Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thìa Là

10:05 15/05/2017

Thìa Là có tên đồng nghĩa :Anethum sowa Roxb., Peucedanum graveolens Benth. et Hook. f.

Tên khác :Thì là.

Tên nước ngoài :Dill, anet, fennel (Anh); aneth, fenouil bâtard, fenouil puant, faux - anis (Pháp).

Họ :Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống hàng năm, cao 0,8 - 1 m, có khi hơn. Thân nhẵn, mọc đứng, phân cành, có khía dọc. Lá mọc so le, cuống dài, bẹ rất phát triển, phiến xẻ 3 lần lông chim thành những thùy nhỏ hỉnh sợi dài 10 - 20 nun, rộng 0,5 mm, lá ở ngọn tiêu giảm và không có cuống.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành tán kép có cuống chung dài, chia 10-15 nhánh, mỗi tán nhỏ có 20 - 40 nhánh con; không có tổng bao và tiểu bao; hoa màu vàng; dài có răng rất ngắn; tràng cong gập vào trong; nhị xen kẽ với cánh hoa; bầu hạ có 2 lá noãn dính nhau. Quả hình trứng, có 3 cạnh dọc lồi. Mùa hoa quả: tháng 1-3.

Phân bố, sinh thái

Chi Anethum L. chỉ có một loài là cây thìa là ở Việt Nam. Về nguồn gốc của cây, có thể từ Địa Trung Hải đến Nam và Tây - Nam Á. Tuy nhiên, ngay từ thòi cổ đại, thìa là đã được trổng làm gia vị ở Ai Cập và Hy Lạp. Ngày nay, cây có mặt khắp nơi, từ vùng ôn đới ấm đến vùng cận nhiệt đới và nhiệt đói, như Hungari, Đức, phía tây Liên bang Nga, Ai Cập, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Việt Nam, nhiều nước khác trong khu vực Đông - Nam Á và Australia.

Ở Việt Nam, thìa là không rõ được nhập từ thời gian nào, hiện được trồng nhiều ở các tỉnh phía bắc, từ Quảng Bình trở ra. Cây ưa sáng, ưa ẩm mát với nhiệt dộ thích hợp khoảng 15 - 20°C; Ở châu Âu nhiệt độ này có thể thấp hơn. Cây chịu được nhiệt độ tối thấp trung bình từ 5 đến 7°c và vẫn sính trưởng tốt trong điều kiện thời tiết có nhiều mây mù. Vốn là cây có nguồn gốc từ vùng ôn đới nên ở phía bắc, cây thường được trồng vào mùa đông - xuân, còn ở các tỉnh phía nam gần như không thấy có loại cây gia vị này.

Thìa là thuộc loại cày sinh trưởng phát triển nhanh, được trồng từ hạt, sau 1,5-2 tháng bắt đầu ra hoa; nhưng nếu trồng vào đầu mùa đông, thời kỳ sinh trưởng này có thể kéo dài hơn. Trong một tán hoa kép, hoa ở các tán đơn bên ngoài nở trước; hoa nở từ ngoài vào trong. Thời gian có hoa nở kéo dài 11 - 14 giờ trong ngày; tuy nhiên quá trình thụ phấn thường chỉ xảy ra trong khoảng 4 giờ (từ 10 giờ sáng đến 2 giò chiều). Vào thời kỳ hoa nở, nếu trời nắng sẽ cho tỷ lệ kết quả rất cao. Hạt thìa là có thể giữ được 2-3 năm, vẫn còn tỷ lệ nảy mầm tới 75% mà không cần có các phương tiện bảo quản đặc biệt (Ng. Thi Tam, c. c. Guzman & P. C. M. Jansen, 1999; in c. c. de Guzman et al., PROSEA, N° - 13 - Spices; 72 - 74). Thìa là - Anethum graveoìens L.

Cách trồng

Thìa là được trồng khắp nơi bằng hạt theo cách gieo thẳng. Nếu trồng làm gia vị, một năm có thể gieo 2 - 3 vụ, bắt đầu từ tháng 3-4 đến tháng 8-9. Đất gieo hạt cần làm kỹ, đập nhỏ, lên luống cao 15 - 20 cm, rộng 90 - 100 cm, bón lót ít phân chuồng mục. Có thể gieo vãi hoặc gieo thành rạch, cách nhau 15-20 cm. Hạt gieo xong, cần phủ rơm, rạ và hàng ngày tưới ẩm. Sau khi hạt nảy mầm, dỡ bỏ rơm rạ. Có thể định kỳ 15 - 20 ngàv tưới thúc bằng đạm pha loãng (1 - 2%) hoặc nước giải. Nếu trồng lấy hạt, phải tỉa thưa, để lại cây ở khoảng cách 15-20 cm. Khi quả chín, nhổ hay chặt cả cày đem phơi, dũ lấy hạt.

Bộ phận dùng

Quả, thu hái khi chín, phơi khô.

Tác dụng dược lý

Các thành phần của quả thìa là glycan, anameran A, B, c và D có tác dụng hạ đường máu trong thử nghiệm trên động vật bình thường và động vật gây dái tháo đường thực nghiệm vói aloxan.

Tính vị, công năng

Thìa là có vị cay, tính ấm, có tác dụng ấm tỳ vị, giải độc thức ăn, lợi tiêu hóa.

Công dụng

Thìa là được dùng trong y học cổ truyền thav tiểu hổi để giải độc thức ăn tanh hôi, giúp tiêu hóa chữa nôn đầy đờm trệ. Quả thìa là (nhân dân vẫn gọi nhầm là hạt) được dùng làm thuốc kích thích trung tiện lợi sữa. Còn dùng chữa đau bụng của trẻ em. Để giúp sư tiêu hóa, mỗi ngày dùng 50 - 100 g quả, dưới dạng nước cất; hoặc 4 - 8 g hãm trong một lít nước sôi. Nếu dùng tinh dầu, mỗi ngày dùng 250 mg đến 1 g, nhỏ vào đường hay nước đường mà uống. Trong công nghiệp hương liệu, quả thìa là phối hợp với một số quả thơm khác như quả mùi để làm thơm chè. Ở Ấn Độ, tinh dầu thìa là được dùng làm thuốc gây trung tiện, điều trị bệnh đầy hơi ở trẻ em. Cũng dùng để sản xuất xà phòng thơm.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC