Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần X

Xa Kê

12:05 18/05/2017

Artocarpus altilis (Park.) Fosberg

Tên đồng nghĩa: Artocarpus communis J. R. et G. Forster, A. camansi Blanco

Tên khác: Cây bánh mì.

Tên nước ngoài: Bread - fruit (Anh); arbre à pain (Pháp).

Họ: Dâu tằm (Moraceae).

Mô tả

Cây to, cao 10 - 12m hoặc hơn, có nhựa mủ trắng. Lá to, mọc so le, chia 3-9 thùy, dài 30 - 50cm, có khi đến gần lm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt và nháp; lá kèm sớm rụng.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, đực và cái riêng; cụm hoa đực hình chuỳ hoặc tụ họp thành đuôi sóc, hoa có 1 nhị; cụm hoa cái hĩnh cầu.

Quả phức, hình cầu, có gai, to bằng quả dưa bở, màu lục hay vàng nhạt, thịt màu trắng, chứa nhiều bột, hạt màu vàng nhạt.

Phân bố, sinh thái

Trung tâm đa dạng nhất của các giống xa kê nằm ở khu vực từ một số đảo thuộc Indonesia đến Papua New Guinea. Từ đó, có thể cho rằng nơi đây là xuất xứ của loài cây này. Hiện nay, xa kê đã được trồng phổ biến ở khắp nơi trong vùng nhiệt đới Đông Nam Á, Nam Á và nhiều đảo ở Thái Bình Dương.

Ở Việt Nam, xa kê mới chỉ được trồng rải rác trong các vườn cây ăn quả của gia đình từ Đà Nẵng trở vào. Cây không trồng được ở các tỉnh phía bắc. Đó là loại cây gỗ lớn, ưa sáng và ưa khí hậu của vùng nhiệt đổi nóng và ẩm; nhiệt độ trung bình từ 23 đến 30°c. Cây có thể chịu được thời tiết nắng nóng đến 40°C; lượng mưa từ 2000 đến 3000 mm/năm và độ ẩm không khí trung bình là 70 - 90%. Xa kê sinh trưởng phát triển kém ở những vùng có nhiệt độ trung bình năm dưới 20°c hoặc có mùa đông lạnh kéo dài. Cây mọc từ hạt sau 4-5 năm bắt đầu có hoa quả, vào những năm sau cây sẽ cho nhiều quả hơn. Hoa xa kê thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng, số hoa cái đậu quả thường đạt 75%. Quả non sễ bị rụng khi gặp mưa nhiều.

Hạt tươi có tỷ lệ nảy mầm rất cao khoảng 95%. Cây con ưa bóng và ưa ẩm. Từ gốc cây mẹ hàng năm mọc ra nhiều chồi rễ. Cây trồng từ chồi rễ sẽ chóng cho thu hoạch. Cây xa kê có giống không hạt và giống có hạt. Giống không hạt được dùng phổ biến hơn.

Bộ phận dùng

Quả, hạt, lá, vỏ thân và vỏ rễ.

Thành phần hóa học

Fujimoto Yasuo và cs đã nghiên cứu hoa xa kê và thấy hoa chứa:

- Một dẫn chất lá chalcon (I). Chất này có tính kháng u và với nồng độ 50 y/ml ức chế tế bào sarcom Yosida (20 X 104 tế bào/ml) trong môi trường nuôi cấy có chứa huyết thanh (mẫu chứng là 58 y/ml) (CA 110: 13.561 y).

- 2 - geranyl - 3, 4, 2', 4’ - tetrahydrochalcon. Chất này được chứng minh có tác dụng chống dị ứng (CA 109: 134.965 w).

- 5 chất với các tên là AC - 5-1, AC -5-2, AC - 3 - 1, AC -3-2, AC -3-3. Các chất này đều có tác dụng ức chế 5 - lipooxygenase. Chất AC -5-1 không có tác dụng với prostaglandin synthase (CA 108: 164.664 u).

Quả xa kê có 70% phần ăn được,trong lOOg chứa protein 1,2 - 2,4g, chất béo 0,2 - 0,5g, carbohydrat 21,5 - 31,7g, Ca 18 - 32mg, p 52 - 88mg, sắt 0,4 - l,5mg, vitamin A 26 - 40 đơn vị quốc tế, thiamin 0,10 - 0,14 mg, riboflavin 0,05 - 0,08 mg, niacin 0,7 - l,5mg và vitamin c 17 - 35 mg (PROSEA 2, 1992).

Thân có các flavonoid isocyclomorusin, isocyclomulberin, cycloaltilisin, cyclomorusin, cyclomulberin và angeletin (CA 120: 50.112 e).

Gỗ chứa chất artocarben (= 3, 2', 4’ - trihydroxy - 6", 6" - dimethylpyrano (3", 2", 4, 5) - trans - stilben (CA 127: 173.810 h).

Vỏ cây có các phenol artonol A, B, c, D và E, 2 prenylflavon artonin E và F và cycloartobiloxanthon (CA 126: 155.120 h, CA 113: 148.933 d).

Cây xa kê còn có 3 prenylflavonoid cyelomorusifl, cycloartomunin và dihydroisocycloartemunin (CA 124: 232.083m).

Vỏ rễ chứa artonin V, cyclomulberrin, cyclocornunol, cyclocomunin, dihydroisocycloar- tocomunin, pyranodihydrobenzoxanthon, epoxyd, artomunoxanthotrion epoxyđ, cycloartomunin, dihydrocycloartomunin, cycloartomunoxanthon, artomunoxanthon, artomunoxanthetrion, p - sitosterol, cudraflavon A, lupeol acetat (CA 121: 251.263; CA 118: 77 034 b; CA 117: 157.490 s; CA 115: 68.470 b; CA 116: 148.256 x).

Cây xa kê còn có chất ức chế tyrosinase không độc, dùng để chế mỹ phẩm (CA 126: 28.566 h).

Tác dụng dược lý

Ở Ấn Độ, trong một nghiên cứu sàng lọc tác dụng dược lý của cao khô, chiết từ vỏ và lá xa kê bằng cồn 50°, các tác giả thấy có tác dụng sau:

1. Tác dụng lợi tiều: Thí nghiệm được tiến hành ở chuột cống trắng, cho uống với liều 20 mg/kg, cao khô xa kê có tác dụng lợi tiểu rõ rệt so với lô đối chứng.

2. Độc tính cấp: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, dùng đường tiêm phúc mạc, đã xác định được LD50 là 80 mg/kg. Như vậy, cao xa kê có độc tính khá mạnh. Cần xác định lại, vì súc vật thích ăn lá xa kê.

Tính vị, công năng

Thịt quả xa kê có tác dụng bổ tỳ, ích khí. Hạt có tác dụng bổ trung ích khí, lợi trung tiện, vỏ cây có tác dụng sát trùng. Lá có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, lợi tiểu.

Công dụng

1. Thịt quả xa kê thường được dùng để ăn. Quả còn xanh có bột dùng làm thực phẩm, với nhiều cách chế biến:

- Quả luộc chín, rồi lùi trong tro nóng, bóc ăn.

- Quả gọt vỏ, thái lát mỏng, đem rán hoặc phết bơ nướng ăn, có hương vị như bánh mì, nên còn gọi là quả "bánh mì". Hoặc phơi, sấy khô rồi xay thành bột làm bánh.

- Thịt quả cho lên men, do một loài mốc biến đổi một phần thịt thành các sản phẩm phụ, có hương vị đặc biệt, rồi chế thành một món ăn đặc biệt giống như pho mát, có giá trị dinh dưỡng cao, ăn ngon, bổ và lạ miệng.

- Thịt quả thái thành miếng nấu món cari hoặc nấu với cá, tôm.

- Thịt quả, thái chỉ, phơi khô, trộn với gạo nếp, thổi xôi ăn.

2. Hạt xa kê luộc hoặc rang, ăn ngon như hạt giẻ có tác dụng lợi trung tiện, kích dục.

3. Lá xa kê có tác dụng lợi tiểu, có thể chữa phù thũng, nhưng thường dùng ngoài chữa mụn rộp (herpès), đinh nhọt, áp xe.

4. Vỗ thân, vỏ rễ và rễ con được dùng ở Indonesia để chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lỵ, đau răng và ghẻ. Nhựa cây pha loãng uống cũng chữa lỵ và tiêu chảy (New Guinea).

Bài thuốc có xa kê

1. Chữa bệnh mụn rộp:

Lá xa kê đốt thành than, tán mịn, phối hợp với dầu dừa và nghệ tươi, giã nát, làm thành bánh, đắp.

2. Chữa sưng háng, mụn nhọt, áp xe:

Lá xa kê và lá đu đủ để tươi, lượng bằng nhau, giã với vôi tôi cho đến khi có màu vàng, rồi đắp.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC