Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Tê Tê

10:05 25/05/2017

Tê Tê có tên đồng nghĩa: Manis auritus Hodgson.

Tên khác: Con trút, lăng lý, prên pui (Ba Na).

Tên nước ngoài: Scaly ant - eater (Anh), pangolin (Pháp).

Họ: Tê tê (Manidae).

Mô tả

Thân dài 30 - 40 cm, đuôi khoảng 20 - 25 cm, nặng 5-7 kg, có khi hơn. Đầu nhỏ, bẹt, mõm nhọn, không răng, lưỡi mảnh rất dài, mắt nhỏ, tai không có vành, đuôi dài gần bằng thân, thuôn nhọn. Bốn chân ngắn, bàn chân trước có 5 ngón, 3 ngón giữa có vuốt dài và cong, vuốt chân trưóc dài hơn vuốt chân sau. Toàn thân và đuôi trừ phần bụng có phủ một lớp vảy sừng xếp thành nhiều hàng như ngói lợp, màu nâu xám hoặc đen xám, sáng bóng. Mỗi chiẽc vảy sừng thực chất là do các cụm lông nhỏ dính vào nhau tạo thành.

Loài Manis javanica Desmarest có ở miền Nam cũng được dùng.

Phân bố, sinh thái

Tê tê phân bố ở các nước châu Á. Ở Việt Nam, hầu hết các tỉnh miền núi và trung du ở miền Bắc, các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam đều có tê tê. Tê tê sống hoang ở vùng rừng núi thấp, ẩn nấp trong các hốc cây, hang đất, có khả năng bò trên cạn, leo cây và lội nước. Hoạt động kiếm mồi vào ban đêm. Thức ăn của tê tê là kiến, mối, ong, côn trùng. Mùa sinh sản vào tháng 1 - 3, mỗi lứa đẻ 1 con.

Tê tê nhút nhát, chậm chạp, thường cuộn tròn lại khi gặp nguy hiểm. Nhưng nó lại có sức mạnh phi thường, khi đã chui vào hang thì khó lòng lôi ra bắt được nó vì lúc này toàn bộ lớp vảy sừng của tê tê sẽ giương ra, cắn chặt vào vách hang làm vật cản hữu hiệu. Cách săn mồi của tê tê cũng rất độc đáo, nó thè chiếc lưỡi dài và huơ một lượt là đám côn trùng dính bám đầy vào đó, rồi nuốt chửng. Hoặc nó giương lớp vày ra cho côn trùng chui vào thật nhiều, rồi khép lại cho chết mối ăn. 

Bộ phận dùng

Vảy tê tê được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là xuyên sơn giáp. Khi bắt được tê tê (còn sống hay đã chết) cho ngay vào nồi nước, luộc chín hoặc ngâm con vật trong nước vôi trong, da thịt sẽ mềm ra, rồi rút lấy vảy. Có khi, người ta đập chết tê tê, lột lấy cả tấm da còn nguyên vảy, phơi khô. Khi dùng mới rút từng chiếc vảy và chế biến. Người ta cho rằng vảy ở đuôi tê tê có tác dụng mạnh hơn. Do đó, khi thu hoạch và chế biến, cần để riêng.

Trong công tác thu mua, loại vảy rời đã khô từng chiếc một là loại 1, vảy còn dính trên tấm đa là loại 2. Dược liệu là những mảnh dẹp phẳng, to nhỏ không đều, hình tam giác hoặc hình thuẩn (giống chiếc vỏ trai), góc tròn, dày lên ở giữa, quanh mép mỏng. Mặt trên màu nâu xám hoặc đen hơi xanh, nhẵn bóng, có những đường vân dọc rất sít nhau và những dưòng vân ngang thưa hơn theo rìa mép. Mặt dưới màu nhạt hơn, không bóng, có một đưòng ngang hình cung hằn lên ở chính giữa. Chất cứng như sừng, hơi trong, khó bẻ gãy. Vảy tê tê ít được dùng sống mà thường ngâm với nước vôi loãng (10 g vôi tôi với 3 lít nước) rồi phơi khô, sau đó sao với cát cho phồng lên và vàng đều. Hoặc sao cát xong, khi vảy còn nóng, đổ ngay vào giấm với tỷ lệ 500 ml giấm cho 1 kg vảy, khuấy cho vảy thấm đều, vớt ra, rửa lại bằng nước sạch, rồi phơi khô. Có khi còn đem vảy tẩm mỡ hoặc dầu ăn mà rán hoặc đốt vảy cho thành than mà dùng.

Thịt và mật tê tê cũng được sử dụng.

Tính vị, công năng

Vảy tê tê có vị mặn, mùi hơi tanh, tính hơi lạnh, vào 2 kinh can và vị, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, giảm đau, sát khuẩn, giảm sốt, lợi sữa. Thịt tê tê có vị ngọt sít, tính ấm, có tác dụng bổ dưỡng, tiêu độc, chống dị ứng.

Công dụng

- Vảy tê tê chữa tắc tia sữa. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 - 6 g vảy đã chế biến, tán nhỏ, rây bột mịn. Có thể uống với ít rượu. Trước đây, có biệt dược Mamato làm tăng tiết sữa dược bào chế từ vảy tê tê và cây vương bất lưu hành (Vaccaria pyramidata Medic.)

- Dùng ngoài, vảy tê tê đốt tồn tính, tán nhỏ, trộn với ít xạ hương, thổi vào tai chữa tai chảy mủ, ù tai. Bột vảy tê tê rắc vết thương làm thuốc cầm máu. Có người còn dùng vảy tê tê trộn với rượu, đắp chữa tràng nhạc.

Hiện nay, vảy tê tê là mặt hàng bán rất chạy ở Hổng Kông và Đài Loan. Ở đây, người ta dùng vảy tê tê (10 g) phối hợp vối gai bồ kết (7 cái), tán bột, uống với rượu để chữa sưng tấy

- Thịt tê tẻ ít được dùng làm thuốc ở Việt Nam, thường được thấy chế biến thành những món ăn ngon và lạ miệng cũng như thịt con nhím, cheo cheo, lớn rừng, cầy giông trong các nhà hàng đặc sản. Trái lại, ở Trung Quốc, thịt tê tê ninh nhừ, thêm muối, ăn dể chữa viêm da dị ứng; phối hợp với xuyên khung và đương quy lại là thuốc tăng tiết sữa. Một số thày thuốc y học cổ truyổn cho rằng thịt và mật tê tê có thể chữa được bệnh lao và một số bệnh khác về phổi.

- Mật tẻ tê được dùng để chữa hen.

Bài thuốc có tê tê

1. Chữa sốt rét láu năm: Vảy tê tê và hạt gấc (mộc miết tử)vối lượng bằng nhau, tán nhỏ. Mỗi lần uống 12 g với rượu vào lúc đói (Nam dược thần hiệu).

2. Chữa rắn độc cắn: Vảy tê tê (20 g), giun đắt (20 g, sao vàng), hạt mã tiền (6 g, đã chế biến để giảm độc), phèn chua phi (2g). Tất cả giã nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm một lần. Hoặc dùng " Rượu hội " (thuốc chữa rắn cắn nổi tiếng công hiệu) gồm vảy tê tê (5 g), hà thủ ô đỏ (10 g), bối mẫu (10 g), bạch đậu (6 g), hùng hoàng (5 g), quế chi (10 g), bán hạ (6 g), bạch chỉ (6 g), ngũ linh chi (5 g), nước cất (1 lít), cồn 90° (nửa lít). Uống 5 - 10 ml trong một ngày.

3. Chữa bỏng, lở loét: Vảy tê tê (40 g), gạo cẩm (40 g, rang cháy đen) tán nhỏ, trộn đều, rắc nhiều lần trong ngày.

4. Thuốc tăng tiết sữa: Vảy tê tê (15 g), lõi thông thảo (10 g), sắc uống làm 2 lần trong ngày. Hoặc vảy tê tê (20 g), thiên hoa phấn (20 g) băm nhỏ, hầm nhừ vói chân giò lợn, ăn cả cái lẫn nước (Nam dược thần hiệu).

5. Chữa sưng lá lách: Bột vảy tê tê (5 g) cho vào một quả trứng vịt sống bằng một lỗ nhỏ ỏ đầu trứng, bịt kín lỗ, nướng, cho chín. Ăn trong ngày vào lúc sáng sớm. Dùng liền 7 - 10 ngày (Tài liệu nước ngoài).

Ghi chú: Do bị săn bắt rất nhiều hàng năm (chỉ trong vòng một tháng cuối năm 1995, hơn 200 con tê tê đã được thu hồi để thả về rừng), nên số lượng tê tê giảm sút rõ rệt. Nó đã trở thành đối tượng quý, hiếm và có nguy cơ bị tiệt chủng, được ghi vào Sách Đỏ quốc gia để bảo vệ triệt để.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC