Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Mỏ Quạ

14:05 23/05/2017

Mỏ Quạ có tên đồng nghĩa: Cudrania javanensis Tree., c. cochinchinensis Kudo et Masam.

Tên khác: Hoàng lồ, vàng lồ, cây bớm, ắc ó, mỏ diều, sọng vàng, gai mang, móc câu, thồ lồ, nam phịt (Tày).

Họ: Dâu tằm (Moraceae).

Mô tả

Cây nhỏ hoặc cây bụi dạng leo, cao 2 - 3m. Thân, cành mềm, mọc vươn dài dựa vào cây khác, vỏ màu xám bóng, có chấm trắng và nhiều gai cong gập, gai dài 0,5 - 3cm nhọn sắc, đầu mút đen nhánh như sừng. Lá mọc so le, hình bầu dục - thuôn, dài 6 - 9cm, rộng 2,5 - 3cm, gốc hẹp, đầu nhọn hoặc hơi tù, mặt trên sẫm bóng, mặt dưói nhạt; lá kèm hình tam giác, hơi tù, có lông.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm nhiều hoa nhỏ, đơn tính khác gốc; cụm hoa đực có cuống dài, mọc thành chùm ngắn, hoa có 4 lá dài hơi có lông, nhị 4 đối diện với lá đài, chỉ nhị loe ở gốc, bao phấn hình 4 cạnh; cụm hoa cái không cuống, tụ họp thành dầu, hoa 3- 4 lá đài bằng nhau, dày hơn lá đài ở hoa đực; bầu hình mắt chim, hơi thắt lại ở phía trên.

Quả kép gồm nhiều quả nhỏ, hình ô van, hơi cụt ở đầu, chẽ ba. Toàn cây có nhựa mủ trắng. Mùa hoa: tháng 4 - 5; mùa quả: tháng 10 - 11.

Mỏ quạ và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Macỉura Nutt. có khoảng 10 loài ở vùng nhiệt đới châu Á và Australia. Ở Việt Nam, dự đoán có 5 loài (Nguyên Tiến Bân, 1997). Mỏ quạ là loài quen thuộc, phân bố tương dối phổ biến ở các tỉnh vùng núi thấp (dưới 1000m), trung du và đổng bẳng.

Trên thế giới, cây phân bố ở Indonesia, Philippin, Thái Lan, Lào, Campuchia, tỉnh Quảng Tây và đảo Hải Nam Trung Quốc, Australia và Đông Phi. Mỏ quạ thuộc loại cày bụi gai, ưa sáng, có khả năng chịu hạn. Cây mọc rải rác trong các trảng cây bụi ở đồi, đất sau nương rẫy và ven rừng.

Ở vùng đồng bằng, cây thường gặp trong các lùm bụi quanh làng, ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, tái sinh cây chồi khoẻ sau khi bị chặt. Cây còn được trồng làm bò rào quanh nương rẫy.

Bộ phận dùng

Rễ và lá, thu hái quanh năm. Lá dùng tươi, rễ phơi khô.

Thành phần hoá học

Gỗ thân mỏ quạ có chất nhuộm gọi là morin hoặc maclurin. Vỏ và gỗ chứa cudraniaxanthon, butyrospermoỉ acetat, kaempferol, aromadendrin, populnin, quercetin và taxifolin (PROSEA 3-1992). Lá có flavonoid.

Tác dụng dược lý

Một thuốc mỡ từ lá mỏ quạ và lá sài sũng, có tác dụng kháng khuẩn in vitro rất tốt đối với Staphylococcus aureus. Bước dầu thăm dò điều trị 6 trường hợp eczema người lớn lứa tuổi từ 20 đến 75 (trong đó có 3 trường hợp rất nặng) đều khỏi hẳn và không có hiện tượng tái phát sau 4 tháng. Các thành phần flavonoid và coumarin của ỉá mỏ quạ CÓ tác dụng kháng sinh ở mức độ vừa, nhưng lại có khả năng tăng cường thực bào, tăng cường chuyển dạng lympho bào (đổ sản xuất ra kháng thể), có biểu hiộn chống choáng phản vệ, giãn mạch và cường tim nhẹ. Các tác dụng sinh học này góp phần giải thích hiệu lực làm vết thương chóng lành của lá mỏ quạ.

Các hợp chất polyphenol chứa trong lá mỏ quạ cũng được sử dụng dưới dạng thuốc mỡ dể điều trị các vết loct có mủ, các vết thương phần mềm, loét kẽ ngón chân, eczema người lớn, có kết quả tốt. Một bài thuốc gồm 5 vị, trong đó có lá mỏ quạ được diều chế thành thuốc bôi tại chỗ để điều trị tổn thương cổ tử cung, có kết quả tốt. Thuốc tạo nên một màng giả ở cổ tử cung bị tổn thương, sau một ngày màng tự bong ra. Kiểm tra tế bào học thấy các tế bào hoại tử thoái hoá của niêm mạc cùng với các chất dịch âm đạo đóng lại thành màng. Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm tiết dịch. Chất flavonoid tách riêng từ lá mỏ quạ có tính hoạt hoá enzym cathepsin rút từ mô gan chuột cống trắng và thỏ với mức 191% trong môi trường có casein và ở pH 4,5 - 5, cao hơn mức hoạt hoá của acid ascorbic (178%). Khi phối hợp flavonoid mỏ quạ với acid ascorbic, mức hoạt hoá tăng vọt tói 252%. Các chế phẩm khác nhau của lá mỏ quạ cũng đều thể hiện tính hoạt hoá enzym cathepsin một cách rõ rệt. Điểu này góp phần tìm hiểu cơ chế tiêu mủ nhanh chóng của lá mỏ quạ trong các vết thương phần mềm. Flavonoid của lá mỏ quạ còn có tác dụng ức chế men oxy hoá khử peroxydase và catalase máu chuột cống trắng.

Một bài thuốc có lá mỏ quạ đã được áp dụng để điều trị viêm loét cổ tử cung. Thuốc đáp ứng được yêu cầu của lâm sàng là thay đổi được độ pH âm đạo , giảm tiết dịch, có tác dụng kháng khuẩn đối với vi khuẩn gây bệnh trong phụ khoa và giúp cho mô tái tạo nhanh chóng. Áp dụng điều trị cho 360 bệnh nhân lộ tuyến và viêm loét cổ tử cung, kết quả khỏi hoàn toàn 74,5%, đỡ nhiều 21,8%, đỡ ít 4%.

Lá mỏ quạ được áp dụng điều trị vết thương phần mềm dưới 3 dạng thuốc : lá tươi bỏ hết cọng rửa sạch, giã đắp trực tiếp lên vết thương đã rửa sạch; glycerin mỏ quạ (lá mỏ quạ tươi bỏ cọng rủa sạch ngâm vào glycerin để bảo quản được lâu và tiện đùng khi có nhiều bệnh nhân), và cao mỏ quạ (lá mỏ quạ tươi bỏ cọng rửa sạch nấu thành cao lỏng). Đã điều trị cho 120 bệnh nhân có các vết thương phần mểm nhiễm trùng rộng, lâu ngày, có trường hợp kết hợp với viêm xương, lộ xương, vết thương hậu môn. Thòi gian diều trị trung binh 20 - 30ngày, tỷ lệ khỏi 74%, nếu kết hợp với phương pháp tây y như nạo, vá da tỷ lệ khỏi 93%. Đối với viẽm xương và vết thương lâu ngày , phải nạo rồi đắp lá mỏ quạ mới có kết quả. Khi dùng lá mỏ quạ, vết thương chóng hết mùi hôi thối, tổ chức hoại tử tiêu huỷ nhanh và vết thương mau sạch, tổ chức hạt phát triển nhanh để lấp đầy vết thương. Đối vối giai đoạn liền sẹo nếu kết hợp vá da hoặc khâu da, kết quả sẽ tốt hơn.

Cao nước lá mỏ quạ có tác đụng ức chế các chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn Coli, Shigella flexneri, Bacillus subtilis. Đồng thời, cao có tác dụng kích thích phát triển mô hạt trong điều trị bỏng.

Tính vị, công năng

Mỏ quạ có vị hơi đắng, tê, mùi hăng nồng, tính ấm, có tác dụng sát trùng, giảm đau.

Công dụng

Lá mỏ quạ tươi được dùng chữa vết thương phần mềm. Lá tươi lấy về, 100 - 200g (tuỳ theo vết thương to nhỏ), giã nhỏ, bỏ hết gân lá, đắp. Nếu là vết thương xuyên qua hai bỗn, cần đắp cả hai bên rồi bàng lại. Mỗi ngày rửa vết thương và thay bãng một lần. Sau 3 - 5 ngày đã đỡ, khi đó hai ngày mới cần rửa và thay băng một lần. Lá mỏ quạ còn được dùng để điều trị bỏng, viêm loét cổ tử cung và mụn nhọt. Rễ mỏ quạ được nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc dùng làm thuốc khứ phong, hoạt huyết phá ứ, bị đánh gây thương tích, bế kinh. Ngày dùng 10 -    30g rề dưói dạng thuốc sắc. Rễ còn chữa phù thũng với liều 6 - 12g rễ khô, sắc uống. Thường phối hợp với rễ cà gai leo, rễ gai tầm xoọng, lá cây đa lông, rễ lá lốt, lá mã đề.

Bài thuốc có mỏ quạ

1. Chữa vết thương lâu đầy thịt: Lá mỏ quạ tươi và lá bòng bong, hai vị bằng nhau, giã nhỏ đắp lên vết thương. Mỗi ngày rửa và thay băng một lần. Sau 3-4 ngày thay thuốc sau: lá mỏ quạ tươi, lá bòng bong, lá hàn the, ba thứ bằng nhau, giã dắp, cứ 3 ngày thay băng một lần để vết thương chóng lên da non. Sau 2 - 3 lần băng với 3 vị thuốc này, dùng thuốc bột chế bằng phấn cây cau (sao khô) 20g, phấn cây chè (sao khô) 16g, bồ hóng 8g, phèn phi 4g, rắc lên vết thương rồi để yên cho vết thương đóng vẩy và róc thì thôi.

2. Chữa viêm loét cổ tử cung: Lá mỏ quạ, lá móng, phèn phi. Giã nhỏ đắp.

3. Chữa lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu: Rễ mỏ quạ 40g; dây rung rúc 30g; bách bộ và hoàng liên ô rô, mỗi vị 20g. sắc uống.

4. Chữa kinh gián, lên cơn hàng ngày, hay 3-4 ngày phát một lần: Cây mỏ quạ, hạt cau, thảo quả, mỗi vị 20g. sắc uống.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC