Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần H

Húp Lông

14:05 19/05/2017

Húp Lông có tên khác :Hoa bia, hương bia.

Tên Nước ngoài :Hops, hop vine (Anh); houblon, houblon à bière, vigne du Nord (Pháp).

Họ :Gai mèo (Cannabinaceae).

Mô tả

Dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm, dài 3 - 5m ở trạng thái hoang dại và 10m hoặc hơn ở cây trồng. Thân mảnh có lông cứng, phân nhánh nhiều. Lá mọc đối, chia 3-5 thùy hình chân vịt, gốc hình tim, đầu nhọn, mép khía răng đều; cuống lá dài.

Hoa đơn tính, khác gốc, màu lục nhạt, mọc ở kẽ lá; hoa đực tập hợp thành chùy thưa, có 5 lá đài, 5 nhị; hoa cái trần họp thành xim co hoặc hình nón gồm nhiều lá bắc dạng lá, xếp lợp lên nhau màu vàng nhạt.

Quả bế nhỏ, màu vàng nhạt. Mùa hoa quả: tháng 5-7.

Húp lông và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Humulus L. có 2 loài ở Việt Nam. Loài húp lông là cây nhập trồng. Húp lông có nguồn gốc ở vùng ôn đói châu Âu, được trồng ở nhiều nước để lấy hoa ủ men bia. Cây được nhập vào Việt Nam khoảng đầu những năm 70 và dược trồng ở Lạng Sơn, Sơn La, Lâm Đổng. Cây đã thích nghi vối khí hậu ở đây nhưng chưa được phát triển trồng lớn. Húp lông thuộc loại cây leo, khi trồng thường phải cắm giá thể. Cây ưa sáng và khí hậu ẩm mát, sinh trưởng mạnh vào mùa xuân - hè, đến mùa thu thì có hoa quả. Ỏ châu Âu, húp lông được gieo trồng chủ yếu từ hạt

Bộ phận dùng

Cụm hoa cái thu hái vào cuối mùa hạ, trước khi nở hoàn toàn. Trên các lá bấc, có những lông tuyến màu nâu, khi phơi khô ở nhiệt độ thấp hơn 60°, mùi thơm sẽ tăng lên trong quá trình bảo quản. Nếu đập các cụm hoa này, các lông tuyến rụng ra thì lấy được 10 - 12% lupulin dưới dạng bụi nhựa (tức là các tuvến tiết tích trữ (lưới lớp cutin của các lông tiết bao ngoài các lá bắc). Đây là một thứ bột, màu vàng, dẻ dính với nhau; nhưng không thấm nước, quan sái dưới kính hiển vi thấy đó là những lông tiết dài 150 - 250 micromet, có chân ngắn da bào và đỉnh là một phần rộng dạng chén gồm một dãy tế bào có tầng cutin giãn ra dần do sự tích luỹ nhựa. (Võ Văn Chi Từ điển cây thuốc Việt Nam - 1999 - 588) Thành phần hóa học Húp lông chứa nước 6 - 12%; nhựa 11 - 21%, tinh dầu 0,2 - 0,5%; tanin 2 - 4%; hợp chất chứa N (protein) 13 - 24%; glucose và fructose 3 - 4%; pectin 12- 14%; tro 7- 10%. Tanin gồm phlobaphen; chất vô cơ gồm K, Ca, Mg (phosphat, silicat, và sulfat). Các chất nhựa là những hợp chất acid đắng dạng a và p như humulon hoặc acid a lupulinic (C21H->0O3) độ chảv 60 - 60,5°c và lupulon hoặc acid [3 lupulinic (C26H3804) độ chảy 90,5 - 92°c. Các chất này có tính kháng trùng mạnh bao gồm các vi khuẩn gram + kể cả mycobacterium tuberculosis.

Trong quá trình húp lông chín hay khi làm khô và bảo quản, humulon và lupulon bị oxy hóa và trùng hợp hóa thành các nhựa dạng a và p. Hoạt tính kháng khuẩn của dạng a mạnh hơn dạng p. Húp lông có mùi đặc trưng do sự có mặt của tinh dầu với hàm lượng 0,2 - 0,8% (trung bình 0,4 - 0,5%) tính theo nguyên liệu khô. Cất kéo húp lông bằng hơi nước, sẽ thu dược một loại tinh dầu màu vàng sáng, mùi dễ chịu có các chỉ số sau: Tỷ trọng 0,829 - 0,895 dôi khi có mẫu 0,914; [a]D = -1,4 den +2,2; n20 1,4691 - 1,4908 đôi khi 1,4939; chỉ số acid 7; chỉ số este 14,9 - 61,5.

Thành phần chính của tinh dầu là formaldehyd, dipenten, linalool, linalyl isononylat, geraniol mvrcenol, các ester của myrcenol, methylnonyl keton, luparol và các acid thơm dạng este. (The wealth of India vol V, 1959 - 136). Kennv. sr đã xác dinh đặc trưng của một số loài húp lông trồng ở Mỹ bằng cách phân tích 10 mẫu cây trồng trên cơ sở tỷ lệ nồng độ các acid dạng a và p, cohumulon và colupulon.

Tỷ lệ 6 thành phần tinh dầu là caryophylen, farnescen, humulen, methyl - 4 - decenoat. Me decanoat, p selinen, 2 tridecanon, a ylangen (CA. 112, 1990, 176972 p). Peaceck, Val E. M. Cartv, Paul lại phân biệt các loại húp lông bằng các đặc tính như số lượng farnesen, selinen, 2 raethvl butyl isobutvrat, humulen, 2 nonanol và eudesmol trong dầu và sự có mặt của cohumulon trong acíd dạng a. (CA. 118, 79778 w. 1993). Waertgen, Konrad. Wichtl Max phát hiện chất tricycloxyisohumulon là một sản phẩm tự oxy hóa của humulon trong quá trình bảo quản (CA. 116, 1992, 37971 g).

Szucs, Roman đã dùng phương pháp điện di - sắc ký tách các acid chủ yếu trong các loại húp lông và xác định được các chất chính là cohumulon, colupulon adhumulon và adlupulon - (CA. 122, 1995, 8305 m) Các hợp chất ílavonoiđ: Sun Songsan, Watanabe Satoru đã phân lập từ dịch chiết metanol của húp lông 2 chất chalcon có cấu trúc I và II.I. R, = OMe; R2 = CH2CH = CMCj Rj = OH II. R, = OH; R2 = H R3 = OMe và 2 chất flavonoid isoxanthohumol và xanthohumol. (CA. 116, 1992, 11088 z). Trong hoa húp lông còn có a methyl - 3 buten - 2 - ol. Steven Jan F, Ivancic Monica đã phân lập từ phần nhựa của húp lông các prenyl flavonoid là 2' 4', 6', 4 tetrahydroxy - 3’ - 6 - geranyl chalcon; 5' prenyl xanthohumol; 6", 6" dimethyl pyrano (2" 3" 3'. 4') 2' - 4 dihydroxy 6' methoxy chalcon; 8 prenyl naringenin xanthoijuinulol là ílavonoid chủ yếu (chiếm 80 - 90% của các ílavonoid toàn bộ). Ngoài ra, còn tách được 2' 4' 6' 4' tetrahydroxy 3' - c - prenylchalcon, isoxanthohumol và 6 prenylnaringenin (CA. 126, 1997, 314802 a).

Lá húp lông chứa tinh dầu: Katsiotis S-T, Langezaal C.R đã dùng 10 loại húp lông trổng để cất kéo bằng hơi nước và thu được các tinh dầu khi phân tích bằng (GC-MS) thấy thành phần chủ yếu là các sesquiterpenoid như a humulen (3 - 23%), ß caryophylen (5 - 29%); p myrcen <1% (CA. 113, 1990, 96814v; CA. 114, 1991, 99862q).

Các nguyên tố vi lượng trong húp lông là Fe, Zn, Cu, Mn, Pb, Ni, Cd, Cr (Finolic Vecchio A; CA. 113, 1990, 170393Z). Theo Trung dược từ hải III, 309, 365, húp lông chứa humulon, cohumulon, adhumulon, lupulon, colupulon, adlupulon, humuladienon, humulenon II, a corocalen, calocoren,. 2 methyl - but - 3 - en - 2 - ol lupulin xanthohumol và isoxanthohumol.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng kháng khuẩn:

Cao và hoạt chất của nón hoa cái có tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn gram dương và trực khuẩn lao. Chất lupulon có tác dụng ức chế mạnh vi khuẩn Staphylococcus aureus vói nồng độ tối thiểu là MIC = 1,25 p.g/ml, còn chất lupulon tổng hợp có MIC = 0,6 p.g/ml.

2.Tác dụng giảm hoạt động tự nhiên

Chất a - methvl - 3 - buten - 2 - ol trong hoa với liều 206,5 mg/kg tiêm phúc mạc cho chuột cống trắng có tác dụng làm giảm hoạt động tự phát của chuột.

3. Tác dụng gây ngủ:

Cao lỏng hoa húp lông thử nghiệm trên chuột nhắt trắng với liều 0,625 - 2,5 g/kg tiêm dưới da, làm chuột ngủ li bì trong một thời gian dài, rồi chết vào ngày thứ ba.

4. Tác dụng chống đái tháo đường:

Chất humulon và lupulon, phân lập từ hoa cái của cây húp lông, có tác dụng chống đái tháo đường. .Với liều 200 mg/kg dùng uống làm giảm glucose huyết trên 50% trong vòng 6 giờ ở chuột cống trắng bị tăng glucose huyết do streptozocin.

5. Thử nghiệm trên người thấy hoa cái húp lông có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm dịu ho và long dờm, an thần, gây ngủ nhẹ. Lupulin có tác dụng giảm đau và dịu dục, nhưng với liều cao, sẽ gây choáng và nôn.

Tính vị, công năng

Hoa húp lông có vị đắng, thơm, tính bình, có tác dụng kiện vị, tiêu thực, hóa đờm, chỉ khái, an thần, sát trùng, tiêu viêm.

Công dụng

Hoa húp lông (cụm hoa cái) đã được dùng từ lâu làm men bia. Trước khi cho lên men nước sắc mầm lúa mạch, người ta thêm hoa húp lông vào để làm bia có mùi thơm, vị đắng và giúp bảo quản bia lâu hỏng. Về mật thuốc, hoa húp lông được dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, thuốc bổ đắng, chữa ăn không tiêu, kém ngon, trướng bụng, mất ngủ, chữa ho, lao phổi, viêm màng phổi, tràng nhạc. Ngày 1,5 - 3g dưới dạng thuốc hãm, sắc hoặc tán bột uống.

Dùng ngoài, hoa giã nát, đắp chữa thấp khớp, áp xe nguội, ung thư. Để giảm đau và dịu dục, dùng viên lupulin 0,25g, mỗi lần uống 1-2 viên, ngày 1 - 2 lần. Còn dùng dạng cao nước, cồn thuốc hoặc cao thuốc. Với dạng cao, mỗi lần uống 0,1 - 0,3g- Liều cao có thể gây nhức dầu và buồn nôn.

Bài thuốc Có húp lông

1. Chữa viêm đường tiết niệu, tiểu tiện khó:

Hoa húp lông 3g; mã đề, rễ cỏ tranh, mỗi vị 15g, sắc uống.

2. Chữa lao phổi:

Quả cây húp lông 3g, bách bộ 12g, bách hợp 9g. Sắc uống, ngày một thang.

3. Chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ:

Quả húp lông 3g, toan táo nhân 12g, quế nhục 6g. Sắc uống.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC