Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sâu Đá

08:05 25/05/2017

Sâu Đá có tên nước ngoài: Ver de roche (Pháp).

Họ: Sâu đá (Sphaerotheriidae).

Mô tả

Loài côn trùng có cơ thể hình trụ tròn, dài 2 - 3cm. Toàn thân cấu tạo bởi những tấm cứng, mỏng tạo thành 12 đốt có thể gấp khúc được, đót thứ nhất to là phần đầu và cổ, có miệng rộng, râu và mắt nhỏ; các đốt ở giữa hẹp, có 2 - 4 đốt, mỗi đốt mang một đôi chân, riêng từ đốt thứ 5 trở đi có 2 đôi chân; đốt cuối cùng tương đối rộng là phần đuôi. Mặt lưng hơi gồ lên màu đen pha ánh vàng, mặt bụng màu nâu nhạt.

Phân bố, sinh thái

Sâu đá phân bố rải rác ở vùng núi đá thuộc Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Nó sống trên lớp mùn, lá mục, dưới hốc đá ẩm, ăn lá cây. Khi gặp nguy hiểm, sâu đá cuộn tròn mình giống như hạt nhãn to và tiết ra một chất có mùi hôi để tự vệ. Nếu bắt bỏ vào rọ, chỉ một lúc sau, nó lại bò lổm ngổm trong vật đựng.

Bộ phận dùng

Toàn con sâu đá, thu bắt quanh nằm, đem về nhúng nước sôi cho sâu chết, rồi phơi hoặc sấy khô.

Tính vị, công năng

Sâu đá có vị mặn, cay, tính ấm, có tác dụng cầm máu, tán ứ, làm se, hàn vết thương.

Công dụng

Cả con sâu đá phơi khô, đốt cháy thành than, tán nhỏ mịn, rắc chữa vết thương, vết đứt. Dùng uống với liẻu 2 - 4 g chữa sa dạ con. Một số dân tộc ở vùng núi cao có kinh nghiệm dùng sâu đá để làm giảm những cơn bốc dục.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC