Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Tỏi Tây

11:05 17/05/2017

Tỏi Tây có tên nước ngoài: Leek (Anh), poireau (Pháp).

Họ: Hành (Alliaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống hai năm, cao 0,40 - lm. Thân hành hình trụ, màu trắng, dài khoảng 20cm, rộng 1 - 2cm, do các bẹ lá mọc ốp vào nhau tạo thành. Lá hình dải, xếp thành hai dãy phẳng hoặc gấp lại thành hình chữ V, đầu nhọn, gân song song, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt.

Cụm hoa mọc ở giữa túm lá thành tán giả dạng dầu to, tròn, cuống dài; bao hoa không màu, nhị màu hồng.

Quả nang, hình tam giác có 3 ô, mỗi ô chứa 2 hạt có cạnh, màu đen.

Phân bố, sính thái

Tỏi tây là một nhóm thuộc các giống tỏi, bắt nguồn từ loài Allium ampeloprasum L. mọc tự nhiên ở vùng Địa Trung Hải. Ở khu vực này, có nhiều giống tỏi tây dược trồng vối nhiều lên gọi khác nhau, như tòi Thổ Nhĩ Kỳ, tỏi Kurrat, tỏi Taree Irani... Tỏi tây đã trở thành loại rau gia vị được trồng phổ biến từ vùng ôn đới ấm đến vùng cận nhiệt đới, thuộc châu Âu, châu Á và châu Mỹ.

Ở vùng nhiệt đối như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan... tỏi tây thường phải trồng ở vùng núi cao, nơi có điều kiện khí hậu mát hơn vùng nhiệt đới nóng và ẩm. Ở Việt Nam, tỏi tây có lẽ do người Pháp du nhập vào, hiện được trồng phổ biến ở Đà Lạt, vùng ngoại thành Hà Nội và các tỉnh ỏ đổng bằng và trung du Bắc Bộ. Cây có nguồn gốc từ vùng ôn đới, nên ở Việt Nam, thường được trồng vào thời kỳ có nhiệt độ thấp trong năm (vụ đông xuân).

Tỏi tây không có thời gian ngủ như hành tây hoặc hành nén. Cây trồng ở vùng có khí hậu nhiệt đói điển hình (Đông Nam Á) ít thấy ra hoa, nhưng ở Bắc Việt Nam sau khoảng 6 tháng trồng cây có hoa quả. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng và gió; tỷ lệ nảy mầm của hạt thường chỉ đạt khoảng 50%; cây sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ tối ưu tìt 15 đến 20° hoặc 25°c (ở vùng núi cao nhiệt đới) và chịu lạnh khoè về mùa đông.

Các nước Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Trung Quốc có diện tích trồng tỏi tây lớn nhất thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, Indonesia trồng nhiều tỏi tây nhất dể xuất khẩu sang các nước lân cận. Ở Việt Nam, hiện chưa có con số thống kê đầy đủ, nhưng số nơi-trổng tỏi tây có chiều hướng gia tăng, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước.

Bộ phận dùng

Thân hành.

Tính vị, công năng

Tỏi tây có vị cay, mùi thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, diệt khuẩn.

Công dụng

Tỏi tây được trồng chủ yếu để làm rau ăn và cũng dùng làm thuốc. Ở Pháp, tỏi tây được coi là một vị thuốc đặc hiộu đối với các bệnh nhân bị bệnh thận và bàng quang như viêm thận, viêm bàng quang, bí đái. Tỏi tây nấu canh ăn, không dùng muối là một thuốc lợi tiểu mạnh.

Trong y học cổ truyền Tunisie, tỏi tây mọc hoang được dùng chữa bệnh đau dạ dày, tỏi tây trồng lại chữa bệnh lao phổi. Người ta còn dùng tỏi tây ngâm dầu đắp lên tóc làm khoẻ cơ thể với tác dụng tăng lực (Les plantes dans la médecine traditionnelle tunisienne). Tỏi tây còn được dùng trong các trường hợp tiêu hóa kém, thiếu máu thống phong, suy thận, béo phì, dùng ngoài chữa mụn nhọt apxe, mắt cá, chai chân.

Dạng dùng thông thường của tỏi tây là ăn sống thái nhỏ ăn lẫn với các loại rau khác, nấu xúp nấu canh hoặc sắc nước uống. Dùng ngoài, dịch ép từ lá và củ pha với nước dừa hay sữa để rửa mặt giữ da; củ giã nát đắp làm dịu da, chữa mụn nhọt.

Bài thuốc có tỏi tây

1. Chữa bí tiểu tiện, viêm bàng quang: Dùng 5 - 6 củ tỏi tây thái nhỏ cho vào dầu dừa, nấu nhỏ lửa, khi thuốc còn ấm, áp vào bụng.

2. Trị giun ở trẻ em: Rễ con nghiền nhỏ, ngâm trong sữa cho trẻ uống.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC