Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sài đất

16:04 24/04/2017

Còn gọi là húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc. Tên khoa học Wedelỉa calendulacea (L.) Less (Verbesina calendulacea L.). Thuộc họ Cúc Asteraceae.

A. Mô tả cây

Sài đất còn có tên húng trám vì khi vò cây có mùi trám và được một số nơi dùng nó ăn sống như ăn rau húng. Người ta còn gọi là ngổ núi vì cây giống cây rau ngổ lại mọc hoang trong núi. Tên cúc nháp hay cúc giáp vì hoa giống hoa cúc, lá và thân lại nham nháp.

Sài đất là một loại cỏ sống dai, mọc lan bò, chỗ thân mọc lan tới đâu rỗ mọc tới đấy, nơi đất tốt có thể cao hơn 0,50m. Thân màu xanh có lông trắng cứng nhỏ. Lá gần như không cuống, mọc đối, hình bầu dục thon dài, 2 đầu nhọn, dài 15-50mm, rộng 8-25mm, có lông nhỏ cứng ở cả hai mặt, mép có 1-3 răng cưa nông, hai bên gân chính có 2 gân phụ xuất phát gần nhự từ giản, giải độc của rắn. Dùng chữa hàn nhiệt tích một điểm ở phía cuống lá, gân chính và phụ đều nổi ở mặt dưới lá. Cụm hoa hình đầu, cuống hoa thìa lia màu vàng tươi (khác với hoa cây lỗ địa cúc thường dùng nhầm với cây sài đất).

Quả bế không có lông, đầu thu hẹp n cùng mang một vòng có răng

Cây sài đất và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta thường ưa nơi ẩm mát, Gần đây, do nhu cầu nhiều nơi đã trồng sài đất để dùng làm thuốc.Trồng sài đất rất dơn giản: Chọn nơi đất tốt, 1, cắt những mẩu thân thành từng đoạn 30cm, hay chọn những đoạn thân có rỗ ú 2 phần 3 xuống đất. Trong vòng 15-20 hôm cây đã mọc tốt, sau một tháng đã có thể thu hoạch , cắt cây sài đất sát đất, tưới nước bón phân tốt thì sau nửa tháng lại thu hoạch được thu hoạch gần như quanh năm, nhưng tốt vào vụ hè các tháng 4, 5, 8 lúc cây đang ra hoa thường người ta dùng sài đất tươi. Có thể dùng khô  nhưng tác dụng có vẻ không bằng tươi chúng tôi đang thí nghiệm dùng sài đất ổn bằng cách cho đồ hơi nước sôi trong 5 |ước khi phơi hay sấy khô.

C. Tác dụng dược lý

Theo báo cáo của bệnh viện Bắc Giang năm 1961, tác dụng kháng sinh của sài đất trong ống nghiệm rất thấp: Không thấy tác dụng với Flexneri, vòng vô khuẩn đối với cầu trùng Staphyllococcus 0,3cm, với bạch cầu trùng 0,2cm, với liên cầu trùng Streptococcus 0,1 cm với Typhi 0,1 cm. - Trên lâm sàng, ngược lại sài đất biểu hiện 2 tác dụng rõ rệt: Giảm đau, giảm sốt và kháng sinh rõ rệt, không thấy dộc tính. Năm 1966, theo dõi 21 trường hợp viêm nhiễm trùng phần mềm (viêm tấy tỏa lan hay khu trú, viêm quầng, áp xe đđu đinh, phần lớn có sốt), bệnh xá Ngô Quyền Hải Phòng chỉ dùng sài đất giã nát đắp lên chỗ viêm, không cho uống và cũng không cho một thứ thuốc nào khác đã đi tới kết luận là tác dụng chống viêm của sài đất rất rõ rệt, những hiện tượng sưng nóng đỏ đéu dần dán biến mất, nhưng lá sài đất không có tác dụng đối với những trạng thái viêm đã chuỷên sang giai đoạn mưng mủ, áp xe hóa (Sức khỏe, 8-1966).

D. Công dụng và liều dùng

Nhân dân Bắc Ninh,Bắc Giang và nhiều nơi khác văn dùng cây sài đất ăn sống như rau với thịt hay cá. Một số nơi khác dùng sài đất tắm trị rôm sảy hoặc uống phòng chạy sởi, chữa báng, sốt rét. Từ cuối năm 1961, bệnh viện Bắc Giang đã sử dụng điều trị có kết quả mọi trường họp viêm tấy ngoài da, ở khớp xương, ở răng, vú, sưng bắp chuối, sưng khớp nhiễm trùng, lở loét, mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt V.V.... Hiện nay việc sử dụng sài đất được phổ biến rộng rãi, có nơi đã dùng sài đất chữa viêm bàng quang cũng có kết quả tốt (Bệnh viện khu Hai Bà, Hà Nội, năm 1966). Có thể dùng tươi hay khô. Nhưng cho đến nay những người dùng thường cho tươi tốt hơn khô. Cây thu hái vào mùa hè tốt hơn thu hái vào những mùa khác (Phân viện 9). Tuy nhiên còn cần theo dõi nhiều hơn nữa mới có thể đi tới kết luận chắc chắn.

Dùng cây tươi: Ngày uống lOOg, giã cây tươi với ít muối ăn, thêm lOOml nước đun sôi để nguội. Vắt lấy nước chia làm 1 hay 2 lần uống trong ngày. Bã có thể dùng đắp lên nơi sưng). Quả bế không có lông, đầu thu hẹp lại, tận cùng mang một vòng có răng.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC