làm tăng hàm lượng malonvl dialdehvd (MDA) trong gan. Ngày thứ tư, lấy máu xét nghiệm enzym gan và lấy gan dịnh lượng MDA.

Kết quả ở lô gây tổn thương bằng liều CCI4 là 0,5 ml/kg, hàm lượng MDA tăng 95,8% so với lô đối chứng không dùng CCI4. Lô dùng thuốc + CC14, hàm lượng MDA chỉ tăng 5,9%. Khi gây tổn thương gan bằng liều CC14 là 1 ml/kg, hàm lượng MDA tăng 180,6%, còn lô dùng thuốc + CC14, chỉ tăng 112,9%. Các enzym gan ASTT và ALT ở lô dùng CC14 liều 0,5 ml/kg tăng hơn 2 lần, còn lô dùng thuốc + CCI4, hoạt tính enzym không khác nhiều so với lô đối chứng không dùng gì.

5. Độc tính: Đã cho chuột nhắt trắng uống cao đặc với các liều 0,83 g/kg; 1,67 g/kg và 3,13 g/kg, chuột vẫn hoạt động bình thường. Tăng liều lên 5,56 g/kg; 9,19 g/kg và 11,5 g/kg, chuột giảm hoạt động, nhưng sau một giờ, chuột trở lại trạng thái bình thường.

Công dụng

Nhân dân thường dùng lá cây xuân hoa chữa đau bụng do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đòn ngã tổn thương, vết thương, tiêu mủ, mụn lồi:

- Chữa rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, trĩ nội: Mỗi lần 7 lá, ngày 2 lần, 3-5 ngày.

- Chữa đòn ngã bị thương chảy máu hay tụ máu, lở loét, làm tan mụn lồi: Lấy lá, số lượng tùy yêu cầu, giã nát, đắp. Trong những năm 90, người ta còn truyền nhau rằng lá cây xuân hoa là "thần dược", có thể chữa được nhiều loại bệnh khác như suy nhược thần kinh, bệnh thận, huyết áp cao hay thấp, ung thư gan, phổi.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC