Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần Đ

Đa Đa

13:05 19/05/2017

Harrisonia perforata (Blanco) Merr.

Tên đồng nghĩa: Harrisonia paucijuga (Benn.) Oliv.

Tên khác: Dây hải sơn, dây xân, dây săng, cò cưa, mắt mèo gai.

Họ: Thanh thất (Simaroubaceae).

Mô tả

Cây bụi, phủ lông mịn như len. Thân cành có gai cong, cành non màu nâu tím. Lá kép mọc so le, 5-11 lá chét hình trứng, nguyên hoặc khía răng, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng màu lục sẫm, mặt dưới nhạt; cuống chung có cánh giữa các lá chét.

Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá thành xim; hoa màu trắng; đài gồm 5 thuỳ nhỏ có lông; tràng có 5 cánh thuôn; nhị 10; bầu có 5 thuỳ. Quả hạch, hình cầu, hơi dẹt, thịt màu đỏ đen; hạt cứng.

Đa đa và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Harrisonia R.Br., chỉ có một loài đa đa ở Việt Nam. Cây cũng phân bố khá phổ biến ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, bao gồm Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippin và Indonesia. Ở Việt Nam, vùng phân bố của đa đa từ Sơn La, đến Kiên Giang và đảo Phú Quốc. Một số tỉnh ở Tây Nguyên, Đông Tây Nguyên như Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà... là nơi có cây mọc tương đối tập trung.

Đa đa thuộc loại cây bụi mọc dựa, ưa sáng và có thể chịu được hạn, thường mọc thành quần thể lớn ở các loại rừng thưa thứ sinh và bờ nương rẫy. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, cây con mọc từ hạt quanh cây mẹ nhiều. Do thân cành có nhiều gai, nên đa đa còn được trồng làm hàng rào bờ nương rẫy.

Bộ phận dùng

Vỏ thân, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi sấy khô. Rễ, cành, lá đôi khi cũng được dùng.

Thành phần hoá học

Từ dịch chiết n butanol và methylen chlorid của cây đa đa, bằng phương pháp kết hợp sắc ký cột trên silica gen và điaion HP20 và sắc ký chế luyện, người ta đã tách được các chromon là perforatin c, (1) D(2) E(3) F(4) và perforatin G(5), heteropeucenin - 7 - methyl ether (6); heteropeucenin - 5. methoxy - 7 - methyl ether (7); 2 hydroxymethyỉallo pataeroxylin-5- methyl ether (8) perforatin A (9) acid perforatic (10) và acid perforatic, acid perforatic meihyl ester (M) methyl ether (11); các chất coumarin scopoletin; cedrelopsin, xanthoxyletin, một phenyl propanoid, và conyferyl aldehyd (Phytochemistry 1995 40(6) 1787-90)

Các hợp chất chromoii peucenin 7 methyl ether, o methyl alloptaeroxylin và acid perfolic cũng đã được phân lập từ cành đa đa (CA.1995, 123, 251328 r).

Trong cành , người ta cũng tìm thấy các quasinoid perforaquasin A, B, c và limonoid perforin A (CA. 1996, 124 284318 m).

Chất perforâtinolon là một limonoid đã được xác minh cấu trúc (12) (CA. 1995, 122, 209740 y)

Một tetranortriterpenoid perforatin cũng được phân lập từ da đa (CA.1991,114, 182069 g)

Ngoài ra, còn có acid gallic, sitosterol và 3 - 0 - p -D glucopyranosyl sitosterol.

Tính vị, công năng

Đa đa có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Công dụng

Theo kinh nghiệm của nhân dân Việt Nam và một số nước Đông Nam Á (Campuchia, Philippin), cây đa đa được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ, kinh nguyệt không đều, sốt rét.

Trong kháng chiến chống Mỹ, vỏ thân đa đa được cán bộ và bộ đội Khu 5 dùng chữa lỵ và làm thuốc điều kinh. Xí nghiệp liên hiệp Dược tỉnh Đắc Lắc đã sản xuất viên H2 gồm đa đa và mức hoa trắng. Cách làm cụ thể như sau : vỏ thân đa đa phơi khô 1000g, lấy 500g thái nhỏ, nấu với 2 lần nước, lọc, rồi cô lại thành 0,5 lít cao lỏng. Lấy nốt 500g dược liệu còn lại tán nhỏ, rây bột min. vỏ thân mức hoa trắng đã phơi khô 1000g, cũng chế biến như trên. Trộn cao lỏng và bột của hai dược liệu trên, rồi thêm bột nếp sao cho được một khối lượng đủ để sản xuất 5000 viên. Liều dùng mỗi ngày 8-10 viên.

Ngoài ra, người ta còn lấy vỏ thân cây đa đa phối hợp với gỗ cây bách bệnh và vỏ thân cây dền phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống trong ngày, chữa sốt rét. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ đa đa pha chế thành dạng sirô cũng dùng chữa sốt rét. Ở Thái Lan, rễ đa đa là thuốc hạ sốt.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC