Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần P

Phượng Vĩ

10:07 13/07/2017

Delonix regia (Bojer ex Hook.) Raf.

Tên đồng nghĩa: Poinciơna regia Bojer ex Hook.

Tên khác: Xoan tây, phượng tây, phượng đỏ, điệp tây, điệp bông đỏ.

Tên nước ngoài: Flame of the forest, flamboyant flame tree (Anh); flamboyant, poinciade, poincie (Pháp).

Họ: Vang (Caesalpiniaceae). 

Mô tả

Cây to, cao 10-12 cm. Cành mọc tỏa ngang. Lá kép hai lần lông chim, có cuống, chung dài 50 - 60 cm, mang 11-18 đôi cuống cấp hai mỗi cuống này có 20 đôi lá chét nhỏ mọc đối, gốc và đâu tròn, hai mặt nhẵn.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành ngù thưa; hoa nhiều màu đỏ; đài hình van có 5 răng, màu lục, mép viền vàng; tràng 5 cánh có mỏng hẹp, đầu loe rộng gần tròn; nhị 10; bầu có cuống.

Quả dài, hơi cong, có hai mảnh vỏ cứng màu nâu; hạt dài và hẹp; có vân nâu.

Mùa hoa: tháng 5-6; mùa quả: tháng 8-10.

Phân bố, sinh thái

Phượng vĩ có nguồn gốc ở Mađagasca, sau được đem trồng khắp vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi. Ở Việt Nam. không rõ cây được nhập nội từ bao giờ, chỉ biết rằng đây là loại cây trồng quen thuộc, đã có từ lâu. Phượng vĩ được trồng thậm chí còn trở nên hoang dại hoá ở khắp tất cả các tỉnh trong đất liền cũng như ngoài hải đảo, ngoại trừ vùng núi cao lạnh trên l.OOOm.

Phượng vĩ là loại cây mọc nhanh, gỗ mềm. Cây đặc biệt ưa sáng, khi còn nhỏ ưa ẩm, sau lớn có thể chịu hạn tốt và cũng có thể sống được trên nhiều loại đất khác nhau. Phượng vĩ có hiện tượng rụng lá mùa đông, khi mọc lá non đồng thời cũng ra hoa. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên và trồng trọt dễ dàng từ hạt.

Cách trồng

Phượng vĩ là cây bóng mát được trồng ở nhiều nơi, nhiều vùng, trên đất nước ta. Cây thường được trồng ở những nơi công cộng, đình, chùa, bên ven đường, trường học, công viên... Phượng vĩ là cây gỗ, sống lâu niên, sức sống khoẻ, sống dai, ít có sâu bệnh hại, không kén đất chịu hạn tốt.

Cây được nhân giống chủ yếu bằng hạt. Thời vụ gieo hạt vào đầu mùa xuân. Thông thường người ta gieo hạt ở vườn ươm: sau khoảng gần 1 năm tuổi, cây con cao 1 - I,5m mới đánh đi trồng

Cách trồng: Đào hố 30 X 30 X 40 cm, bón lót khoảng 2 kg phân chuồng, đặt gốc cây giữa hố lấp đất, lèn chặt gốc, trồng xong tưới ngay. Chăm sóc cây trồng đơn giản, bao gồm thường xuyên tưới nước lúc mới trồng, nhổ cỏ và vun gốc.

Phượng vĩ là cây gỗ lớn, nên cự ly trồng ít nhất cần cách nhau khoảng 5m.

Bộ phận dùng

Vỏ và lá.

Thành phần hoá học

Phần gồ cliứa 21,17% lignin, 1,97% protein; hạt tươi chứa 60,31% protein, 9,68% chất béo và 16.22% carbohydrat [The wealth of India, 1952 vol.Ill, p.29],

Hạt khô chứa gôm thường sử dụng trong công nghiệp dệt và thực phẩm, galactomanan và trans - 2 - hydroxy - L - prolin [Phạm Hoàng Hộ, 2006, Cây cỏ vị thuốc ở Việt Nam. tr. 200],

Tác dụng dược lý

Cao chiết hoa phượng vĩ được thử nghiệm về hoạt tính diệt trứng, diệt ấu trùng và diệt nhộng đối với loài côn trùng Pericallla ricini, và các kết quả cho thấy tỷ lệ % nở trứng giảm có ý nghĩa do việc xử lý với cao chiết. Cao chiết hoa phượng vĩ cũng có độc tính cao đối với ấu trùng và nhộng của loài côn trùng này. Ấu trùng ở tuổi thứ ba (là giai đoạn giữa hai lần lột xác) nhạy cảm hơn đối với cao chiết so với ấu trùng ở giai đoạn lột xác cuối cùng. Sự nở côn trùng ra khỏi nhộng đã được xử lý bị ức chế hoàn toàn ở nồng độ 200 phản triệu (Chockalingam s. et al., 1992). 

Cao chiết ethanol phượng vĩ có hoạt tính kháng khuẩn in vitro tốt ở nồng độ 40 mg/10 ml, và hoạt tính chống viêm trên động vật thực nghiệm ở liều 200 mg/kg thể trọng (Seetharam Y. N et al., 2002).

Cao chiết hoa phượng vĩ được thử nghiệm trên tụ cầu khuẩn vàng kháng methicillin và kháng nhiều thuốc, và có mức độ kháng cao đối với các thuốc kháng sinh beta - lactam thông thường. Tất cả các chủng này cũng sản sinh beta - lactamase gây thủy phân một hoặc nhiều kháng sinh beta - lactam thử nghiệm. Cao chiết phượng vĩ thể hiện hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng đối với tất cả các chủng tụ cầu khuẩn vàng nhạy cảm với methicillin và một chủng tụ cầu khuẩn vàng nhạy cảm với methicillm với đường kính vòng vô khuẩn 11 - 27 mm.

Hoạt lực kháng khuẩn của cao chiết thô được xác định theo nồng độ ức chế tối thiểu. Hoạt tính kháng khuẩn của hoa phượng vĩ khu trú trong các phân đoạn aceton và methanol (Ahmad I. et al„ 2003). Các phân đoạn khác nhau của cao chiết methanol thô và các phân đoạn alcaloid từ hoa phượng vĩ được thử nghiệm về tác dụng kháng khuẩn. Phân đoạn tan trong nước của cao methanol có tác dụng đối với tất cả các vi khuẩn thử nghiệm (Vankatesvvara Rao K. N. et al., 2003).

Hoa phượng vĩ phơi trong râm, được chiết với ethanol 70%. Cao thô được chiết tách phân đoạn tiêp với ether dầu hoả, benzen, aceton, ethyl acetat và methanol. Hoạt tính kháng khuẩn của cao thô và các phân đoạn được thử nghiệm trên 8 loài vi khuẩn, 6 loài nấm sợi và một loài men bằng phương pháp khuếch tán trên giếng thạch. Cao thô thê hiện hoạt tính với mức độ khác nhau đối với tất cả các loài vi khuẩn thử nghiệm, cả Gram dương và Gram âm, và tất cả các loài nấm thử nghiệm trừ AspergUlns nìger.

Các phân đoạn ether dầu hoả không có hoạt tính. Phân doạn aceton có hoạt tính đối với tất cả vi sinh vật thử nghiệm, trừ Aspergillus niger và Trichophyton rubrum. Phân đoạn ethyl acetat chỉ có hoạt tính kháng khuẩn. Cao chiết methanol có hoạt tính kháng khuẩn tirơng tự nhưng cũng có tác dụng ức chế 3 loài nấm. Hiệu lực kháng vi sinh vật của các cao có hoạt tính được xác định theo nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) đối với Stciphvlococcus aurens (Gram dương). Salmonella typhinmrium (Gram âm) và Candida albicans với việc dùng p - iodonitrotetrazolium - tím là chất chi thị của sự sinh trưởng trong thử nghiệm pha loãng trong canh nuôi cấy. Nồng độ ức chế tối thiếu xê dịch trong phạm vi 4,5 - 12,5 mg/ml đối với s. aureus và s. typhimurium, và 1,25 - 12,5 mg/ml đối với Candida albicans (Ahmad I. et al„ 2003).

Cao chiet ethanol từ phượng vĩ và các phân đoạn tách bằng ethyl acetat và methanol được thử nghiệm về tác dụng chống oxy hoá. a - tocopherol và hydroxyl toluen butyl hoá được sử dụng làm chất chống oxy hoá chuẩn. Hoạt tính chống oxy hoá được đo bằng phương pháp thiocyanat ferric và được so sánh với phương pháp acid thiobarbiburic. Cao thô và các phân đoạn chiết tách từ phượng vĩ đều thể hiện hoạt tính chống oxy hoá (A. qibF. et al„ 2003).

Cao chiết với ethanol 95% từ thản cây phượng vĩ có tác dụng ức chế trực khuẩn lao 60% ở nồng độ 100 ug/ml so với rifampin ở nồng độ 1 ng/ml là đối chứng dương tính (Gautam R. et al., 2007).

Công dụng

Vỏ cây được dùng sắc nước trị sốt rét từng cơn, tê thấp, đầy bụng.

Ở Vân Nam (Trung Ọuốc). vỏ thân được dùng làm thuốc gây hạ huyết áp. Ở Ấn Độ, dùng lá trị thấp khớp và đầy hơi [Võ Văn Chi, 1997:902 - 903]. Ở Ấn Độ, hoa phượng vĩ được dùng trị đau kinh (Vidyasagar G.M. et al„ 2007), vỏ thân được dùng trị nhện cắn (Gautam R. et al., 2007).

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC