Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cần Hôi

09:05 30/05/2017

Pimpinella diversifolia DC.

Tên đồng nghĩa: Pimpinella tonkinensis Cherm. p.cambodgicma Boissieu

Tên khác: Băng biên, bát nguyệt bạch, nga cước bản.

Họ: Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, cao gần 1m. Thân hình trụ, có rãnh dọc và lông mềm, phân nhiều cành. Lá mọc so le, có nhiều dạng, những lá ở gốc có cuống dài, có bẹ, phiến hình tam giác, dài 1,5-2 cm, gốc hình tim, đầu hơi nhọn, mép khía răng tròn, có khi phiến còn chia thùy nông không đều; những lá giữa cỏ cuống ngắn, thường chia 2 - 3 lần lông chim hoặc chia 3 thùy hẹp, dài 3,5 - 5 cm, mép có răng nhọn; những lá ở ngọn, không cuống chẻ 3 thùy, thùy bên đôi khi chẻ 2, phiến rất hẹp, mép khía răng không đều, gân chính 3-5, hai mặt có lông thô.

Cụm hoa mọc ở ngọn cành hoặc kẽ lá thành tán kép; tổng bao có ít lá bắc dạng lông tơ, tiểu bao gồm các lá bắc hình sợi, đôi khi không có tiểu bao, hoa nhỏ màu trắng, đài có răng không rõ, tràng có cánh thuôn nhẵn; bầu có vòi cong ra phía ngoài. 

 Quả hơi dẹt, hình trái xoan, có lông tuyến, các phân quả có cạnh lồi rõ.

Mùa hoa quà: tháng 6-8.

Phân bố, sinh thái

Chi Pimpinella L. phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm bắc bán cầu, ở Việt Nam đã biết có 2 loài, trong, đó có loài cần hôi (P.cliversifolia DC.). Trên thế giới, loài này phàn bố ở Ẩn Độ, Pakistan, Trung Quốc (có cả ở Đài Loan), Nhật Bản. Tại nước ta, cần hôi đã ghi nhận được ở một sổ tỉnh miền núi như Lào Cai (Sa Pa), Lạng Sơn (Đồng Đăng), Lâm Đồng (Lang Biang),...

Cần hôi là loại cây sống 1 (hoặc 2) năm, ưa ẩm, ưa sáng nhưng có thể hơi chịu bóng. Cây thường mọc rải rác hay tập trung vài cá thể thành đám nhỏ, trên đất ẩm ở ven rừng, ven đường đi hoặc gần bờ nương rẫy. Độ cao phân bố từ khoảng 800 - 1.600m. Hàng năm cây con mọc từ hạt quan sát được vào khoảng tháng 4-5; sinh trưởng mạnh trong mùa hè - thu, đến cuối mùa thu đã thấy có quả già. Trường hợp cây con mọc muộn (tháng 6-7) thì đến mùa thu năm sau mới cỏ hoa quả. Sau khi quả già, toàn cây sẽ bị tàn lụi trong mùa đông. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt.

Qua thực tế điều tra của viện Dược liệu, loài cần hôi kể trên có thể xếp vào nhóm cây thuốc hiểm gặp hoặc là loài có kích thước quần thể nhỏ ở Việt Nam. Cây có thể trồng được bằng hạt.

Bộ phận dùng

Rễ và toàn cây.

Thành phần hoá học

Loài cần hôi thường tìm thấy ở độ cao từ 900 - 1300m ở Ẩn Độ được dùng làm thuốc thống tiện [The wealth of raw material in India, 1979]. Thành phần chính trong cần hôi là tinh dầu. Tinh dầu rễ cần hôi trồng ở vùng Kumaun (Ẩn Độ) có thành phần chủ yếu là các oxyranylphenyl ester, (+) - z - 2 - methyl - 2 butenoal, (+) - iso - butyrat ester, 4 methoxy - 2 - (E - 3 methyloxiranyl) phenol. Mùi thơm của tinh dầu cần hôi là do 2 - metlioxy - 4 - (E - 3 - metliylo - xyranyl) phenol axetat (Allert.T, 1985).

Trên thực tế, ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Malaysia và Việt Nam đã trồng loài p.anisum và xuất qua Ẩn Độ hàng trăm tấn. Hàm lượng tinh dầu là 1,9 - 3,1%, có mẫu của Syria tới 6% (the wealth of India, 1979). Tinh dầu để ngoài trời dễ bị polyme hoá và oxy hoá tạo thành anisaldehyd và acid anisic.

Hàm lượng anethol chiếm khoảng 80 - 90% tinh dầu còn chứa: methyl chavicol, p - methoxy - phenylaxeton, một ít các terpen và các hợp chất chứa lưu huỳnh.

Tinh dầu cần hôi của Tây Ban Nha chứa: vanillin, araisaldehyd, anisalcohol, hydroquinone, monomethyl ether, p - eresol, eresol, eugenol cađalen, azulen và các acid: propionic, butyric, myristic và anisic.

Do loại tinh dầu này rẻ hơn tinh dầu hồi, nên hay bị sử dụng làm già tinh dầu hồi. Nhưng rất dễ phân biệt do hàm lượng anethol thấp và năng suất quay cực (+11 đến +20°).

Quả sau khi cất tinh dầu, đem chiết với ether thu được một chất dầu béo có màu xanh tối bao gồm các acid như palmitic, petroselinic, oleic và linoleic.

Lá tươi chứa tinh dầu và vitamin c.

Tác dụng dược lý

1. Thử dung nạp cao cần hôi

Cao cần hôi tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng với liều 25 ing/kg, chuột dung nạp tốt, không thấy có biểu hiện độc hại. Cao cần hôi được chế bằng cách lấy toàn cây, phơi khô, nghiền thành bột thô, chiết bằng ethanol 50%. Sau đó cô ở áp suất giảm và ở 50°c, rồi sấy trong chân không đến chất lượng cao khô [Dhar, 1968: 242], Cao này còn được dùng để thử các tác dụng dược lý 2, 3, 4 và 5 sau đây.

2. Tác dụng trên virus bệnh Ranikhet (Ranikhet desease virus) invitro

Cao khô cần hôi được thêm vào dịch cấy virus với nồng độ 0,05 mg/ml trên màng đệm niệu nang (chorio - allantoic membrane) phôi gà và ủ trong 11-14 ngày tuổi, có tác dụng ức chế sự phát triển của virus có ý nghĩa so với lô chứng không dùng cao thuốc [Dhar, 1968: 242],

3. Tác dụng trên hồi tràng chuột lang cô lập

Trong bình nuôi hồi tràng chuột lang cô lập, thêm 0,2 ml dung dịch acetylcholin nồng độ 1 ug/ml vào 20 ml dung dịch Tyrode, làm tăng co bóp của hồi tràng. Nếu thêm dung dịch cao khô cần hôi (hoà trong nước) vào bình nuôi, rồi sau một phút, thêm dung dịch acetylcholin, tác dụng co bóp của hồi tràng do acetylcholin sẽ bị ức chế [Tài liệu đã dẫn].

4. Tác dụng tăng hoạt động tim

Chuột lang cân nặng 400 - 500g được giết chết đột ngột bằng cách dùng một thanh gỗ chắc đập mạnh vào đầu. Mổ ngực, bóc tách lấy tim có cả một đoạn động mạch chủ đến chỗ động mạch chủ chia đôi. Luồn ca nun vào động.mạch chủ rồi truyền theo phương pháp Langendorff. Dịch truyền là dung dịch Ringer - Locke có sục khí oxygen và giữ ở 37°c với một áp suất hằng định. Ghi hoạt động tim bình thường. Tiêm dung dịch cao cần hôi qua dây truyền polyethylen dẫn vào tim, thấy tăng tần số và biên độ co bóp của tim [Tài liệu đã dẫn].

5. Tác dụng diệt tinh trùng (,spermicidal activily)

Lấy hai lam kính, mỗi lam kính cho vào một lượng nhỏ mào tinh hoàn chuột cống trắng, vừa được tách tinh hoàn ra khỏi chuột. Nhỏ vào mào tinh hoàn trên lam kính hai giọt dung dịch đệm phosphat đẳng trương Sorensen pH 8 có thành phần gồm 2,7% glucose và 0,38% NaCl để làm đối chứng; còn lam kính kia nhỏ hai giọt dung dịch đệm Sorensen, nhưng đã pha thêm 2% cao khô cần hôi. Lấy đũa thuỷ tinh trộn đều mào tinh hoàn trong dịch Sorensen trong vài giây, để tinh trùng từ mào tinh hoàn ra dung dịch. Ngay sau đó, quan sát dưới kính hiểu vi, thấy ở lam kính đối chứng không có thuốc, tinh trùng hoạt động tốt trong dung dịch Sorensen; còn ở lam kính có thuốc 100% tinh trùng bị bất động hoàn toàn [Settyetal., 1977:231 -233], 

Tính vị, công năng

Cần hôi vị cay, đắng, tính ấm, có ít độc, có công năng trừ hàn, thông phổi, khư phong, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu sưng, giảm đau.

Sách "Thiểm - Cam - Ninh - Thanh trung thảo dược tuyển" cũng ghi: cần hôi vị cay, đắng, tính ôn, có tiểu độc; nhưng sách "Sổ tay thường dụng trung thảo dược" lại ghi: cần hôi vị cay, ngọt, tính hơi ấm [TDTH, 1997: 947],

Công dụng

Rễ và toàn cây cần hôi được dùng trị cảm mạo, phong hàn, ho gà, lao phổi, kiết lỵ, ỉa chảy, đau dạ dày, sốt rét. Liều dùng hàng ngày 12 - 30g, sắc nước hoặc ngâm rượu uống.

Dùng ngoài, lấy cây tươi, lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, đắp lên các chỗ ghẻ, lở ngứa ngoài da, chỗ rắn độc cắn, ong hoặc bọ cạp đốt. Cũng có thể giã nát, vắt lấy nước để bôi xoa lên chỗ có bệnh. Nếu là dược liệu khô, thì tán thành bột mịn, hoà với nước bôi hoặc đắp.

Ở Trung Quốc, người ta lấy rễ hoặc cả cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lẩy nước, nhỏ vào chỗ có mụn ở mũi, họng, tai. Dùng trong chữa rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy, ngày 6 - 15g sắc nước uống [TDTH, 1997, III: 947].

Ở Ẩn Độ, cần hôi còn được dùng làm thuốc gây trung tiện [Chopra et al., 2001: 93; Kirtikar, 1998: 1208],

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC