Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Mộc Nhĩ

14:05 23/05/2017

Mộc Nhĩ có tên khác :Nấm tai mèo.

Họ: Mộc nhĩ (Auriculariaceae).

Mô tả

Loại nấm có mũ, giống tai người, mép nhăn nheo cuộn vào trong, mặt ngoài màu nâu nhạt sau nâu hồng, có lông mịn màu trắng, mặt trong nhẵn, màu nâu sẫm; cuống nấm rất ngắn, thường không thấy rõ. Cơ quan sinh sản là đảm đa bào ở mặt trong nấm. Nấm ăn được.

Mộc nhĩ và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Mộc nhĩ thuộc nhóm sinh vật đặc biệt (nấm), thường chỉ thấy ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Loại nấm này mọc tự nhiên trên các giá thể là cây gỗ đã mục thuộc các họ Moraceae, Pabaceae, Euphorbiaceae, Sterculiaceae..., trong rừng kín thường Xanh ẩm, đôi khi còn có ở rừng thứ sinh còn nhiều cây tạo bóng.

Mộc nhĩ sinh sản bằng bào tử, phát tán khắp nơi nhờ gió. Bào tử nảy mầm và tạo thành thể quả (phần nhìn thấy nằng mắt) vào mùa mưa ẩm. Do nhu cầu sử dụng làm thực phẩm, việc nuôi cấy mộc nhĩ ở Việt Nam đã trở thành công nghệ và có thể sản xuất gần như quanh năm.

Cách trồng

Mộc nhĩ thường được thu lượm từ nguồn hoang dại để dùng. Hiện nay, nhiều nơi đã tổ chức sản xuất mộc nhĩ với quy mô và phương pháp phù hợp với điều kiện tại chỗ. Dù sản xuất theo phương pháp nào thì giá thể chính vẫn là gỗ. Chọn loại gỗ không chứa tinh dầu, không có độc tố (như thông, phi lao, bạch đàn, lũn...), mau mục, rẻ tiền, dễ kiếm. Tốt nhất là sắn, sung, duối, mít, hoè.

Có hai phương pháp chính:

- Giá thể nguyên: Thường áp dụng ở quy mô nhỏ, nơi không có trang thiết bị kỹ thuật. Cây, cành chờ cho khô nhựa, đem chặt thành từng đoạn dài 1 - l,2m, dùng dao hay đục khoét thành từng lỗ nhỏ cách nhau 15 - 20cm, cấy giống nấm vào lỗ và dùng ngay những miếng vỏ vừa khoét ra đậy lại. Sau đó, xếp thành từng lớp vuông góc với nhau dưới tán cây hoặc lều lán. Thường xuyên giữ ẩm và không để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào. Giống nấm có thể khai thác trong tự nhiên hoặc mua từ các cơ sở chuyên sản xuất giống.

- Giá thề chế biển: Gỗ sau khi chết khô được nghiền nhỏ, nếu có điều kiện tận dụng mùn cưa càng tốt, ngâm với nước vôi trong vài ba ngày hoặc ủ với 1% vôi bột. Sau đó, trộn với % bột ngô và 2% cám gạo và đóng vào túi polvethylen, mỗi túi 0,8 - l,2kg, buộc miệng túi lại rồi đem hấp trong 24 giờ. Khi nguội, cấy giống nấm vào túi và treo ở nơi râm, mát, ẩm. Đến khi sợi nấm mọc trắng trong túi, dùng dao rạch thủng túi từ 10 đến 15 nhát, dài 1-2 cm. Mộc nhĩ sẽ mọc ra từ các nhát rạch. Thời gian từ khi nuôi đến khi thu hoạch khoảng 60 ngày. Ở một số nơi, người ta dùng bã mía nghiền nát, cho thêm cám gạo và chất khoáng đạt năng suất khá cao: trên 60% nấm so với trọng lượng giá thể.

Bộ phận dùng

Thể quả (thường gọi là bạch mộc nhĩ hay ngân nhĩ).

Tính vị, công năng

Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh vị và đại tràng, có tác dụng lương huyết, chi huyết, ích khí.

Công dụng

Ngoài công dụng làm thức ăn, mộc nhĩ còn được dùng làm thuốc. Ở Việt Nam, từ lâu đời, Tuệ Tĩnh đã dùng mộc nhĩ mọc trên cây đâu sao khô, tán bột, uống với liéu 16g. để chứa băng huyết, rong kinh, Mộc nhĩ mọc trên cây liều sắc uống chữa nôn mửa. Mộc nhĩ và kinh giới, 2 vị lượng bằng nhạu, sắc lấy nước để ngậm, súc miệng chữa đau răng. Theo kinh nghiệm dân gian, mộc nhĩ thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Chữa kiết lỵ : Mộc nhĩ 20g, núm quả chuối tiêu 10g, lá dạ cẩm 10g, lá mã đề 10g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

- Chữa băng huyết, rong kinh: Mộc nhĩ (100g) hấp cách thuv cho chín, phơi khô, tán bột. Lá ngải cứu (30g), cây cút lợn (50g) thái nhỏ, phơi khô, tán bột. Trộn đều các bột trên, luyện vói mật ong làm viên l,5g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên vói nước chè nóng. Theo tài liệu nước ngoài, mộc nhĩ (30g) ngâm nước trong một đêm, rồi hấp chín với đường phèn trong 1 - 2 giờ, ăn trước khi di ngủ có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.

Ở Trung Quốc, người ta dùng mộc nhĩ để cầm máu, chữa tràng phong, trĩ chảy máu, băng lậu đới hạ, chảy máu mũi, với các bài thuốc sau:

- Chữa băng trung lậu hạ: Mộc nhĩ 250g sao đến khi bốc khói, nghiền thành bột. Tóc đốt thành tro, nghiền thành bột. Mỗi lần dùng bột mộc nhĩ 6g, bột tóc lg, uống với rượu.

- Chữa chứng chảy nước mắt nhiều: Mộc nhĩ 30g (sao tồn tính), mộc tặc 30g. Nghiền thành bột, mỗi lần dùng 6g, sắc với nước vo gạo uống.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC