Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Nhọ Nồi

09:05 25/05/2017

Nhọ Nồi có tên đồng nghĩa: Eclipta alba (L.) Hassk., E. erecta L.

Tên khác: Cỏ mực, hạn liên thảo, lệ trường, phong trường, mạy mỏ lắc nà (Tày), nhả cha chát (Thái).

Tên nước ngoài: Dyer's weed, dye-weed, white eclipta (Anh); éclipte droite (Pháp)

Họ: Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Cây thảo, mọc đứng, đôi khi bò lan rồi vươn thẳng, cao 30 - 40cm, có khi hơn. Thân tròn, có lông cứng áp sát, màu lục hoặc đỏ tía. Lá mọc đối, hình mác, dài 2 - 8cm, rộng 0,5 - l,5cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép khía răng rất nhỏ, hai mặt có lông nháp; cuống lá rất ngắn.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu, cuống dài 1 - 4cm, có lông thô áp sát; đầu có đường kính 0,8 - l,2cm, lá bắc thuôn nhọn, có lông; hoa màu trắng, hoa cái ở ngoài, hình lưỡi, xếp thành một hàng, hoa lưỡng tính ở trong hình ống, mào lông giảm thành vảy nhỏ và ngắn, tràng hoa cái có lưỡi nguyên hoặc xẻ 2 răng; tràng hoa lưỡng tính có 4 thùy hình trái xoan, nhị 4. Quả bế, dài 3mm, rộng l,5cm, có 3 cạnh, hơi dẹt, đầu bẹt, có 2 sừng nhỏ. Mùa hoa quả: tháng 2-5.

Cây rất đa dạng. Thân có thể thắt lại ở mấu và phình ra ở dóng. Lá có khi to bản, hình bầu dục hoặc hình trứng.

Nhọ nồi và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Eclipta L. chỉ có một loài là cây nhọ nồi mọc tập trung nhiều ở hầu hết các nước vùng Nam và Đông Nam châu Á. Ở Việt Nam, nhọ nồi phân bố rộng rãi ở khắp các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và miền núi, đến độ cao 1500m (ở các tỉnh phía nam). Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc lẫn với các loại cỏ thấp, trên đất ẩm ở bãi sông, ruộng trồng hoa màu, ven đường đi, bãi hoang quanh làng bản... Ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt. Bên cạnh đó với khả năng mọc chồi gốc và phân cành nhiều, cây dễ dàng phát triển, tạo thành đám bò lan trên mặt đất.

Cách trồng

Ngoài việc thu hái từ nguồn hoang dại, truớc đây nhọ nồi chỉ được trồng lẻ tẻ với quy mô nhỏ ở các gia đình. Gần đây, cây đã bắt đầu được trồng phổ biến hơn ở một số nơi. Nhọ nồi được nhân giống bằng hạt. Hạt chín rải rác vào mùa hè và mùa thu, vì vậy hạt chín đến đâu thu ngay đến đó, đem phơi khô và bảo quản đến mùa xuân năm sau thì gieo. Hạt nhọ nồi rất nhỏ nhưng tỷ lệ nảy mầm cao. Thường áp dụng cách gieo hạt trong vườn ươm, sau đó đánh cây con đi trồng. Đất vườn ươm và đất trồng cần làm thật tơi nhỏ. Nên bón phân lót (10 - 15 tấn phân chuồng/ha), lên luống như luống cải rồi trổng với khoảng cách 20 X 10cm hay 20 X 15cm. Sau khi cây bén rễ, có thể dùng nước phân, nước giải hoặc đạm pha loãng định kỳ cách 20 ngày tưới thúc một lần.

Nhọ nồi không có sâu bệnh, nhưng cần chú ý làm cỏ và giữ ẩm. Cây có thể trồng được trong điều kiện che bóng một phần.

Bộ phận dùng

Toàn bộ phần trên mặt đất thu hái trước khi cây ra hoa, phơi khô. Khi dùng, rửa sạch, loại bỏ tạp chất, cắt đoạn 3 - 5cm, rồi sao qua hoặc sao cháy. Nếu sao cháy, dùng lửa to sao nhanh đến khi bên ngoài cây có màu đen thì phun ít nước để trừ hoả độc. Để nguội.

Tác dụng dược lý

Nhọ nồi có tác dụng cầm máu do làm tăng tổng lượngprothrombin trong máu, giống như cơ chế tác dụng của vitamin K. Hoạt tính cầm máu của 1g bột nhọ nồi khô tương đương l,33mg vitamin K. Khi dùng dài ngày, có tác dụng chống choáng phản vệ, kháng histamin và giảm viêm. Khác với các thuốc kháng histamin tổng hợp, nhọ nồi không kháng được tác dụng của histamin liều cao, gây choáng và chết.

Có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn bạch hầu, Dacilliis anthracis, Bacillus subtilis. -

Có độc tính rất thấp, có giới hạn an toàn rộng. Các chế phẩm siro và viên nén bào chế từ cao nhọ nồi đã được áp dụng cho 500 bệnh nhân và theo dõi kết quả điều tri tại bệnh viện và nhà hộ sinh cho thấy các tác dụng sau:

- Cầm máu tốt và trong vài trường hợp cá biệt, tác dụng này của nhọ nồi thể hiện rõ rệt hơn cả tác dụng của vitamin K.

- Nâng cao tổng lượng prothrombin máu rõ rệt trong các trường hợp suy gan.

- Chống viêm nhiễm trong các trường hợp cảm sốt, cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp thể cấp tính nhẹ và trung bình, mụn nhọt, viêm cơ.

- Để phòng nhiễm khuẩn sau khi mổ ổ bụng, mổ cắt ruột thừa, đặt vòng, nạo thai.

- Chóng làm lành các vết cắt, vết mổ trong các phẫu thuật, làm đóng giả mạc sớm và tốt trong các trường hợp cắt amiđan, làm chóng khô và không tụ máu ở các vết mổ ở bụng.

- Không có biểu hiện độc khi dùng liều hàng ngày 40 - 100g tươi trong 15 ngày liền. 

Cao lỏng lá nhọ nồi đã được áp dụng để điều trị 70 bệnh nhân bị viêm âm đạo (23 người do tạp khuẩn, 26 do nấm và 21 do Trichomonas). Trước khi áp dụng thuốc thụt âm đạo bằng nưóc chín. Sau đó, tẩm cao lỏng lá nhọ nổi vào một bấc, bôi khắp diện âm đạo. Sau 6-8 giờ, bệnh nhân tự rút bấc ra. Tỷ lệ bệnh nhân khỏi và đỡ đối với viêm âm đạo do tạp khuẩn: 86,3%, đối vói nấm: 73%, đối với Trichomonas: 61,9%. Bài thuốc có nhọ nồi và 7 vị thuốc khác đã được áp dung để điều trị viêm âm đạo do Trichomonas thể hư chứng, phối hợp vối một bài thuốc khác dùng ngoài. Kết quả điều trị trên 68 bệnh nhân: khỏi 80,8%, đỡ 11,7%.

Trên lâm sàng, đã dùng cao cầm máu bào chế từ nhọ nồi và 4 dược liệu khác thay hoàn toàn nước oxy già trong 697 ca cắt amiđan, 3.162 ca nạo VA (sùi vòm họng) và 417 ca nhổ răng, không có tai biến nào. Một bài thuốc cầm máu gồm nhọ nồi và cóc kèn đã được nghiên cứu dược lý và áp dụng trên lâm sàng. Về dược lý, bài thuốc có độc tính thấp, không ảnh hưởng trên tim, huyết áp và hô hấp, có tác dụng lợi tiểu, làm gia tăng sự bền vững của thành mạch, làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu thỏ, làm giảm thời gian máu đóng và rút ngắn thời gian máu chảy.

Trên lâm sàng, thuốc không gây các phản ứng phụ, không có hiện tượng dị ứng, không làm hạ huyết áp, có tác dụng lợi tiểu, không làm thay đổi pH, ion đồ và tỷ trọng của nước tiểu. Một bài thuốc khác gồm nhọ nồi và 7 dược liệu khác đã được áp dụng cho 24 bệnh nhân viêm gan virus, kết quả tốt cả về lâm sàng và xét nghiệm sinh hóa ở 22 bệnh nhân.

Chế phẩm bào chế từ 3 dược liệu: nhọ nồi, huyền sâm, sài đất đã được áp dụng để điều trị các bệnh nhân cao huyết áp. Chế phẩm này đã có các tác dụng như sau: an thần ở 66,66% bệnh nhân, hạ áp ổn định ở 66,66% bệnh nhân; lợi tiểu (tăng lượng hước tiểu 300 -    400ml/ngày) ở 63,88% bệnh nhân, thuốc không gây phản ứng phụ khi dùng điều trị lâu dài. Bài thuốc trong có nhọ nồi và 12 dược liệu khác dùng điều trị sốt xuất huyết, đã làm bót sốt từ từ, tránh được hạ nhiệt độ đột ngột, đồng thời có tác dụng ngăn chặn chảy máu, làm giảm nhẹ bệnh tạng. Rễ nhọ nồi có tác dụng gây nôn và tẩy. Cao chồi cây có tác dụng kháng sinh đối với tụ cầu vàng và Escherichia coli. Cây nhọ nổi có hoạt tính kháng siêu vi khuẩn bệnh Ranikhet in vitro, gây hạ áp nhất thời và có tác dụng chống co thắt trên hồi tràng cô lập chuột lang. Cao nhọ nồi có tác dụng bảo vệ chống nhiễm độc gan gây bởi carbon tetraclorid ở chuột nhắt và tăng tiết mật ở chuột cống trắng.

Một thuốc cổ truyền Ấn Độ gồm nhọ nồi và 6 dược liệu khác có tác dụng điều trị tốt trên 30 bệnh nhân có sỏi thận, sỏi được tống ra qua nước tiểu là những kết tinh calci carbonat hoặc calci oxalat trong vòng 15-30 ngày. Những triệu chứng khác kết hợp với sỏi thận cũng được chữa khỏi. Bài thuốc trong có nhọ nồi và 8 dược liệu khác đã được áp dụng để điều trị sỏi niệu quản đái ra máu nhiều. Có 51 ca trong tổng số 89 bệnh nhân được điều tri đạt kết quả tốt (57,3%) và 15 ca có tiến bộ (16,8%).

Tính vị, công năng

Nhọ nồi có vị ngọt chua, mặn, tính mát, có tác dụng bổ thận, mạnh xương, đen tóc, mát huyết, cầm máu, giải độc

Công dụng

Nhọ nồi thường được dùng làm thuốc bổ máu, cầm máu bên trong và bên ngoài, chữa ho ra máu, lỵ ra máu, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ ra máu, nôn ra máu, đái ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, lao phổi, di mộng tinh, bệnh nấm ở da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi) và nhuộm tóc. Mỗi ngày dùng 20g cây khô, dưới dạng thuốc sắc uống. Dùng tươi 30 - 50g, giã vắt lấy nước uống, còn bã đắp vết thương. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nhọ nồi được dùng làm thuốc bổ toàn thân và cầm máu, có trong thành phần thuốc mỡ để điều trị một số bệnh của da. Liều dùng một lần: 4 - 6g, dạng thuốc sắc uống.

Ở Ấn Độ, nhọ nồi được dùng làm thuốc bổ và chữa ứ tắc trong các bệnh phì đại gan và lách, và chữa một số bệnh về da. Dịch ép cây được dùng phối hợp với một số chất thơm để chữa vàng đa xuất tiết. Dịch ép lá cây được dùng cùng với mật ong để chữa sổ mũi ở trẻ nhỏ. Một chế phẩm làm từ dịch ép lá nhọ nồi đun nóng với dầu dừa hoặc dầu vừng được dùng để bôi đầu làm tóc mọc dầy và đen. Cây tươi có tác dụng giảm đau và thấm hút. Nó được trộn với gôm để chữa đau răng và đắp với một ít dầu để trị nhức đẩu. Nó cũng được đắp với dầu vừng để tri phù voi. Cây nhọ nồi dược đùng làm chất nhuộm để xăm hình. Lá nhọ nồi được dùng làm rau ăn ở Java, và làm gia vị ở một số vùng Ân Độ.

Nhọ nồi được dùng ngoài làm thuốc sát trùng chữa các vết thương và vết loét ở gia súc.

Bài thuốc có nhọ nồi

1. Thuốc cầm máu:

a. Mỗi ngày 12g nhọ nồi khô hoặc 30 - 50g tươi, sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với ngó sen, lá trắc bá, bách hợp.

b. Viên cỏ mực - cóc kèn: Cao lỏng cỏ mực (1/1) một phần, bột mịn lá cóc kèn 2 phần, tá dược vừa đủ làm viên nén 200mg. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.

2. Chữa lỵ:

a. Nhọ nổi 10g, rau sam 10g, cỏ sữa lá to 10g, lá nhót 10g, búp ổi 10g. Dạng thuốc bột, thuốc hoàn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10g.

b. Nhọ nồi tươi 100g, lá mơ tươi (mơ tam thể hay mơ trắng) 80g, lá đại thanh tươi 30g, hạt cau 6g, bách bộ 12g, vỏ đại 8g. Sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày. Có tác dụng với cả lỵ amip và trực khuẩn.

c. Nhọ nồi tươi 100g, lá mơ lông (mơ trắng, mơ đại) 100g. Nếu chỉ có 1 trong 2 vị, dùng 200g tươi. Sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.

3. Chữa ỉa chảy (do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa); Nhọ nồi 1 nắm, mã đề tươi 1-2 nắm, rau má 1 nắm. Sắc đặc, chia nhiều lần uống trong ngày.

4. Chữa sốt xuất huyết nhẹ, sốt phát ban, phong nhiệt nổi mẩn: Nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất, mỗi vị 10 - 15g, sắc uống.

5. Chữa sốt xuất huyết:

a. Nhọ nồi tươi 30g, rau má tươi (hoặc cát căn, cỏ mần trầu) 30g, bông mã đề tươi (hoặc cối xay, rễ cỏ tranh) 20g. vắt lấy nước uống hoặc sắc uống. Bài thuốc này cũng có thể đùng để phòng bệnh.

b. Nhọ nồi tươi 40g, rau má tươi (hoặc cát căn) 40g, rau sam tươi 40g, mã đề tươi 40g, kim ngân tươi 30g, hoa hoè l0g, thảo quyết minh l0g. sắc với 300ml nước lấy l00ml uống nước đầu. Sau đó sắc nưóc thứ hai và thứ ba uống tiếp trong ngày.

6. Chữa các chứng đau sưng ở trẻ em và người lớn: Nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài, lá cải trời giã nát, thêm nước, vắt lấy nước uống, bã dùng xoa, đắp chỗ sưng.

7. Chữa trẻ em tưa lưỡi: Nhọ nồi tươi 4g, hẹ 2g. Hai vị rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt, hòa-mật ong, trộn đều, chấm thuốc vào lưỡi, cách 2 giò một lần.

8. Chữa rong kinh, rong huyết sau khi đặt dụng cụ từ cung: Nhọ nồi 16g, sinh địa 16g, hoài sơn 16g, đương quy 12g, bạch thược 12g, thỏ tỵ tử 12g, ích mẫu 12g hương phụ 10g, xuyên khung 8g, sắc uống.

9. Chữa rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt thường thấy trước kỳ, lượng huyết nhiều): Nhọ nồi tươi 30g, rau má tươi 30g, sinh địa 16g ích mẫu 16g, củ gấu (tó chế) 12g, quả dành dành (sao cháy) 12g, ngưu tất 12g. sắc uống ngày một thang.

10. Chữa động thai băng huyết: Nhọ nồi 1 nắm, ngải cứu 1 nắm, trắc bách diệp 1 nắm sao cháy đen, cành tía tô 12g (hoặc nhọ chảo nhọ soong l0g), củ gai 12g. sắc đặc uống làm một lần.

11. Ho do viêm họng hoặc viêm amiđan cấp: Nhọ nồi tươi 50g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, trong 3 ngày.

12. Chữa thấp khớp (có sưng khớp): Nhọ nồi 16g, rễ cỏ xước 16g, hy thiêm 16g, thổ phục linh 20g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g. Sao vàng, sắc đặc, ngày uống một thang, trong 7-10 ngày liền.

13. Chữa di mộng tinh:

a. Nhọ nồi sấy khô tán nhỏ, uống mỗi lần 8g với nước cơm, hay sắc 30g uống.

b. Nhọ nồi 12g; tỳ giải, bồ công anh, củ mài, mỗi vị 16g; ý dĩ, hoàng bá nam, mẫu lệ, cam thảo nam, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

14. Chữa chảy máu kéo dài do nguyền nhân bệnh: Nhọ nồi, đảng sâm, ô tặc cốt, mỗi vị 16g; hoàng kỳ, bạch truật, địa du, ngải cứu, trắc bách diệp, mỗi vị 12g; đương quy 8g; cam thảo 6g. sắc uống ngày một thang.

15. Chữa đái ra máu do viêm nhiễm mạn tính đường tiết niệu: Nhọ nồi 16g; hoàng bá, thục địa, quy bản, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; tri mẫu, chi tử sao đen, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

16. Chữa rong kinh:

a. Do thừa f'oliculin: Nhọ nổi 20g; đảng sâm, ý dĩ. hoài sơn, mỗi vị 16g; bạch truật 12g; huyết dụ 6g. sắc uống ngày một thang.

b. Do nhiễm khuẩn đường sinh dục (huyết nhiệt): Nhọ nồi 20g; sinh địa, huyền sâm, mỗi vị 16g; địa cốt bì, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; huyết dụ 6g. sắc uống ngày một thang.

17. Chữa rong huyết:

a.  Nhọ nồi, sinh địa, mỗi vị 16g, huyền sâm 12g; đia cốt bì kỷ tử, a giao, than bẹ móc, chi tỏ sao, mồi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

b.  Nhọ nồi 16g; ích mẫu 20g; đào nhân 10g; uất kim nga truật, mỗi vị 8g; huyết dụ 6g; bách thảo sương 4g. Sắc uống ngày một thang.

c. Nhọ nổi 16g; đảng sâm, thục địa, cỏ nến, mỗi vị 12g hương phụ, bạch truật, xuyên khung, mỗi vị 8g; chỉ xác 6g. Sắc uống ngày một thang.

18. Chữa phong tê thấp: Nhọ nồi 100g, vòi voi 300g, củ bồ bồ 150g, rễ nhàu 100g. Các vị tán nhỏ làm hoàn to bằng hạt tiêu. Liều uống 20 hoàn, ngày 3 lần.

19. Chữa lao phổi: Nhọ nồi 12g; đảng sâm 16g; bạch truật, tử uyển, mỗi vị 12g; phục linh, bách hợp, mỗi vị 8g; cam thảo, ngũ vị tử, bối mẫu, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang.

20. Chữa thiểu máu do thiểu năng tạo máu của tủy xương: Nhọ nồi, thục địa, mỗi vị 16g; hoài sơn, mai ba ba, ngẫu tiết, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; sơn thù, trạch tả, phục linh, đan bì, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

21. Chữa viêm gan virus thể mạn tính tiến triển: Nhọ nồi 12g; mẫu lệ 16g; kê huyết đằng, sinh địa, mỗi vị 12g; quy bản 10g; uất kim, tam lăng, nga truật, chỉ xác, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

22. Chữa đái ra máu kéo dài do bệnh toàn thân: Nhọ nổi, đảng sâm, mỗi vị 16g; hoài sơn, bạch truật, thạch hộc, ngẫu tiết sao đen, thục địa, trắc bá diệp, ngải cứu, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.

23. Chữa bệnh bại liệt trẻ em giai đoạn khởi phát: Nhọ nồi, cỏ tranh, bồ công anh, cam thảo đất, liên kiều, mã đề, mỗi vị 10g; ngân hoa 6g. sắc uống ngày một thang.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC