Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thổ Tam Thất

09:05 18/05/2017

Gynura pinnatißda L.

Tên đồng nghĩa: Gynura japonica (Thunb.) JueL., G. segetum (Lour.) Merr. 

Tên khác: Bạch truật nam.

Họ: Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, cao 40 - 60 cm. Rễ củ mập, sần sùi, hình tròn. Thân ngắn có rãnh. Lá mọc so le, rất sít nhau ỏ gốc, chia thùy to không đều, mép khía răng nhọn, thùy tận cùng rộng hơn, trên mặt lá đôi khi có nhiều đám đốm tím; cuống lá rất ngắn, có phiến men theo.

Cụm hoa mọc ở đầu ngọn hoặc kẽ lá gần ngọn thành ngù thưa hoa, mỗi ngù gồm 1-3 dầu; lá bắc ngoài ngắn, lá bắc trong dài; hoa lưỡng tính, toàn hình ống, màu vàng sẫm đến vàng cam, mào lông mềm màu trắng; tràng có ống dài loe ở đầu, 4-5 thùy nhọn; nhị 4-5; bầu hình trụ.

Quả bế, hình trụ, mang một mào lông trắng ở đỉnh.

Mùa hoa quả : tháng 4-6.

Phân bố, sinh thái

Gynura Cass. là chi tương đối lớn, gồm các loài thân thảo phán bố rải rác từ vùng ôn đới ấm đến vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam, có 10 loài. Loài thổ tam thất có nguồn gốc ở vùng Đông Himalaya, sau phát triển rộng xuống phía nam, bao gồm Ân Độ, Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một số nước khác ở vùng Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, thổ tam thất gập rải rác ở các tỉnh miền núi, từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai dến phía tây tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Hiện nay chưa có tài liệu về sự phân bố của loài này ở các tỉnh phía nam. Cây cũng được trồng rải rác ở vườn một số trạm y tế xã hoạc cơ sở chữa bệnh theo y học cổ truyền ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

Thổ tam thất là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, thường thấy ở vùng nương rẫy cũ trên núi đá vôi. Hàng năm, vào tháng 4 - 5, từ gốc và rễ củ (dưới mặt dất) mọc lên phần thân mang lá. Phần trên mặt đất sinh trưởng nhanh trong mùa mưa ẩm; ra hoa quả vào đầu mùa thu, sau đó bị tàn lụi. Phần dưới mặt đất tồn tại được qua mùa đông lạnh kéo dài.

Cách trồng

Thổ tam thất được trồng ở một số nơi như Hòa Bình, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên. Cây ưa đất cát pha, thịt nhẹ, nhiều màu, không úng ngập. Cây trồng thường chỉ sống từ 12 đến 18 tháng, cây mọc hoang có thể sống lâu hơn, củ cái thối đi, mầm mới lại phát triển.

Thổ tam thất được nhân giống bằng hạt. Hạt được gieo ở vườn ươm. Khi củ to bằng quả táo thì đánh ra trồng. Thời vụ gieo hạt vào tháng 8-9, đánh trồng vào tháng 2-3.

Đất trồng cần cày, bừa, dể ải, lên thành luống cao 20 - 30 cm, mặt luống khum hình mai rùa, rộng 70 cm để trồng hàng đôi lệch nanh sấu, cách nhau 30 - 40cm. Bón lót cho mỗi hecta 20 - 25 tấn phân chuồng mục, 150 - 200 kg phân lân; ngoài ra, có thể bón thêm phân vi sinh. Phán trộn đều với đất theo hốc, rồi đặt mầm giống, lấp đất, dận chặt, tưới giữ ẩm. Thường xuyên làm cỏ, xới xáo, vun gốc, vét rãnh và bón thúc 2-3 lần bằng nước phân, nước giải hoặc dạm pha loãng.

Cây trồng sau 18 tháng, có thể cho củ to, nạng đến 500 - 700g.

Bộ phận dùng

Rễ củ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái miếng phơi hay sấy khô. Khi dùng sao vàng.

Thành phần hóa học.

Liu Yufen; Sun fengying đã xác định trong phần trên mặt đất của thổ tam thất chứa các alcaloid loại pyrolizidin, acis succinic, D. manitol, thymin, adenin va NH4CL.

Hoạt chất chống viêm được quan sát thấy do D. manitol, acid succinic, NH4CI và các alcaloiđ pyrolizidin (CA. 108, 1988, 201785 g).

Yuan. s. Q; Gu. G. M. đã tách được 6 alcaloid, trong đó 4 chất được xác định cấu trúc là senecionin, seneciphylin, (I) seneciphylinin và (E) seueciphvlin (II)

(CA. 113, 1990, 112 479 v)

Ngoài ra, thổ tam thất còn chứa gynurin.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng cầm máu. Dung dịch tiêm chế từ thổ tam thất nồng độ 10% thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, với liều 0,5 ml/1 chuột bằng đường tiêm xoang bụng hoặc cho thẳng vào dạ dày, đều có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu và thời gian chảy máu.

2. Tác dụng gây tê. Dạng chiết nước từ thổ tam thất với nồng độ 1:20 trên tiêu bản ngâm chân ếch có tác dụng gây tê bề mặt, trên tiêu bản thần kinh - cơ đùi ếch có tác dụng phong bế sự truyền dẫn thần kinh, làm mất phản ứng co cơ khi kích thích phía trên dây thần kinh toạ.

3. Các tác dụng khác. Dạng chiết từ thổ tam thất thí nghiệm trên chuột với liều 36 mg/kg cho thẳng vào dạ dày, có tác dụng làm giảm sự di chuyển các hạt mực tàu trong ruột.

Chất senecionin có tác dụng kháng sốt rét, đồng thời có thể gây hoại tử gan trên chuột cống trắng thí nghiệm. Đối với hệ cơ trơn của ruột, có tác dụng giải co thắt, đồng thời có tác dụng làm hạ huyết áp.

Độc tính. Chất gynurin của thổ tam thất thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng dường tiêm xoang bụng có LD50 = 80,72 ± 2,7 mg/kg. Nếu dùng với liều 50 mg/kg tiêm xoang bụng, tiêm cách nhật 2 mũi thì toàn bộ chuột thí nghiệm dều chết, gây hoại tử gan, còn dùng các liều thấp hơn (10, 20, 30 mg/kg) tiêm liên tục trong 6 - 7 ngày lại gây tổn thương gan ở mức độ khác nhau.

Tính vị, công năng

Thổ tam thất có vị ngọt, đắng, tính ôn, có tác dụng tán ứ, chỉ huyết, chỉ thống, giải độc, tiêu thũng.

Công dụng

Rễ củ thổ tam thất sắc hoặc ngâm rượu uống, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ làm thuốc bổ và điều kinh. Còn dùng chữa sốt. Ngày 6 - 12g.

Lá thổ tam thất sắc, ngậm chữa viêm họng. Dùng ngoài, lá giã nát đắp làm tan mụn nhọt.

Ở Trung Quốc, thổ tam thất được dùng chữa vết thương chảy máu, huyết lỵ, chảy máu sau khi đẻ, kinh quá nhiều, côn trùng rắn độc cắn.

Bài thuốc có thổ tam thất

1. Chữa vết thương sưng đau :

Thổ tam thất, hổ trượng mỗi vị 15g. sắc nước pha thêm rượu và đường đỏ lượng thích hợp, uống.

2. Chữa ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện có máu, chảy máu tử cung :

Bột thổ tam thất mỗi lần uống 4,5 - 9,0g với nước đun sôi để nguội.

3. Chữa rắn cắn :

Rễ thổ tam thất (tươi) giã nhỏ đắp vết thương.

 

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC