Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cóc Kèn Leo

11:07 08/07/2017

Cóc Kèn Leo có tên đồng nghĩa: Díìlbergia scandens Roxb.

Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Dây leo rất to, dài đến 30m. Thân cành có lông màu xám nhạt, sau nhẵn, có những bì không và rãnh dọc. Lá kép mọc so le, lá chét 9-19, cứng và dai, hình bầu dục hoặc thuôn, dái 2 - 5cm, rộng 1,5-2 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông rải rác màu hai trắng, gân lá chằng chịt thành mạng lưới rõ.

Cụm hoa mọc ờ kẽ lá thành chùm dài 8-40 cm, cỏ lông màu hung; hoa 5-12, màu trắng hoặc hồng nhạt; lá bắc con xẻ đôi dưới đài hoa; đài hình phễu, mặt ngoài có lông, lá đài hơi khía răng; tràng có cánh cờ thuôn đảo, cánh bên có lông, có tai rõ, cánh thìa hình liềm, có tai; nhị 10, ẩn trong bao hoa; bầu có lông, 6-10 noãn. 

Quả dài 2,5 - 7 cm, rộng 1-1,5 cm, thuôn ớ hai đầu, thắt lại giừa các hạt, có lông mềm, có cánh; hạt 1 - 4 hình thận, dài 8 mm, rộng 6 mm.

Phân bố, sinh thái

Chi Derris Lour. trên thế giới có khoảng 70 loài, phân bố chù yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, chi này có 13 loài, loài cóc kèn leo mới chỉ thấy phân bố ở các tỉnh phía nam, như Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, ngoại thành Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang (Phan Ke Loc và J. E. Vidal, 2000) và một địa phương khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Trên thế giới, cóc kèn leo được ghi nhận phân bố ở Ấn Độ, Xri Lanca, Bănglađét, Pakistan, Mianma, vùng ven biển phía đông - nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Philippin và Australia.

Cóc kèn leo là cây ưa sáng, thường leo trùm lên một số cây bụi, cây gỗ nhỏ ở các bờ kênh rạch (vùng đồng bằng sông Cửu Long), bờ suối ở cửa rừng hoặc ở ven rừng kín thường xanh. Cây phân cành nhiều và chỉ có những cành tiếp xúc nhiều với ánh sáng mới ra hoa quả nhiều và hàng năm. Cóc kèn leo tái sinh tự nhiên chù yếu bằng hạt. Tuy nhiên, do cây mọc gần nguồn nước, khi hạt phát tán thường bị cuốn trôi, chi có những hạt mắc lại vào bờ mới có cơ hội nảy mầm. Cây còn có khả năng tái sinh chồi khỏe sau khi bị chặt phát. Cóc kèn leo gieo trồng được bằng hạt.

Bộ phận dùng

Thân hoặc rễ.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng diệt côn trùng

Đã nghiên cứu tác dụng chống xâm hại cây cùa côn trùng (tác dụng làm cho côn trùng không ăn hại cây chủ nữa) và ức chế sự phát triển côn trùng của 11 hợp chất được phân lập từ rễ cây cóc kèn, trong đó có chất derrisdion A. Côn trùng nghiên cứu ở đây là Achaea janala là loại côn trùng xâm hại cây thầu dầu. Mười một hợp chất nghiên cứu được hoà thành các nồng độ khác nhau và phun vào cây thầu dầu có côn trùng A. janata.

Kết quả: Nhiều chất có tác dụng chổng xâm hại, gây độc hoặc làm cho côn trùng phát triển bất thường sau khi tiếp xúc. Hợp chất derrisdion A có hoạt tính khác với chỉ số chống xâm hại là 58,6 ± 1,7% ở nồng độ 10µg/ml trên A.janata (Sreelatha et al., 2010). Để nghiên cứu cơ chế tác dụng diệt côn trùng của cây cóc kèn leo, đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của các flavon trong cây cóc kèn leo trên hoạt tính của một số protein kinase. Kết quả cho thấy:

a) Cóc kèn leo có tác dụng diệt côn trùng là do có chứa các hợp chất isoflavon prenyl hoá như warangalon, acid robustic;

b) Các hợp chất isoflavon prenyl hoá có tác dụng diệt côn trùng là do ức chế tiểu đơn vị xúc tác protein kinase phụ thuộc AMP vòng (cAK: cyclic AMP - dependent protein kinase) ở gan chuột cống trắng với IC50 = 3,5 micromol (tức là rất mạnh);

c) Các cây cỏ khác có isoflavon prenyl cũng ức chế cAK nên cũng có tác dụng diệt côn trùng như 8 - gama, gama - dimethylallyl weighteon; 3' - gama, gama - dimethylallyl weighteon và nallanin;

d) Nghiên cứu trên một số protein kinase khác như kinase mạch nhẹ myosin (MLCK: myosin light chain kinase) phụ thuộc calmodulin loài chim, protein kinase c (PKC) phụ thuộc phospholipid và phụ thuộc Ca2' não chuột cống trắng, cũng như protein kinase phụ thuộc Ca2’ cùa mầm lúa mì, warangalon có tác dụng ức chế rất yếu;

e) Các isoflavon mà nhóm prenyl đã bị thay thế hoặc các isoflavon không có nhóm prenyl đều không có tác dụng hoặc có tác dụng ức chế yếu (Wang và Ternai et aL 1997).

2. Tác dụng chống viêm Cao nước và cao ethanol cùa thân cây cóc kèn leo đã được nghiên cứu trên một số mô hình viêm thực nghiệm.

Kết quả: Cao nước cóc kèn leo làm giảm có ý nghĩa sự giải phóng myeloperoxyd, làm giảm sự sản sinh ra các eicosanoid, mà nhiều chất là những chất trung gian gây viêm. Cao cóc kèn leo cũng có tác dụng ức chế mạnh sự sản sinh ra leucotrien B4 (LT B4). Trên mô hình gây phù chân sau chuột cống trắng bằng caragenin, cao cóc kèn leo làm giảm phù chân chuột khi tiêm phúc mạc nhưng tác dụng không rõ khi cho chuột uống (Laupattakasem et al., 2003). Ba isoflavonoid được phân lập từ cao chiết nước cùa thân cây cóc kèn leo là 7 - o - alpha - rhamno (1 -> 6) - beta glucosyl giycosid của genistein (1), 3' - gama, gama - dimethy- lallylvveighteon (2) và scandenin (3) có tác dụng ức chế cao sự sản sinh eicosanoid in vitro, nhưng phân tích HPLC (sắc ký lỏng hiệu năng cao) chỉ rằng genistein là chất chiếm hầu hết tác dụng của cao toàn phần (Laupattakasem et al., 2004).

3. Tác dụng ức chế enzym alpha - glucosidase

Alpha - glucosidase là enzym ở rìa bàn chải cùa ruột, có chức năng thuỷ phân tinh bột, dextrin và các disaccharid thành glucose, glucose hấp thu vào cơ thể làm tăng glucose huyết. Cao hexan và cao chloroform cùa cóc kèn leo đều có tác dụng ức chế mạnh alpha - glucosidase. Đã xác định được các isoflavon prenyl hoá có trong cóc kèn leo là scandenon. scandinon, 4'. 5', 7 - trihydroxy- biprenylisoflavon, isoscandinon, scandenin A và scandenin B là các hoạt chất trong cóc kèn leo có tác dụng ức chế alpha - iilucosiđase (Rao. Srinivas et ai., 2007).

4. Tác cỉụng chống oxy hoá và quét dọn gốc tự do

Cao cóc kèn leo có lác dụng chống oxy hoá (Laupattarakasen et al, 2003). Cũng đã xác định được genistein và các hợp chất isoprenyl hoá trong cóc kèn là những chất chống oxy hoá mạnh (Laupattarakasen et al, 2004). Các isotlavon prenyl hoá trong cóc kèn như scandenon, scandinon, scandenin A, scandenin B, isoscandenon còn có tác dụng quét dọn gốc tự do (Rao, Srinivas et al„ 2007).

5. Tác dụng trên hệ miễn dịch

Đã nghiên cứu tác dụng cùa cao ethanol chiết từ cóc kèn leo trên chức năng miễn dịch qua các thông số: sự tăng sinh lymplio bào; hoạt động cùa tế bào diệt tự nhiên (NK: natural killer) và sự tiết interleukin - 2 (IL - 2) và IL - 4 in vitro.

Kết quả:

a) Đáp ứng tăng sinh lympho bào cùa người binh thường (người không bị suy giảm miễn dịch) tăng có ý nghĩa ở các nồng độ 10ng/ml, 100ng/ml, 1µg/ml và 5µg/ml. Nhưng nếu dùng nồng độ rất cao (100|ag/ml) thi đáp ứng này lại giảm có ý nghĩa;

b) Cao cóc kèn ở nồng độ 10ng/ml, 100ng/ml. µg/ml và 10µg/ml làm tăng có ý nghĩa chức năng của tế bào NK ở người bình thường;

c)  Hoạt tính cùa tế bào NK ở máu người bị nhiễm HIV (người bị suy giám miễn dịch) cũng tăng có ý nghĩa ở nồng độ 10µg/ml;

d) Ngoài ra, cao cóc kèn còn làm tăng tiết IL - 2 từ bạch cầu đơn nhân máu ngoại vi người, trong khi không có ảnh hưởng trên II. - 4.

Kết luận: Cao cóc kèn có tác dụng kích thích miễn dịch in vitro trên bạch cầu đơn nhân máu ngoại vi ở người không bị suy giảm miễn dịch hoặc người bị suy giảm miễn dịch (Srivvanthana et al.. 2001).

5. Tác dụng độc tế bào

Tính độc tế bào (cytotoxicity) được xác định nhờ thử nghiệm MTT [3 - (4, 5 - dimethylthiazol - 2    - vl) - 2. 5 - diphenyltetrazoliiiin bromide). Nguyên lý của phương pháp là tế bào sống có khá năng khử MTT thành một phức hợp có thể định lượng được bằng phổ quang kế. Trong môi trường nuôi tế bào, nếu có chất độc tế bào thì tế bào sống sẽ giảm và mật độ quang nhỏ.

Kết quả: Genistein và glycosid cùa genistcin không có tính độc tế bào, nhưng các hợp chất prenvl hoá cùa cóc kèn, ở nồng độ cao có độc tế bào và làm tăng sự giải phóng LDH (lacticodehydrosỉenase) từ bạch cầu hạt (Laupattarakasem et al.. 2004).

Tính vị, công năng

Chưa có tài liệu đề cập vì cây có độc.

Công dụng

Cóc kèn có độc, nên nhân dân ta chỉ dùng ngoài. Rễ và vỏ thân được dùng đế duốc cá. Rễ và thân cóc kèn (dùng cả vỏ) phơi khô, nghiền thành bột để diệt côn trùng. Ở Thái Lan, thân cây cóc kèn được dùng để lợi tiểu, nhuận tràng, long đờm, điều kinh, để điều trị cảm lạnh, đau lưng, đau cơ [De Padua et al„ 1999, vol. 1: 234]. Nlnrng cần thận trọng vì cây có độc. Ở Indonesia, rễ cóc kèn để diệt côn trùng, gôm cây được dùng để duốc cá [Med. herb index. 1995: 119]. Ở Malaysia, rễ cây hoặc vó thân nghiền thành bột đế diệt côn trùng [Perry et al.. 1980: 212], Ở Ấn Độ, cây cóc kèn được dùng để duốc cá [Chopra ct al., 2001: 94]. Vỏ cây để thông mật [Nadkarni. 1999: 445].

 

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC