Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần H

Hạt Gấc

08:05 13/05/2017

Hạt Gấc Còn gọi là mộc tất tử, thổ mộc miết, mộc biệt tử, mắc cao (Viêntian), Mákhâu (Thái), Mắc khấu (Thổ).

Tên khoa học Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng (Muricia cochichlnensis Lour., Muricia mixta Roxb).

Thuộc họ Bí Cucurbitaceae.

Cây gấc cho ta những vị thuốc sau đây:

1. Hạt gấc: Mộc miết tử (Semen Momordicae) là hạt lấy ở quả gấc chín và phơi hay sấy khô.

2. Dầu gấc ịOleum Momordỉcae) là dầu ép tự màng đỏ bọc xung quanh hạt gấc.

3. Rễ gấc (Radix Momordicae) là rễ cây gấc phơi hay sấy khô.

A. Mô tả cây

Gấc là một loại dây leo, mỗi năm khô héo một lần nhưng năm sau vào mùa xuân, từ gốc lại mọc ra nhiều thân mới. Mỗi gốc có nhiều dây, mỗi dây có nhiều đốt, mỗi đốt có lá. Lá mọc so le, chia thùy khía sâu tới 1/3 hay 1/2 phiến. Đường kính phiến lá 12-20cm, phía đáy lá hình tim, mặt trên lá màu xanh lục xẫm, sờ ram ráp. Hoa nở vào các tháng 4-5, đực cái riêng biệt. Cánh hoa màu vàng nhạt. Tháng 6 có quả non, hình bầu dục dài 15-20cm, đít nhọn, ngoài có nhiều gai mềm đò đẹp. Trong quả có nhiều hạt xếp thành hàng dọc, quanh hạt có màng màu đỏ máu; khi bóc màng đỏ thấy có một lớp vỏ cứng đen, quanh mép có răng cưa tù và rộng hạt dài chừng 25-35cm, rộng 19-3lmm, dày 5- lOmm, trông gần giống con ba ba nhỏ bằng gỗ, do đó có tên mộc miết tử (mộc là gỗ, miết là con ba ba). Trong hạt có nhân, chứa nhiều dầu.

Hạt gấc và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Gấc mọc hoang và được trồng khắp nơi ờ Việt Nam, nhiều nhất ở miền Bắc. Còn thấy mọc ở Philipin, miền nam Trung quốc, Lào, Cămpuchia. Trồng bằng hạt hay dâm cành vào các tháng 2-3, trồng một năm thu hoạch nhiều năm, mùa thu hoạch quả từ các tháng 8-9 đến hết tháng 1-2 năm sau.

Sau đó cây lụi đi, sang xuân lại nẩy chồi, mọc cây mới. Người ta thường nói hạt gấc phải đồ chín thì cây gấc mới có quả. Sự thực dù trồng bằng hạt đã đồ chín hay chưa đồ chín vẫn cho quả. Ngay năm đầu đã có quả, nhưng còn ít, càng những năm sau càng nhiều quả. Quả hái về, mổ lấy hạt với cả màng màu đỏ, nếu để nấu xôi thì đùng tươi sát vói gạo. Nếu để chế thuốc thì cần phải sấy hay phơi khô cả''hạt và màng cho đến khi cầm hạt không thấy dính tay nữa. thì dùng dao nhọn bóc lấy màng đỏ, phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp (60-70°). Với màng này người ta dùng chế dẩu gấc. Còn lại hạt với lớp vỏ đen cứng đem phơi khô để dành dùng làm thuốc hay ép dầu

. Muốn chế dầu gấc, trước hết cẩn sấy khô màng hạt gấc, sau đó tán nhỏ rồi áp dụng một trong mấy phương pháp sau đây:

1. Chiết bằng dung môi (dùng ête dầu hỏa). Lấy kiệt bằng ête dầu hỏa. Sau đó thu hồi ête bằng cách đun cách thủy trong không khí trơ (khí cacbonic hay nitơ). Cặn còn lại là.dầu gấc. Để lâu dầu gấc này sẽ để lắng một lớp tinh thể caroten. Tỷ lệ dầu trong màng đỏ là 8%, 100kg quả gấc cho chừng 1,9 lít dầu gấc.

2. Ép như ép dầu lạc. Màng đỏ đã sấy khô tán nhỏ, đem đồ lên rồi ép. Dầu ép được để lâu hay để vào tủ lạnh cũng phân thành 2 lớp như dầu chiết bằng ête. Dầu chế bằng hai phương pháp trên, muốn đem trung tính cần áp dụng phương pháp loại axit tự do bằng cồn 95°.

3. Phương pháp thủ công nghiệp. Khi ta có một số ít gấc muốn chế dầu gấc để dùng trong gia đình hay dùng trong một thời gian ngắn, ta có thể cho màng hạt gấc đã sấy khô tán nhỏ vào dầu lạc hay mỡ lợn đã đun nóng ờ nhiệt độ 60- 10°. Dầu lạc hay mỡ lợn sẽ hòa tan chất dầu chứa trong màng gấc. Đựng trong chai nhỏ, đổ đây để tránh hiện tượng ôxy hóa. Dầu gấc nguyên chất (loại hết nước) bảo quản trong chai màu vàng hay tránh sánh sáng có thể giữ màu lâu, nhưng nếu dầu gấc có pha dầu lạc dù dầu lạc đã trung tính thì rất chóng mất màu, chưa rõ nguyên nhân.

C.Thành phần hóa học

Trong nhân hạt gấc (mộc miết tử) có 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 55,3% chất béo, 16,6% chất protit, 2,9% đường toàn bộ, 1,8% tanin, 2,8% xenluloza và 11,7% chất không xác định được.

Ngoài ra còn có các men photphataza. invectaza và peroxydaza, một chất không tan trong ête dầu hỏa, trong ête êtylic, tan trong cồn mêtylic và có những tính chất và cho các phản ứng của một sapotoxin với chỉ sô' bọt 5.600, chỉ số .chết cá 16.600, chỉ số phá huyết 62.500 (F. Guichard và Đào Sĩ Chu, Hà Nội, 1941).

Theo Baines (Kew Bull, 1920: 6-12) trong hạt gấc không có ancaloit, chứa 47% so với nhân hoặc 29% (so với trọng lượng hạt cả vỏ cứng) dầu béo đặc ở nhiệt độ thường, khi mới ép có màu xanh lục nhạt, nhưng để lâu do tác dụng của ôxy và ánh sáng sẽ sẫm màu. Nếu đun nóng dầu cũng chóng sẫm màu. Dầu có tính chất nửa khô, nếu trộn với dầu khô, triển vọng có thể dùng trong kỹ nghệ sơn và vécni.

Trong màng đỏ hạt gấc Guichard và Bùi Đình Sang (1941) đã chiết được 8% dầu màu đỏ máu. Nếu tính từ quả hiệu suất chừng 1,9 lít đối với 100kg quả tươi. Dầu gấc có chỉ số axit 2, chỉ số iôt 72, gồm 44,4% axit oleic, 7,69% axit stearic, 33,8% axit panmitic, 14,7% axit linoleic là một loại vitamin F. (Nguyễn Vãn Đàn-Phạm Kim Mãn, Thông báo dược liệu 2.1969).

Dầu này sau khi ép hay chiết được bằng ête dầu hỏa để yên sẽ để lắng và kết tinh chừng 103% chất màu đỏ, sau đó nếu xà phòng hóa bằng rượu KOH rồi chiết bằng toluen, sẽ thu được thêm chìrng 1,12% tinh thể nữa (tổng cộng 2,15 chất màu có tinh thể). Nếu tính trên quả tươi thì mỗi quả cho chừng 0,228g tinh thể có màu đỏ máu.

Tinh thể này có độ chảy 167-168°c, không có tác dụng trên ánh sáng phân cực, pha thành dung dich lmg trong 1 lít cacbon sunfua cho 2 dải hấp màng, một dải giữa 4.990Ả và 5.180Ả và một dải giữa 5.406A và 5.544A. Tinh thể tan trong cacbon sunfua (cho dung dịch màu đỏ máu), trong clorofoc và ête dầu hỏa (cho dung dịch màu vàng đỏ), trong benzen cho dung dịch màu vàng cam), trong cồn etylic (màu vàng).

Trọng lượng phân tử 568, cho với axit sunfuric đặc màu xanh chàm, phản ứng với thuốc thử carr và price (stibium clorua). Các tác giả (F. Guichard và Bùi Đình Sang) cho rằng tính chất của những tinh thể đó rất gần Caroten. Theo sự phân tích của Nguyễn Văn Đàm (Nachweis von $-caroten in Momordica cochinchinensis-Naturwissencchaften 1959, Hefl is 18) thì trong 12ml có 4.000 đơn vị caroten ß tương ứng với 6.666 đơn vị quốc tế vitamin A.

Tuy nhiên cũng nên biết rằng một tác giả Hà Lan (Bockenoogen 1949. The caroten content of the fruit of Momordica cochinchinensis spreng Philip. J. sei 78: 299-300) nghiên cứu gấc của Philipin đã kết luận rằng trong quả gấc chỉ có một lượng caroten không đáng kể.

Năm 1942, trong điều kiện phòng thí nghiệm P. Bonnet và Bùi Đình Sang đã chiết được từ 2.017kg quả gấc 38 lít dầu gấc và 0,3kg tinh thể caroten nữa (lg tinh thể trong 100g dầu lạc trung tính). Các tác giả này tính rằng trong lml dầu gấc có tới 30mg caroten tương ứng với 30.000 đơn vị caroten hay 50.000 đơn vị quốc tế vitamin A.

Năm 1990, Đinh Ngọc Lâm và Hà Văn Mạo đã xác định trong dầu gấc có trên 0,lp. 100 ß-caroten, lycopen, các axit béo không no (axit olêic 44p. 100, palmitic 33p. 100 và axit linolêic 14p.l00). Như vậy so với dầu gan cá thu dầu gấc có hơn l,81p.l00 ß-caroten và 15 lần hơn so với carốt, uống vào lại thơm, ngon dễ chịu hơn. Ngoài ra còn có một số chất vi lượng cần thiết cho cơ thể như đồng, sắt, coban và đặc biệt kẽm, (rất cần thiết cho những người bệnh mãn tính về gan) và selenium, một chất mới được biết rất cần thiết để phòng chống ung thư.

D. Tác dụng được lý

Thí nghiệm trên lâm sàng đã chứng minh dầu gấc có tác dụng như những thuốc có vitamin A, đặc biệt khi bôi trên các vết thương, vết loét, dầu gấc làm vết thương chóng lành và chóng lên da. Uống dầu gấc, bệnh nhân chóng lên cân (Huard, Rivoalen, Grenierboley và Riou, Hà Nội, 1942) - Chúng ta biết rằng theo Moore, Karrer và Euler chất caroten dưới tác dụng của men carotenaza có nhiều trong gan sẽ tách caroten thành 2 phân tử vitamin A.

- Một sô' người yếu gan ăn nhiều dầu gấc da sẽ có màu vàng. Nghỉ ăn một thời gian sẽ hết.

Năm 1990, Hà Văn Mạo, Đinh Ngọc Lâm và cộng sự đã báo cáo: Trên súc vật thí nghiệm và trên người bệnh, từ năm 1986 đến nay chế phẩm dầu gấc CAGAVIT có khả. năng sửa chữa các hư hỏng của nhiễm sắc thể, các khuyết tật về phôi thai do dioxin gây trên động vật, ktìầ năng phòng ung thư cho người bị bệnh xơ'gan, khả năng hạ thấp hàm lượng AFP ở nhiều pgười bị bệnh gan mãn tính và không có tác dụrtg phụ.

Như vậy chúng ta có cơ sở để tin rằng chế phẩm dầu gấc có ích cho những người đã tiếp xúc nhiều với các tia xạ độc hại, với các hóa chất và những người đã bị viêm gan virut B, có nguy cơ bị bệnh ung thư gan. trong nhân dân chưa có cơ sở nghiên cứu khoa học. Theo các sách cổ hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào 2 kinh can và đại tràng. Có tác dụng chữa mụn nhọt, tiêu thũng, dùng trong những trường hợp ngã, bị thương, sang độc, phụ nữ sưng vú, hậu mồn sung thũng. Uống trong và dùng ngoài.

Chủ yếu dùng bôi ngoài. Uống trong ngày 1 nhân nướng chín.

Dùng ngoài không kể liều lượng. Dầu gấc được sử dụng từ năm 1942. Dùng trong những trường hợp cần đến vitamin A hay caroten: Bệnh chậm lớn của trẻ em, biến chứng về mắt (khô mắt, quáng gà), chữa các vết loét, triệu chứng của sức kém chống đỡ bệnh tệt của cơ thể, làm cho mau lên đa non, trong những vết bỏng, vết thương. Nhu cầu về vitamin A đối với cơ thể người lớn là l-2mg một ngày, trẻ con đang tuổi lớn 3,6-4,8mg, lúc có thai và đang nuôi con 3mg. Nếu dùng caroten, số lượng phải dùng gấp 2 có lẽ vì một số bị cơ thể tích trữ.

Dùng trong với liều 5 giọt một lần, ngày 2 lần trước 2 bữa ăn chính, có thể dùng tới 20 giọt. Đối với trẻ em, dùng 5 đến 10 giọt 1 ngày.

Dùng ngoài dưới hình thức thuốc mỡ có 5 đến 10% dầu gấc; có thể dùng dưới hình thức dầu nguyên chất để bôi bỏng. Rễ gấc: Một số người dùng nhầm với tên phòng kỷ hay nam phòng kỳ (thực tế phòng kỷ là một vị thuốc khác hẳn, xem vị này). Sao vàng tán nhỏ dùng chữa tê thấp, sưng chân.

Đơn thuốc có hạt gấc dùng trong nhân dân

Chữa trĩ lòi dom: Hạt gấc giã nát thêm một ít dấm thanh' gói bằng vải đắp vào nơi bị trĩ (hậu môn) để suốt đêm.

Chữa sưng vú: Giã nhân hạt gác với một ít rượu (30-40°) đắp lên nơi sưng đau.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC