Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần V

Viễn Chí

11:05 08/05/2017

Còn gọi là tiểu thảo, nam viễn chí.

Tên khoa học Polygala sp.

Thuộc họ Viễn chí Polygalaceae.

VỊ viễn chi (Radix Polygalae) hiện nay ta đang dùng đều còn phải nhập.

Viễn chí là rễ khô của cây viễn chí lá nhỏ (Polygala tenuifolia Willd.) hoặc cây viễn chí Xibêri (Polygala sibirica L.) đều thuộc họ Viễn chí Polygalaceae. Chữ Polygala do chữ Polys là nhiều, gala là sữa vì bò ăn cây này có nhiều sữa. Tenuifolia= lá nhỏ ( Hình 564).

Tên viễn chí là do người xưa cho rằng uống vị thuốc này làm cho người ta bền trí nhớ lâu. Ở nước ta theo các tài liệu, có nhiều cây thuộc chi Polygala. Đã phát hiện lại một số nhưng chưa xác định được loài và chưa được khai thác. Chúng tôi giới thiệu ở đây để ta chú ý nghiên cứu khai thác.

A. Mô tả cây

Ở nước ta có nhiều loài viễn chí Polygala.

1. Polygala cardiocarpa Kurz theo tài liệu có ở Côn Đảo, Bà Rịa, Biên Hoà và ở Khôn, Stung ưeng (Lào).

2. Polygala tonkinensis Chodat mọc ở Ba Vì (Hà Tây) và Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam.

3. Polygala japonica Houtt. mọc ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam.

4. Polygala brachystachya DC. mọc ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam và ở Sedan, Khôn, Stung treng (Lào).

5. Polygala glomerata Lour. Mọc ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam.

6. Polygala aurata Gagnep, var macrotachya Gagnep. mọc ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam.

7. Polygala sibirica L. mọc ở Đà Lạt (theo A. Petelot).

Ở đây chúng tôi chỉ mô tả mấy cây có ở  nước ta và đã được ghi là có công dụng làm thuốc.

Cây Polygala japonica Houtt. Còn gọi là nam viễn chí. Loài cỏ nhỏ, cao 10-20cm, mang cành ngay từ gốc, cành rất nhỏ hình sợi mọc lan ra, trên có phủ lông mịn. Lá nhiều dạng: Lá phía dưới hình bầu dục rộng 4-5mm, lá phía trên hình dải, đầu nhọn, dài 20mm, rộng 3-5mm, có mép cuốn xuống mặt dưới. Cuống chỉ đài 0,5mm. Hoa mọc thành chùm gầy, ngắn mang hai, ba hoa hoặc hơn. Hoa xanh nhạt ở dưới, trắng ở giữa tím ở đỉnh. Quả nang nhẵn hình bầu dục rông lmm. Mùa hoa vào tháng 3 ở Ninh Bình.

Cây Polygala glomerata Lour, cỏ mọc hằng năm, cao 20-30cm, màu xám. Thân có lông mịn, phân nhánh ngay từ gốc, lá hình bầu dục hoặc hình mác đầu nhọn hay tròn, dài 15-55mm rộng 10-25mm, cuống ngắn nhiều hoa. Quả cao 4mm, rộng 3mm. Hạt hình trứng có lông, dài 3mm.

Cây Polygala sibirica L. Loại cỏ sống lâu năm, cao 10-20cm đường kính của thân cây l-6mm. Lá mọc so le. Lá phía dưới nhỏ hem, hình mác dài 0,6-3cm, rộng 3-6mm, ờ cả hai mặt lá đều có lông nhỏ mịn. Hoa mọc thành chùm dài 3- 7cm, cánh hoa màu lam tím. Quả nang hình trứng dài độ 4-5mm.

Viễn chí và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Tại miền Bắc mới phát hiện ờ Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Lạng Sơn, Cao Bằng. Nhưng chưa xác định chắc chắn được loài. Chưa được khai thác. Toàn bộ viễn chí hiện còn phải nhập, cho nên chúng ta nên chú ý tìm để khai thác.

 C.Thành phần hoá học

Những cây viễn chí của ta chưa được nghiên cứu. Viễn chí nhập của Trung Quốc và các nước khác có chứa chừng 0,55-1% chất saponozit gọi là senegin C17H26O10. Ngoài ra còn chứa polygalit C6H12O5, chất nhựa và một chất có tinh thể gọi là onsixin C24H4705.

D. Tác dụng dược lý

Viễn chí nước ngoài đã được nghiên cứu kết quả như sau:

1. Theo Trung Hoa y học tạp chí, 4-1952: Viễn chí có senegin có tác dụng trừ đờm và có độc tính. Uống với liều thích hợp, sẽ kích thích niêm mạc ở cổ họng làm tăng sự bài tiết niêm dịch ở khí quản và có tác dụng trừ đờm.

2. Năm 1935, ba nhà nghiên cứu Trung Quốc Lưu Thiệu Quang, Trương Phát Sơ và Trương Diệu Đức (Trung Hoa y học tạp chí, 1935) đã chế viễn chí vùng Tây Bắc Trung Quốc thành cao lỏng, tiến hành 110 lần thí nghiệm trên tử cung cô lập và không cô lập của chuột bạch, thỏ và mèo đã chứng minh rằng cao lỏng viễn chí đều tăng sự co bóp của tử cung các động vật dù có thai hay không có thai. Tác dụng này là do chất senegin trực tiếp kích thích cơ của tử cung. Tuy nhiên, các thí nghiệm chưa chứng minh là uống có tác dụng hay không.

E. Công dụng và liều dùng

Viễn chí được dùng trong tây y làm thuốc chữa ho nhiều đờm. Liều dùng rễ viễn chí: Ngày uống 2-5g dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Có thể dùng dưới dạng cổn viễn chí. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-5ml, hoặc có thể dùng cao lỏng. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 0,5-2ml.

Theo kinh nghiêm của đông y, viễn chí phối hợp với các vị thuốc khác dùng điều trị bệnh thần kinh suy nhược, hay quên, sợ hãi. Ngày uống 3-6g dưới dạng thuốc sắc.

Theo tài liệu cổ: Viễn chí vị đắng tính ôn, vào 2 kinh tâm và thận. Có tác Bụng an thần, ích trí, tán uất hoá đòm, tiêu ung thũng. Dùng chữa hồi hộp, hay quên, hay sợ hãi, ho nhiều đờm, ung thư sưng thũng. Những người thực hoả không dùng được.

Đơn thuốc có viễn chí

Viễn chí 4g, cam thảo 6g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC