Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần O

Ô Liu

10:07 13/07/2017

Olea europea L.

Tên nước ngoài: Olive (Anh, Pháp).

Họ: Nhài (Oleaceae).

Mô tả 

Cây gỗ, cao 10 - 15m, sống lâu năm. Thân phân cành nhiều. Vỏ sần sùi, màu xám. Lá mọc đối, hình trái xoan hoặc ngọn giáo, dài 1.5 - 5cm, mặt trên bóng láng, màu xám, mặt dưới màu trắng hơi ánh bạc, mép nguyên hơi uốn lại ở phía dưới.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm; hoa nhủ, mẫu 4, màu trắng lục.

Quả mọng, hình bầu dục, dài 2 - 2,5 cm, khi chín màu đen.

Phân bố, sinh thái

Chi Olea L. ở Việt Nam có 8 loài và 1 thứ (var.), trong đó loài ô liu trên là cây nhập nội, đã có trồng ở Phan Rang và Nha Hố tỉnh Ninh Thuận. Trên thế giới, ô liu có nguồn gốc ở vùng Trung Cận Đông. Cây cũng được trồng phổ biến ở vùng này, vùng Bắc Phi và Địa Trung Hải (thuộc Nam Âu). Ở Trung Quốc có trồng ở đảo Hải Nam.

Ô liu là loại cây đặc biệt ưa sáng, hơi chịu hạn và có thể sống được trên nhiều loại đất. Cây thường xanh quanh năm và ra hoa kết quả rất nhiều. Là cây cho dầu thực vật quan trọng, nên trong quá trình trồng trọt người ta đã chọn, tạo được nhiều giống (cultivars) thích nghi với các vùng trồng khác nhau và cho năng suất cao. Cây trồng chủ yếu bằng hạt.

Bộ phận dùng

Lá, quả.

Thành phần hoá học

Lá chứa nhiều chất vô cơ, sáp manitol 2 - 3% Các thành phần khác là:

- Flavonoid: luteolin và glucosid của nó olivin. rutin, glycosid của apigenin.

- Cholin.

- Các dẫn chất triterpen: 3 - 4% gồm acid oleanolic.

Acid oleanolic là đồng phân của acid ursolic và là dẫn chất của ß - amyrin. Ngoài ra còn có acid crataegolic và homoolestranol. Một số trong các chất này tồn tại dưới dạng saponin.

- Các chất secoiridoid, nhiều nhất là oleoropeosid (60 - 90 mg/g) và các chất khác: 11 - demethylololeuropeosid, diester methylic (7,11) của oleosid. ligustrosid, oleurosid, các aldehud seroiridoid.

Oleoropeosid còn gọi là oleuropein có trong lá, vỏ non và quà xanh. Nếu đem thủy phân acid ở nhiệt độ thường, người ta thu được glucose, alcol dihydroxy - 3, 4 - phenyl ethyl và ester methylic cùa acid oleuropeic.

Oleueopeosid thường đi kèm nhiều heterosid khác, đặc biệt là vesbascosid hoặc orobanchosid.

Quả xanh chứa 2% chất vô cơ, 10 - 20% carbohydrat, 5 - 10% protid, 2% oieuropeosid. Trong quá trình quà chín, hàm lượng của oleuropeosid giảm đi hàm lượng dầu béo tăng dân và có thể đạt 30% (chiếm 50% phần thịt chín). Hạt chiếm 20 - 25% quả ô liu tươi, gồm 85% nội quả bì và 15% nhân hạt. Nhân hạt chứa 35 - 40% dầu béo.

Dầu ô liu chứa phần lớn là các glycerid của các acid không no: acid oleic 70 - 80% và acid linoleic 7 - 10%, và một lượng nhỏ các acid no: acid palmitic và acid stearic.

Dầu ô liu còn chứa các vitamin A và D. Các chất không xà phòng hoá không nhiều (1%) gồm các sterol và squalen.

Dầu ô liu được ghi vào nhiều dược điển nước ngoài là dầu béo được ép nguội của lần ép đầu. Độ acid phải dưới 1% (Dược điển Pháp, 1965). Dầu ép lần thứ 2 cũng như dầu chiết xuất bằng dung môi có độ acid cao.

Dầu ô liu được dùng sau khi đem trung tính hoá (bằng natri carbonat) được dùng để pha chế thuốc tiêm.

Dầu béo lấy từ nhân hạt có thành phần tương tự như dầu nói trên, nhưng đôi chút chứa nhiều hơn các acid béo không no và các chất không xà phòng hóa.

Khô dầu giàu chất protid dùng làm thức ăn cho gia súc và làm phân bón.

[R. R. Paris et al., Précis de matière médicale, tome 3> 1971, 27 - 31; J. Bruneton, Pharma- cognosie, 2ème ed., 1993, 127 et 487; M. Paris et al., 1981, Ị77 — 178; B. N. Sastri et al., Abrégé de matière médicale, VII, 1960].

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng trên vi sinh vật

a) Tác dụng kháng Coccidium của acid maslinic trên nhiễm Emieria tenella ở gà

Acid maslinic (acid 2 alpha, 3 beta - dihydroxyolean - 12 - en - 28 - oic) được phân lập từ lá và quả cây ô liu có tác dụng kháng Coccidium chống lại Eimeria tenella ở gà. Phương pháp: Gà được gây nhiễm Eimeria tenella rồi chia làm 3 lô: lô đối chứng, lô dùng acid maslinic và lô dùng thuốc đối chiếu là natri salinomycin. Các thông số nghiên cứu: chỉ số tôn thương (LI: lesion index), chỉ số kháng Coccidium (ACI: anticoccidial index) và khối lượng gà. Kết quả: chỉ số ACI của acid maslinic là 210,27 và của natri salinomycin là 173,09. Tương tự như vậy, các chi số LI và Ol đều giảm ở lô điều trị cho gà bằng acid maslinic. Khối lượng gà ở lô dùng acid maslinic tăng có ý nghĩa so với lô đối chứng. Nghiên cứu mô bệnh học manh tràng lúc 120 giờ (5 ngày) sau khi gây nhiễm cho thấy, tỷ lệ nhiễm giảm có ý nghĩa ở gà được điều trị bằng acid maslinic (De Pablos, Dos Santos et al., 2010).

b) Tác dụng kháng khuẩn của cao ô liu

Một công trình khác, nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của cao lá ô liu vẫn lưu hành trên thị trường trên một số lớn mẫu vi khuẩn phân lập từ bệnh phẩm của người (n = 122) dùng phương pháp khuếch tán trên thạch và phương pháp hệ nồng độ. Kết quả: Cao lá cây ô liu có tác dụng từ yếu đến mạnh trên 79 mẫu (chiếm 64,7%), trong đó có tác dụng mạnh trên ba loại vi khuẩn là Campylobacter jejuni, Helicobacter pylori và Staphylococcus aureus kể cả loại vi khuẩn S. aureus đã kháng methicillin (MRSA: methicillin - resistant Staphylococcus aureus), với nồng độ tối thiểu ức chế (MIC) rất thấp (0,31 - 0,78%); với các vi khuẩn khác, MIC khả cao (6,25 - 20%). Kết luận: Cao lá ô liu có tác dụng kháng khuẩn, nhưng phổ tác dụng không rộng, chỉ có tác dụng mạnh trên ba loại vi khuẩn trên. Do tác dụng đặc hiệu này, cao lá ô liu có thể có vai trò quan trọng trong điều hoà thành phần hệ vi khuẩn đường tiêu hoá vì ức chế Helicobacter pylori và Campylobacter jejuni là các vi khuẩn thường có ở đường tiêu hoá (Sudjana và D'Orazio et aL 2009).

c) Tác dụng kháng khuẩn của dẫn chất phenolic từ cao lá ô liu

Từ cao lá ô liu đã chiết phân đoạn lấy phân đoạn các chất phcnolic (P), rồi từ p đã phân lập dược hai dẫn chất phenolic là oleuropein và acid caffeic và thử tác dụng trên một số vi sinh vật nhạy cảm. Kết quả: Cả ba chất đều có tác dụng kháng vi sinh vật, nhưng phân đoạn hỗn hợp các chất phenolic (P) có tác dụng mạnh hơn các dơn chất đã thử (Lee o. H .và Lee B. Y., 2010).

d) Tác dụng kháng khuẩn của aldehyd từ cây ô liu

Cũng đã nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của 8 aldehyd mạch thẳng và dài từ mùi thơm của ô liu là liexanal, nonanal, (F.) - 2 - hexenal, (E) - 2 - heptenal, (E) - 2 - octenal, (E) - 2 - nonenal, (E) - 2 - dececnal và (E, E) - 2,4 - dccadienal trên một số chủng vi khuẩn chuẩn và mới phân lập từ bệnh phẩm của bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiêu hoá và đường hô hấp. Kết quả: Các aldehyd bão hoà (hexanal, nonanal) không có tác dụng kháng khuẩn; các aldehyd không bão hoà (nối đôi ở vị trí alpha hoặc beta) có phổ kháng khuẩn rộng trên cả vi khuẩnGram dương vàGram âm. Tính hiệu quả tác dụng kháng khuẩn của các aldehyd có thể là do dây nối đôi ở vị trí alpha hoặc bcta: do độ dài của mạch béo của aldehyd và do chùng vi khuẩn thử (Bisignani và Lagana et al., 2001).

e) Tác dụng kháng nấm của aldehyd từ quả ô liu

Sáu aldehyd mạch thẳng được phân lập từ quả ôliu là hexanal, nonanal, (E) - 2 - hexanal. (E) - 2 - heptenal, (E) - 2 - octenal và (E) - 2 - nonenal đã được nghiên cứu tác dụng chống nấm trên Tricophylon mentagrnphytes (6 chủng), Microsporum canis (I chủng) và Candida Sff (7 chủng). Các thông số nghiên cứu là khả năng ức chế sự phát triển của nấm và tác dụng trên enzym elastase là enzym có vai trò tạo khuẩn lạc cho nấm da và khả năng gây độc tế bào dựa vào sự tái tạo biểu bì của người. Kết quả: Các aldehyd không bão hoà ức chế mạnh sự phát triển của T. mentagrophytes và M. can is với nồng độ dưới 1,9 ng/ml, các aldehyd bão hoà có tác dụng yếu- không có các aldehyd nào có tác dụng ức chế Candida sff. (E) - 2 - octenal và (E) - 2 - noncnal có tác dụng ức chế hoạt tính của elastase; hoạt tính kháng elastasc là một trong các đích tác dụng kháng nấm của aldehyd. Các aldehvd không có tác dune độc tế bào trên sự tái tạo biểu bì của người in vitro. Kết luận: Các aldehyd không bão hoà được phân lập từ quá ô liu có tác dụng kháng nấm, chứng minh việc sử dụng ô liu và dầu ô liu để chữa các bệnh nấm da của nhân dân trước đây là có cơ sở khoa học và có thề dùng các aldehyd này chế ra các chế phẩm thuốc mỡ, thuốc kem để trị bệnh nấm da (Battinelli, Daniele et al., 2006).

g) Tác dụng của cao lá ô liu trên vi khuẩn lao

Cao lá ô liu cũng đã được nghiên cứu trên chủng vi khuẩn lao nhạy và chúng kháng thuốc. Trên chủng vi khuẩn lao nhạy, cao có tác dụng ức chế khá. với nồng độ tối thiểu ức chế vi khuẩn (MIC) là 200 ug/ml. Trên chủng vi khuẩn lao kháng thuốc, cao lá ô liu lại có tác dụng mạnh hơn, với MIC chỉ là 100 ug/ml; đặc biệt là trên vi khuẩn lao kháng isoniazid, cao ô liu còn có tác dụng mạnh hơn nhiều, với MIC = 25 Mg/ml (Camacho - Corona et al., 2008).

h) Tác dụng kháng virus

Cao lá cây ô liu và thành phần chính của cao la oleuropein (viết tất là ole) đã được nghiên cứu tác dụng trên virus nhiễm khuẩn huyết xuất huyết (HSV: haemorrhagic septicaemia virus) là một virus thuộc họ Rhabdovirus (họ vi rút cơ van. virus bệnh dại cũng thuộc họ này). Phương pháp- Lô đối chứng (I): cho virus HSV vào môi trường nuôi tế bào nhiễm TBN (tế bào lành nhưng có khả năng nhiễm virus HSV); lô dùng cao ô liu (lô 2) và lô dùng ole (lô 3) ủ với virus HSV từ trước, sau đó mới cho vào môi trường nuôi TBN. Sau khi ủ được 36 giờ, xét nghiệm các thông sổ. 

Kết quả:

1 ) Tỷ lệ tế bào TBN bị nhiễm virus HSV ở lô 2 giảm 10%. lô 3 giảm 30% so với lô 1 ;

2) Số lượng virus sống trong mỗi mẫu (định lượng gián tiếp: virus sống tác dụng với một chất, sinh ra phức hợp có thể định lượng bằng phổ quang kế) dùng thuốc giảm có ý nghĩa so với lô 1 ;

3) Cao ô liu và ole đều ức chế sự dung hợp màng tế bào TBN với màng HSV (tương tác màng - màng tế bào).

Kết luận: Cao lá ô liu và ole là nguồn thuốc kháng virus trong tự nhiên, lại đã được chứng minh từ lâu đời là không có hại và tốt cho sức khoẻ. Cần nghiên cứu thiết kế các thuốc kháng virus từ oleuropein (Micol, Caturl et al., 2005).

2. Tác dụng gây dị ứng và trên miễn dịch

Đã gây sự dung nạp của niêm mạc với các vaccin dựa trên các peptid là thành phần của tế bào T ở các dị ứng nguyên là một phương pháp có triển vọng để điều trị các bệnh dị ứng. Ole cl là dị ứng nguyên chỉnh của phấn hoa ô liu. là nguyên nhân quan trọng gây dị ứng ở các nước vùng Địa Trung Hải. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá khả năng của peptid T109 - K130 của tế bào T trội của ole el, có tác dụng điều hoà đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với dị ứng nguyên trên một mô hình chuột nhắt trắng. Chuột được nhỏ vào mũi peptid 1 tuần trước khi gây mẫn cảm với ole el. Thu thập máu, phổi, lách và phân tích về đáp ứng miễn dịch. Việc nhỏ mũi peptid cho chuột nhắt ngăn chặn các mức tăng sinh tế bào T và sự sản sinh Th2 - cytokin nhưng làm tăng tiết 1FN - gamma trong nuôi cấy tế bào lách có sự tăng các mức NiRNAIL - 10 Ở phối chuột được điều trị trước. Các thay đổi bệnh lý của phổi kết hợp với viêm đường không khí được chặn một cách có ý nghĩa khi được điều trị trước. Đã đạt các kết quả tương tự khi gây mẫn cảm chuột 10 tuần sau điều trị. Như vậy việc nhỏ mũi một peptid đơn của tế bào T bảo vệ chuột nhắt khỏi sự mẫn cảm tiếp theo sau với dị ứng nguyên, có thể qua IFN-gamma và 1L - 10. Nghiên cứu này cho thấy hiệu quả của vaccin nhỏ mũi dựa trên peptid T đối với dị ứng (Marazuela E. G., et al., 2008).

Liệu pháp miễn dịch đã có hiệu quả trong viêm mũi, viêm kết mạc và hen phế quản gây bởi phấn hoa của cỏ. Chúng tôi nghiên cứu liệu pháp miễn dịch đặc hiệu với một cao được tiêu chuẩn hoá sinh học của cây ô liu với dị ứng nguyên chủ yếu được định lượng theo đơn vị khối lượng trên một nhóm bệnh nhân viêm mũi hoặc hen được gây cảm ứng với ô liu, chúng tôi nghiên cứu sự dung nạp, độ an toàn và hiệu quả bằng cách so sánh với một nhóm đối chứng không dùng liệu pháp miễn dịch đặc hiệu. Một liều dưới mức liều gây cảm ứng của cao ô liu được cho trước mùa vụ, tạo nên một liều duy trì cao gấp 3,8 lần so với liều điều trị thông thường, 83% bệnh nhân đạt liều tối đa 75 BU tương đương với 45 ug ole el, với tỷ lệ 0,8% phản ứng toàn thân. Có sự giảm có ý nghĩa về tính phản ứng ở da và phế quản ở nhóm hoạt động, mà không thấy có ở nhóm đối chứng. Cũng thấy sự giảm về IgE đặc hiệu và sự tăng về IgGl và IgG4 trong nhóm bệnh nhân điều trị với liệu pháp miễn dịch đặc hiệu, về sự tiến hoá lâm sàng, nhóm hoạt động mà không phải nhóm đối chứng, có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê cả về các triệu chứng về mũi và phế quản cùng với sự giảm có ý nghĩa về sử dụng thuốc kháng histamin và chất chủ vận beta 2. Tóm lại, liệu pháp miễn dịch đặc hiệu với cao ô liu tỏ ra an toàn và có hiệu quả để diều trị hen và viêm mũi gây bởi dị ứng nguyên này (Gonzalez p et al.. 2002).

3. Tác dụng trên tim mạch, huyết áp

Việc điều trị tăng huyết áp cần phải có sự chần đoán sớm, sau đó là sự thay đổi cách sống hơn là điều trị bằng thuốc. Chiết phẩm từ lá ô liu EFLA943 có tác dụng chống tăng huyết áp trên chuột cống trắng đã được thử nghiệm làm chất bổ sung thực phẩm trong một nghiên cứu mở gồm 40 trẻ sinh đôi một hợp tử bị tăng huyết áp ở mức ranh giới. Trẻ sinh đôi ở mỗi cặp được phân vào các nhóm khác nhau nhận 500 mg hoặc ] 000 mg/ ngày EFLA943 trong 8 tuần, hoặc được khuyên có một lối sống tổt hơn. Thể trọng, nhịp tim, huyết áp, glucose và iipid huyết được đo 2 tuần một lần. Huyết áp thay đổi với các cặp, tuỳ thuộc vào liều.

Sau 8 tuần, huyết áp trung bình không thay đổi so với mức ban đầu ở nhóm đối chứng và nhóm liều thấp, nhưng đã giảm có ý nghĩa ở nhóm liều cao. Mức cholesterol huyết giảm ở tất cả các nhóm điều trị. Tóm lại, nghiên cứu đã khẳng định tác dụng chống tăng huyết áp và hạ cholesterol huyết của EFLA943 ở người (Perrinjaquet - Morcetti T. et al.).

Đã nghiên cứu tác dụng trợ tim và chống loạn nhjp ủa methyl maslinat phân lập từ lá ô liu. Chất này có tác dụng gây hạ huyết áp phụ thuộc vào liều và gây nhịp tim chậm xoang. Và có tác dụng của chất đối kháng beta - adrenergic, phong bế tác dụng của adrenalin và isoprenalin có tác dụng tăng lực co cơ và tăng dẫn truyền thần kinh (Somova L.I. et al., 2004).

Đã nghiên cứu tác dụng chống tăng huyết áp, chống xơ vữa động mạch, chống OXY hoá và hạ đường huyết của các triterpenoid chiết xuất từ ba chủng lá ô liu ở Hy Lạp, ô liu trồng ở Cape Town và ôliu mọc hoang ở châu Phi trên một mô hình tăng huyết áp di truyền ở chuột cống trắng kháng với insulin, nhạy cảm với muối Dahl (DSS). Tất cả 3 chiết phẩm với liều 60 mg/kg thể trọng trong 6 tuần điều trị có tác dụng dự phòng sự phát triển tăng huyết áp nặng và vừa xơ động mạch cải thiện sự kháng với insulin của động vật thí nghiệm. Các chiết phẩm từ 3 chủng ô liu này có thể cung cấp một thuốc có hiệu quả và rẻ tiền đối với loại bệnh tăng huyết áp nhạy cảm với muối phổ biến trong nhân dân châu Phi (Somova L.l. et ai., 2003).

Đã thử nghiệm một cao chiết từ lá ô liu về hoạt tính hạ huyết áp trên chuột cống trắng gây tăng huyết áp bằng cách cho uống L - NAME (N - 6 - nitro - L arginin methyl ester, 50 mg/kg) trong ít nhất 4 tuần. Việc cho uống cao chiết với mức liều khác nhau trong cùng thời gian với L - NAME trong 8 tuần cho thấy tác dụng dự phòng phụ thuộc vào liều đối với tăng huyết áp gây bởi L - NAME, tác dụng tốt nhất là dùng liều 100 mg/kg cao. Ở chuột cống trắng đã gây tăng huyết áp từ trước bởi L - NAME trong 6 tuần và sau đó điều trị với liều cao chiết này trong 6 tuần nữa mà vẫn dùng L - NAME, thấy huyết áp vẫn bình thường. Tác dụng chống tăng huyết áp có thể liên quan với một số yếu tổ làm đảo ngược những thay đổi về mạch máu có liên quan đến tăng huyết áp gây bởi L - NAME (Khayyal M.T et al., 2002).

4. Tác dụng chống viêm và chống nhận cảm đau

Lá và quả ô liu được dùng điều trị một số bệnh như thấp khớp, trĩ và là thuốc gây giãn mạch trong các rối loạn về mạch máu trong y học dân gian đối với người cao tuồi. Đã nghiên cứu tác dụng chống viêm và chống nhận cảm đau của các cao ethanol và n - hexan bào chế từ quả ô liu. Vê tác dụng chống viêm đã dùng các mô hình phù chân sau chuột gây bởi caragenin và sự tăng thâm thấu mao mạch gây bởi acid acetic, còn về tác dụng chổng nhận cảm đau, đã dùng các thử nghiệm quặn đau gây bởi p - benzoquinon và tâm nóng ở chuột nhắt trắng. Kết quả cho thấy cao ethanoi không có tác dụng chống viêm và giảm đau trong khi cao n - hexan có tác dụng ức chế trên mô hình phù chân sau chuột gây bởi caragenin mà không gây độc tính cấp và tổn thương dạ dày (Sutar I.p. et al.. 2010).

5. Tác dụng trên chuyến hóa

Bệnh nhân đái tháo đường có thể phát triển một số biến chứng như bệnh võng mạc, bệnh thận và bệnh thần kinh do stress oxy hoá và sự tràn ngập gốc tự do. Điều trị bệnh nhân đái tháo đường với chất chống oxy hoá có thể làm giâm các biến chứng này. Đã nghiên cứu đánh giá việc bổ sung oleuropein là hoạt chất của lá ô liu có tác dụng chống oxy hoá đề làm giảm stress oxy hoá và sự tăng đường huyết ở thỏ đái tháo đường do alloxan. Sau khi gầy đái tháo đirờng đã nhận thấy có sự tăng malondialdehyd (MDA) trong huyết tương, hồng cầu và đường huyết cũng như sự thay đổi về chất chống oxy hoá enzym và không enzym ở tất cả động vật đái tháo đường. Trong 16 tuần điều trị thỏ đái tháo đường với 200 mg/kg thế trọng oleuropein, các mức MDA cùng với glucose huyết và phần lớn các chất chống oxy hoá enzym và không enzym đã phục hồi đến mức không khác với thỏ bình thường đối chứng. Kết quả này cho thấy oleuropein có tác dụng ức chế tăng glucose huyết và stress oxy hoá gây bởi đái tháo đường và gợi ý có thể dùng oleuropein để dự phòng các biến chứng của đái tháo đường kết hợp với stress oxy hoá (Al Azzawia H.F. et al., 2006).

Tác dụng chống đái tháo đường của một cao cồn lá ô liu được nghiên cứu ở thỏ bình thường và thỏ gây đái tháo đường bằng streptozotocin. Cho thỏ uống cao lá ô liu trong 14 ngày đã làm giảm glucose, cholesterol toàn phần triglycerid, urea, acid uric, creatinin, AST, ALT trong huyết thanh trong khi nó làm tăng insulin trong huyết thanh thỏ đái tháo đường nhưng không làm tăng ở thỏ bình thường. Tác dụng chống đái tháo đường của cao lá ô liu tốt hơn tác dụng của glibenclamid (Eidi A, et al.. 2009).

Lá cây ô liu được biết là một dược thảo cổ truyền chống đái tháo đường và chống tăng huyết áp. Cho tới nay các tác dụng này chi được quy cho oleuropein. Ở đây mô tả sự phân lập và nhận dạng một thành phần khác tham gia vào tác dụng chống đái tháo đường của cây ô liu, đó là acid oleanolic. Đã chứng minh triterpen này là một chất chủ vận đối với TGR5, một thành viên của thụ thể ghép nối G - protein được hoạt hoá bởi acid mật và có hoạt tính trung gian một số tác dụng tế bào và sinh lý của acid này. Acid oleanolic làm giảm nồng độ của glucose và insulin trong huyết thanh ở chuột nhắt trắng được ăn chế độ nhiều mỡ và làm tăng sự dung nạp với glucose. Kết quả gợi ý là cà oleuropein và acid oleanolic đều có liên quan với tác dụng chống đái tháo đường của ô liu và nhấn mạnh thêm vai trò của các chất chủ vận của TGR5 cải thiện các rối loạn chuyển hoá (Sato et al., 2007).

Dầu ô liu có tác dụng bảo vệ tim, có lẽ do cả acid oleic và các polyphenol như oleuropein và hydroxytyrosol. Nghiên cứu này nhằm đánh giá một cao chiết giàu polyphenol từ lá ô liu với oleuropein là thành phần chủ yếu có tác dụng làm giảm các dấu hiệu về tim mạch, gan và chuyển hoá của một chế độ ăn chứa nhiều carbohydrat, nhiều mỡ ở chuột cống trắng. Chuột cống Wistar đực được cho ăn hoặc tinh bột ngô hoặc chế độ ăn nhiều carbodydrat nhiều mỡ trong 16 tuần. Các chế độ ăn của các nhóm điều trị (tinh bột ngô + cao lá ô liu và chế độ ăn nhiều carbohydrat nhiều mỡ + cao lá ô liu) được bổ sung với 3% cao lá ô liu. Sau 8 tuần được cho ăn các chế độ ăn tương ứng. tinh bột ngô và chế độ ăn nhiều carbohydrat nhiều mờ, trong 8 tuần tiếp theo.

Sau 16 tuần, chuột ăn nhiều carbohydrat nhiều mỡ phát triển các dấu hiệu của hội chứng chuyển hoá, gồm lắng đọng mỡ ở bụng và gan, lắng đọng collagen ở tim và san. cứng tim và các dấu ấn cũa stress oxy hoá (nồng độ malondialdehyd và acid uric huyết tương), với sự giảm tính phản ứng: của vòng động mạch chủ, tính chất không bình thường của lipid huyết tương, sự giảm dung nạp glucose và tăng huyết áp. So với chuột ăn nhiều carbohydrat nhiều mỡ, chuột ăn nhiều carbohydrat nhiều mỡ và được cho cao lá ô liu có các dấu hiệu về tim mạch, gan và chuyển hoá được cải thiện và bình thường hoá, chi trừ tăng huyết áp. Kết quả gợi ý là cao lá ô liu chứa polyphenol như oleuropein và hydroxytyrosol đã đảo ngược viêm mạn tính và stress oxy hoá, các quá trình này gây các triệu chứng về tim mạch, gan và chuyển hoá trong mô hình chuột cống trắng béo phì và đái tháo đường gây bởi chế độ ăn mà không làm thay đổi huyết áp (Poudyal et al., 2010).

Đã nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần có trong cao lá ô liu khô trên 2 mô hình tlụrc nghiệm tiền lâm sàng VC đái tháo đường tip 1 của người. Các mô hình này khác khau về một số mặt so với gây đái tháo đường tip 2 là đái tháo đường gây bởi nhiều liều thấp streptozotocin trên các chủng chuột nhắt trắng C57BL/6 và CBA/II nhạy cảm; đái tháo đường được thúc đẩy bởi cyclophosphamid xảy ra sớm hơn ở chuột nhất trắng không béo phì. Trong cả 2 mô hình đái tháo đường tip 1, cho nõn cao lá khô ô liu làm giảm các triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường, (tăng glucose huyết và giảm cân) và dẫn đến ngăn chặn hoàn toàn các thay đổi mô bệnh ở các đảo tụy. Đồng thời, sự biểu hiện và giải phóng insulin được phục hồi ở chuột điều trị với cao lá khô ô liu.

Đáng chú ý. sự biểu hiện của enzym tổng hợp NO và sự sản sinh NO tăng lên ở các mô ngoại biên, nhưng lại giảm ngay ở tuyến tụy. Sự can thiệp này dược phản ánh trong sự ngăn chặn tăng sinh tế bào lympho T trung gian bởi NO và sự giảm sản sinh các cytokin trợ viêm interferon gamma. IL - 17 và TNF - alpha trons lách và tiếp theo là phong bế sự phá hủy tế bào - beta. Kết quả gợi ý, cao lá khô ô liu ảnh hưởng đến sự phát triển của đái tháo đường tự miễn dịch bằng các điều chinh xuống sự sản sinh các chất trung gian trợ viêm và độc hại tế bào. Do đó nên nghiên cứu thêm về khả năng bồ sung cao lá khô ô liu vào chế độ ăn để phòng và điều trị đái tháo đường típ 1 ở người và có thể cả một số bệnh tự miễn dịch khác (Cvjeticanin et al., 2010).

6. Tác dụng chống tiêu chảy

Đã nghiên cứu tác dụng chống tiêu chảy của cao methanol lá ô liu Phi châu trên chuột nhất trắng với mô hình tiêu chảy gây bởi dầu thầu dầu. Hoạt tính chống tiêu chảy của cao cũng được nghiên cứu với thử nghiệm cho chuột uống bột than củi đồng thời cũng đã nghiên cứu độc tính cấp tính và tác dụng của cây này trên sự tích lũy dịch trong lòng một gây bởi dầu thầu dầu. Kết quả: Cao methanol lá ô liu Phi châu và loperamid. một thuốc chống tiêu chảy chuẩn, làm giảm số lần đi tiêu chảy gây bởi dầu thầu dầu, làm giảm có ý nghĩa khối lượng phân, làm chậm sự bắt đầu đi tiêu chảy và bảo vệ động vật chống lại sự tiêu chảy gây bởi dầu thầu dầu. Cả cao metlianol lá ô liu Phi châu và loperamid đều làm giảm có ý nghĩa sự vận chuyền bột tlian trong đường tiêu hoá và sự tích lũy dịch trong lòng ruột gây bởi dâu thầu dầu chuột nhất trắng. I.D50 là 3,475 mg/kg (cho uống) (Amobcoku GJ. ct al., 2010).

7. Tác dụng chống oxy hóa, dọn gốc tự do

Đã nghiên cứu sự đóng góp của flavonoid vào hoạt tính quét gốc tự do chung của cao chiết bằng dung môi phân cực từ lá ô liu, chứa nhiều hợp chất liên quan với oleuropein. Đã dùng các xét nghiệm HPLC - DPPI1 ngoại tuyến và trực luyến, trong khi hàm lượng flavonoid được đo bằng phép đo mầu. Thành phần từng flavonoid đầu tiên được đánh giá bằng RP. HPLC kết nối với một dãy diod và máy phát hiện huỳnh quang và được kiểm tra bời hệ thống phát hiện LC - MS. Lá ô liu là một nguồn flavonoid và tổng các flavonoid chiếm 27% hoạt tính quét gốc tự do toàn bộ được đánh giá nhờ dùng phương pháp trực tuyến. Luteolin 7 - o - glucosid là một trong những chất quét gốc tự đo nổi bật (8 - 25%). Sự đóng góp của luteolin (3 - 13%) cũng được coi là quan trọng. Kết quả cho thấy, ngoài oleuropein và các hợp chất có liên quan lá ô liu cũng là một nguồn ổn định chứa Aavonoid có hoạt tính sinh học (Goulas V. et al., 2010).

Lá ô liu, một phế phẩm trong nông nghiệp có khả năng là một nguồn chất chống oxy hoá thiên nhiên. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hoạt tính oxy hoá và kháng vi sinh vật của các chất phenolic riêng rẽ và phối hợp trong cao lá ô liu. Các kết quả cho thấy các chất phenolic cả riêng rẽ và phổi hợp đều thể hiện khả năng quét gốc tự do tốt, và còn cho thấy hoạt tính giống superoxyd dismutase (SOD). về hoạt tính chống vi sinh vật, cà oleuropein và acid caffeic đều có tác dụng ức chế. Ngoài ra, tác dụng kháng vi sinh vật của chất phenolic phối hợp còn cao hơn có ý nghĩa so với các chất phenolic riêng rẽ. Các kết quả cho thấy sự phối hợp các chất phenolic của cao lá ô liu có hoạt tính chống oxy hoá và kháng khuẩn (Lee và Lee, 2010).

Một vai trò trung tâm trong sự phát triển oxy hoá các tổn thương vữa xơ động mạch được quy cho sự peroxy hoá lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) trong huyết tương. Sự bổ sung chế độ ăn với dầu ô liu làm tăng tình trạng chống oxy hoá toàn phần trong huyết tương và sự kháng của lipoprotein tỷ trọng thấp đối với sự oxy hoá ex vivo. Đã nghiên cứu tác dụng của một số phenol không flavonoid trong chế độ ăn từ ô liu, cả ở dạng tinh chế hoặc hỗn hợp phức hợp thu được do sự biến đổi sinh học của cao lá ô liu trên sự oxy hoá LDL gây bởi các 1011 Cu2'. Sự oxy hoá LDL gây bởi Cu2' bị ức chế bởi oleuropein và hydrocytyrosol trong giai đoạn bắt đầu của phản ứng ở nồng độ phenol cao hơn nồng độ ion Cu2+. cần nhấn mạnh rằng, trong sự oxy hoá LDL gây bời Cu2+ với sự cỏ mặt của nước rửa giải trong bình phản ứng sinh học, chúng tôi có bằng chứng về tác dụng hiệp đồng giữa các hợp chất phenol làm tâng khả năng chống oxy hoá tránh được tác dụng trợ oxy hoá (Briante et al., 2004).

Một số cao đã thu được từ gỗ ô liu với các dung môi có độ phân cụrc khác nhau và được xác định về hoạt tính chống oxy hoá. Đã phát hiện các hợp chất trong các phân đoạn của một cao ethyl acetat dùng HPLC với sự phát hiện hoạt tính quét gốc tự do trực tuyến. Sau khi áp dụng các kỷ thuật phân lập khác nhau đã phân lập và xác định được hydroxytyrosol, tyrosol cycioolivil, acid - 7 - deoxyloganic, oleuropein và ligustrosid. Hydroxytyrosol thể hiện hoạt tính cao hơn chất chống oxy hoá thiên nhiên acid rosmarinic về quét gốc DPPH. Cycloolivil và oleuropein có hoạt tính mạnh hơn chất chổng oxy hoá tổng hợp BHT đối với cùng gốc tự do. Ligustrosid. tyrosol và acid 7 deoxyloganic có hoạt tính thấp. Chất sau này trước đây chưa được phát hiện trong chỉ Olea (Pé rez - Borilla M. et al., 2006).

Đã nghiên cứu tác dụng của acid maslinic, một dẫn xuất triterpen thu được từ bã ô liu, trên tính mẫn cảm của huyết tương hoặc màng tế bào gan đối với peroxy hoá lipid dùng gốc hydroxyl (OH-) được sản sinh bởi Fe2+/Hj02 ex vivo và bởi hệ thống Fe37ascorbat in vitro, ngoài ra 3 nhóm động vật dùng trong nghiên cứu về huyết tương được điều trị trước với CCI4 (để sản sinh CCIJ*). Hàm lượng lipoperoxy nội sinh trong huyết tương giảm ở chuột cống trắng điều trị với acid maslinic, sau khi phơi nhiễm với OH* bởi Fe27H2C>2 (phàn ứng Felton). Sự ủ đồng thời với acid maslinic ngăn ngừa sự peroxy hoá lipid màng tế bào gan thề hiện ở sự giảm của TBARS. Tóm lại, acid maslinic có thể có một số lợi thế trong việc chống lại stress oxy hoá trên động vật (Montilla M.R. et al.,2003).

Sự bảo quán lá ô liu trong 22 giờ ở 37°c trong túi chất dẻo kín làm cho hàm lượng một chất không glycosid secoiridoid, 3, 4 - dihydroxyphenyl ethyl 4 - formylmethyl - 4 - hexenoat (3 - 4 - DHPEA - EDA) tăng từ 15% đến 50% của cao phenol với sự giảm tương đương về hàm lượng của oleuropein và 2 oleuropeindial, được xác định là tiền chất của 3,4 - DHPEA - EDA. Sản phẩm tinh khiết được phân lập từ một mẻ lá ô liu bảo quản với năng suất 0,16%. Sự bảo quản lá ô liu trong các điều kiện khác nhau cho thấy độ ẩm trong lúi chất dẻo kín quan trọng cho sự tạo thành 3, 4 - DHPEA - EDA. Thời gian cần thiết để đạt nồng độ tối đa của sản phấm thay đổi nhiều đối với các mẫu lá ô liu khác nhau, với thời gian ngấn nhất đối với mẫu có hàm lượng oleuropein ban đầu thấp hơn. Các tiền chất oleuropeindial của sản phẩm được thuỷ phân dễ dàng thành các dẫn chất của acid carboxylic đã được xác định bởi NMR. Hoạt tính quét gốc tự do của 3,4 - DHPEÌA - EDA, đánh giá bằng sự quét gốc 2,2 - diphenyl - I - picrylhydrazyl, có thể so sánh được với hoạt tính của alpha - tocopherol (Paiva - Martins F. et al., 2001).

8. Tác dụng chống ung thư

Đã nghiên cứu cơ chế của acid maslinic về tác dụng ức chế trên sự sinh trưởng của tế bào ung thư ruột kết HT29. Acid masliníc có ờ nồng độ cao trong màng bọc giống sáp bảo vệ của quả ô liu. Ket quả cho thấy việc xử lý với acid maslinic dẫn đến ức chế cỏ ỷ nghĩa sự tăng sinh tế bào phu thuộc vào liều và gây sự chết theo chương trinh cùa tể bào ung thư ruột kết. Acid maslinic ức chế có ý nghĩa sự hiểu hiện của của Bcl - 2 trong khi làm tăng sự biểu hiện của Bax; nó cũng kích thích sự giãi phóng cytochrom - c của ty lạp thể và hoạt hoá caspase - 9 và caspase - 3. Tất cả kết quả này cho thấy rõ ràng sự hoạt hoá của quá trình chết tế bào theo chương trình ờ ty lạp thể đáp ứng với việc xir lý tế bào ung thư ruột kết HT29 bằng acid maslinic. Kết quà nghiên cửu gợi ý acid maslinic cỏ khả năng mang lại khả nãng bảo vệ thiên nhiên có ỷ nghĩa chống lại ung thư ruột kểt (Reyes - Zurita F.J. et ai., 2009).

Đã nghiên cứu tác dụng của erythrodiol là tiền chất của các acid triterpenic 5 vòng có trong cây ô liu trên sự tăng trưởng và chết tế bào theo chương trình ở các tế bào carcinom kết trực tràng người HT29. Đã đo sự tăng sinh, tính độc hại tế bào và sự chết tế bào theo chương trình bẳng các kỹ thuật dựa trên sự phát huỳnh quang. Erythrodiol ức chế sự tăng trường tế bào với trị số ECso là 48,8 ± 3,7 microM mà không có tác dụng độc hại tế bào trong phạm vi nồng độ tới 100 microM. Tuy vậy, sự phơi nhiễm tế bào trong 24 giờ với 50, 100 và 150 microM erythrodiol làm tăng hoạt tính giống caspase - 3 gấp 3,2; 4,8 và 5,2 lần so với hoạt tính này ở tế bào đối chứng. Chúng tôi đã lần đầu tiên chứng minh là erythrodiol có hoạt tính chống tăng sinh và hỗ trợ sự chết tế bào theo chương trình ở tế bào ung thư ruột kết (Juan M.E. et al., 2008).

Tính vị, công năng

Vỏ cây vị đắng chát, có công năng bổ đắng, được dùng thay thế canh kina. Dầu thịt quả không mùi nếu đã khử mùi, vị nhạt nhờn, có công năng làm mềm. làm dịu và nhuận tràng. Gôm từ thân không vị và có công năng trị thương. 

Công dụng

Dầu ô liu dược dụng được sử dụng do tính chất lơi mật hơi nhuận tràng. Dùng ngoài để làm thuốc dịu, làm mềm, giàm đau, đế trị một số bệnh ngoài da. Thường làm tá dược để chế các dạng thuốc xoa, thuốc sáp, tliuổc mỡ, thuốc thụl (hậu môn).

Lá cây ô liu được dùng làm mạnh tim, hạ huyết áp nhẹ, có tác dụng chống viêm, chữa thấp khớp, bảo vệ gan, chống đái tháo đường. Liều dùng ngày 5 - 1 Og lá sắc uống. Có thể chế ra cao dạng chiết với nước hoặc ethanol, mỗi lần uống 0,25-0,5g.

Ở Trung Quốc, dầu ô liu được dùng trị các vết bỏng, có thể làm cao bôi ngoài da. Lá được đun làm thuốc hãm hoặc chiết bang ethanol để làm thuốc hạ huyết áp.

Ở vùng Địa Trung Hải, người ta dùng lá ô liu hoặc cao chiết từ lá ô liu để sát trùng, hạ sốt, hạ huyết áp. nhuận tràng, để cải thiện chức năng tim mạch [Thomas et al., 2000:32],

Ở Ấn Độ, vỏ cây có vị đắng dược dùng làm thuốc bổ đắng thay thế cho canh kina đế kích thích ăn uống. Dầu ô liu được ép từ quà ô liu chưa chín. Dầu ép lần 1 cho loại dầu tinh sạch gọi là "virgin oil", dầu ép lần 2 vẫn dùng làm dầu ăn. Dầu tốt có màu vàng nhạt, trong suốt, vị và mùi nhẹ của quả, được dùng để làm dịu, làm mềm và nhuận tràng, thường làm tá dược chế nhiều dạng thuốc như thuốc đắp, thuốc xoa, thuốc mỡ, thuốc thụt. Cao chiết bằng nước từ lá ô liu đirợc dùng chữa cao huyết áp. Chất giống gôm từ chồ cây bị tổn thương được dùng trị thương [Chopra et al., 1998: 75], [Kirtikar et al., 1998, tâp 2: 1534], [Nadkami, 1999: 870],nội sinh trong huyết tương giảm ở chuột cống trắng điều trị với acid maslinic,

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC