Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần B

Bìm Bịp

15:05 19/05/2017

Bìm Bịp có tên khác: Bìm bịp lớn.

Tên nước ngoài: Coucal, coq des pagodes (Pháp).

Họ: Cu cu (Trionychidae).

Mô tả

Chim cỡ lớn. Thân mình dài. Đầu tròn thuôn, mỏ to nhọn, mặt đỏ. cổ ngực vắ cánh rộng. Đuôi dài hơn cánh. Chân có 4 ngón, 2 trước, 2 sau, có móng dài. Toàn cơ thể màu đen, riêng cánh màu nâu đỏ, đầu các lông cánh sẫm hơn. .

Loài bìm bịp nhỏ (Centropus benghalensis Gmelin) cũng được sử dụng.

Bìm bịp và tác dụng chữa bệnh của nó

 

Phân bố, sinh thái

Bìm bịp phân bố ở các nước Đông Nam châu Á và Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, bìm bịp là loài chim định cư phổ biến khắp vùng đồng bằng, trung du và vùng núi cao từ 600 đến 800 m; loài lớn chuyên sống ở ven rừng có cây cối rậm rạp, loại nhỏ ưa vùng có nhiều lau sậy và cây bụi nhỏ. Chúng kiếm ăn ở môi trường xung quanh nơi làm tổ.

Thức ăn của bìm bịp là cóc, nhái, cua, trứng chim, châu chấu, cào cào và các loại hạt thực vật. Đẻ trứng vào mùa hè, mỗi lứa 3 - 4 quả. Bộ phận dùng Toàn con bìm bịp đã làm sạch lông và bỏ hết phủ tạng. Dùng tươi.

Tính vị, công năng, công dụng

Thịt chim bìm bịp có vị ngọt, tính ấm, không độc, dược dùng làm thuốc bổ máu, giảm đau chữa chứng hư lao, suy nhược, chân tay nhức mỏi, ứ huyết bầm tím, tê thấp, đau lưng. Mỗi lần dùng 2 con (bìm bịp lớn và bìm bịp nhỏ) ngâm với một lít rượu trắng trong 2-3 tháng, lâu hơn càng tốt.

Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 ml. Trong dân gian, người ta hav ngâm rượu chim bìm bịp với tắc kè và đôi khi cả một số dược liệu nguồn gốc thực vật như các loài sâm rừng, nhất là củ sâm cau. Rượu này còn chữa dược liệt dương, thận suy, hen suyễn, đái nhắt, đái són. Thuốc rất thích hợp với thể trạng suy yếu của người cao tuổi.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC