Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần K

Khổ sâm bắc

10:05 20/05/2017

Sophora flavescens Ait.

Tên đồng nghĩa: Sophora angustifolia Sieb, et Zucc.

Tên khác: Khổ sâm cho rễ, dã hoè, khổ cốt.

Tên nước ngoài: Light yellow sophora (Anh).

Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Cây bụi nhỏ, cao 0,5 - 1,5 m, có khi hơn. Rễ hình trụ đài. Thân thường phân cành nhiều. Cành non có lông tơ rải rác. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 11 - 19 lá chét hình mác, đài 3 - 4 cm, rộng 1-2 cm, gốc thuôn, đầu nhọn hoặc hơi tù, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông mịn màu xám.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chùm đài; hoa màu vàng nhạt; đài 5 răng hình chuông; tràng 5 cánh không đều; nhị 10, rời nhau; bầu có lông mịn. Quả đậu, thắt lại giữa các hạt, có mỏ thuôn dài, dài 5 - 12 cm, hạt gần hình cầu, màu đen.

Mùa hoa : tháng 5-7; mùa quả : tháng 8-10.

Khổ sâm bắc và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Khổ sâm bắc có nguồn gốc ở Trung Quốc. Cây được nhập vào Việt Nam vào khoảng đầu những năm 70. Do bị lãng quên, nên vào thời điểm năm 1993 ở Sa Pa (Lào Cai) cây chỉ còn sót lại vài khóm. Để giữ giống, cán bộ của Trại thuốc Sa Pa đã nhân trồng thêm, nay đã có được vài chục khóm, sinh trưởng phát triển tốt.

Khổ sâm bắc là cây sống nhiều năm. về mùa đông toàn bộ phần trên mật đất tàn lụi, từ phần gốc còn lại sẽ nảy mầm vào giữa mùa xuân năm sau. Cây ưa sáng và ưa ẩm, thích nghi với điều kiện khí hậu của vùng ôn đới ấm và vùng nhiệt đới núi cao; nhiệt độ trung bình năm khoảng 15°c. Cây trồng ở Sa Pa sinh trưởng tốt, ra hoa nhiều, nhưng hầu như không có quả. Số cây trồng hiện có là do nhân giống bằng các nhánh con tách từ gốc. Với cách nhân trồng như vậy, khổ sâm bắc vẫn có thể phát triển trồng để lấy dược liệu tại khu vực Sa Pa.

Cách trồng

Khổ sâm bắc mới được trồng ở các vườn thuốc, chưa được trồng rộng rãi trong nhân dân.

Trồng bằng hạt. Hạt được gieo vào tháng 2-3. Đến tháng 8-9 hoặc mùa xuân năm sau, đánh cây con để trồng.

Vì là cây trồng lấy rễ, nên cần chọn đất không úng ngập, có tầng canh tác sâu, nhiều mùn. Đào hố với khoảng cách 0,8 - l,2m, bón lót 5 - 7 kg phân chuồng. Trồng xong, cần tưới đủ ẩm và làm cỏ thường xuyên. Hàng tháng tít mùa xuân tới mùa thu, tưới thêm nước phân, nước giải pha loãng.

Bộ phận dùng

Rễ đã loại bỏ thân và rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Có thể thái rễ tươi thành phiến, rồi phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Rễ khổ sâm bắc chứa nhiều alcaloiđ thuộc nhóm quinolizidin, trong dó matrin và oxymatrin là các alcaloid chủ yếu. Ngoài ra, còn có sophoranol, sophocarpin, 5 - episophocarpin, isomatrin, sophocarpin N - oxyd, sophoralin, sophoramin.

Các hợp chất flavonoid được phát hiện là kuraridinol, kurarinol, ncokurarinol, nor - kurarinol, isokurarinol, formononetin, kushenol A, kushenol B, kushenol c, kushenol D, kushenol E, kushenol F, kushenol G, kushenol H, kushenol I, kushenol J, kushenol K, kushenol L, kushenol M, kushenol N, kushenol o, kurariđin, kurarinon, norkurarinon.

Một số hợp chất có liên quan đến flavonoid cũng có trong rễ như kushequinon A, kusheain, kuraridin, kurarinon, norkurarinou.

Các saponin gồm sophoraAavosid (aglvcon là soyasapogenol B) và soyasaponin I.

Hoa khổ sâm bắc chứa một số alcaloid thuộc nhóm quinolizidin: 7,8 - dehydrosophoramin; 7,11 - dehvdromatrin, methvlcvtisin, anagyrin, mamanin, kuraramin, isokuraramin. Mamanin và kuraramin có thể là các chất chuyển hóa của methvlcvtisin và anagyrin.

Khổ sâm bắc còn có một số dẫn chất của chromon là: 2 - heneicosvl - 5,7 - đihvdroxv - 6,8 - dimethvl chromon, 2 - undecvl - 5,7 - dihydroxv - 6,8 - dimethvl chromon, 2 - tridecyl - 5,7 - dihydroxv - 6,8 - dimethvl chromon, 2 - pentađecyl - 5,7 - dihvdroxy - 6,8 - dimethvlchromon, 2 - heptadecyl - 5,7 - dihydroxy - 6,8 - dimethỵlchromon, 2 - tricosyl - 5,7 - dihydroxy - 6,8 - dimethyl chromon (W. Tang và cs, 1992).

Theo quy định của Dược điển Trung Quốc (bản in tiếng Anh) 1997, rễ khổ sâm bắc chứa không dưới 2,0% alcaloid toàn phần tính theo matrin.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng chống loạn nhịp: Alcaloid toàn phần của khổ sâm bắc với liều 200 mg/kg có tác dạng điều trị và dự phòng chống loạn nhịp ở chuột nhắt trắng và chuột lang gây bởi bari clorid, aconitin hoặc ouabain, và cũng có tác dụng chống loạn nhịp gây bởi cloroform ở mèo.

Alcaloid sophocarpin từ khổ sâm bắc có tác dụng với loạn nhịp tâm thất do calci clorid ở chuột nhắt trắng, loạn nhịp do aconitin ỏ chuột cống trắng, loạn nhịp do ouabain ở thỏ, loạn nhịp đo tắc động mạch vành ở chó. Như vậy, sophocarpin là thuốc điều tri loạn nhịp tâm thất, tác dụng không trung gian bởi các thụ thể với ađrenalin beta ở cơ tim, mà trực tiếp trên cơ tim và hệ thần kinh điều hòa nhịp tim.

Sophoralin, sophoramin, và flavon toàn phần từ khổ sâm bắc cũng có tác dụng chống loạn nhịp. Flavon khổ sâm bắc với nồng độ 125 - 250 ng/ml làm giảm tỷ lệ loạn nhịp tự nhiên hoặc loạn nhịp do ouabain gây nên ở tế bào tim chuột cống trắng nuôi cấy. 7/1 vivo, flavou toàn phần khổ sâm bắc ức chế rung tâm thất gây bởi cloroíbrm ở chuột nhắt sau khi tiêm tĩnh mạch. Tiêm tĩnh mạch flavon cũng làm giảm loạn nhịp gây bởi aconitin ở chuột cống trắng.

2. Tác dụng chống loét: Rễ khổ sâm bắc có tác dụng chống loét mạnh sau khi uống giống như sau khi uống matrin, oxymatrin. Oxymatrin ức chế sự hình thành lóet gây bởi thắt môn vị hoặc do uống indomethacin. Tác dụng chống loét có liên quan tới sự ức chế tiết acid. Khi cho vào tá tràng, thuốc làm giảm tiết acid ở chuột cống trắng, và ức chế co bóp dạ dày gây bởi stress thực nghiệm. Như vậy, tác dụng bảo vệ của oxymatrin trên loét do stress có thể do giảm tiết acid và giảm co bóp dạ dày. Mặt khác, matrin chỉ có tác dụng ức chế yếu sự tiết acid dịch vị, nhưng có tác dụng dự phòng khá tốt loét do stress sau khi tiêm tĩnh mạch.

3. Tác dụng chống hen và chống ho: Oxymatrin đã được dùng làm thuốc uống chống hen. Nghiên cứu dược động học cho thấy sau khi tiêm bắp oxymatrin cho chuột cống trắng, oxymatrin có nồng độ cao trong mô, mật và nước tiểu. Ngược lại khi uống oxymatrin, nồng độ matrin cao hơn nồng độ oxymatrin, cho thấy oxymatrin đã chuyển đổi thành matrin.

Khi tiêm tĩnh mạch, oxymatrin không tác dụng với hen thực nghiệm ở chuột lang, nhưng khi uống, oxymatrin làm giảm triệu chứng hen. Matrin có thể là chất chuyển hóa có tác dụng dược lý điều trị hen được tạo nên từ oxymatrin. Ở người tình nguyện khoẻ mạnh uống lOOmg oxymatrin, khoảng 40% liều thải trừ trong nước tiểu trong đó 13 - 33% là oxymatrin. Sophocarpin được hấp thu qua đường tiêu hóa, sự phân bố trong các cơ quan sau khi uống giống như sau khi tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, nhưng đạt nồng độ tối đa hơi chậm hơn, sophocarpin thải trừ chủ yếu qua thận.

Flavon và những hợp chất có liên quan của khổ sâm bắc gồm kushenol A, kurarinon, và kuraridin có hoạt tính ức chế trên adenosin monophosphat (AMP) phosphodiesterase. Nhóm prenyl trong cấu trúc có vai trò quan trọng đối với hoạt tính ức chế này. Nghiên cứu dược động học cho thấy norkurarinon, kurarinol, và kuraridin ức chế không cạnh tranh trên AMP vòng phosphodiesterase. Tác dụng chống viêm và chống dị ứng của aloperin cũng được báo cáo.

4. Hoạt tính chống ung thư: Matrin và oxymatrin có hoạt tính chống ung thư đáng kể đối với sarcom 180, và matrin cũng có tác dụng chống ung thư đối với u báng Ehrlich ở chuột nhắt trắng.

Sophocarpin ức chế mức độ vừa u cấy ghép SI80, U14, Lio-1, Walker 256 và L615. Khi tiêm phúc mạc sophocarpin cho chuột nhắt trắng được cấy truyền sarcom cổ trướng SI 80, carcinom cổ trướng Ehrlich, hoặc Walker 256, chỉ số gián phân của tế bào ung thư giảm với mức độ vừa hoặc nhẹ. Khi cho sophocarpin vào dạ dày những chuột nhắt trắng bình thường hoặc có u với liều 24 mg/kg mỗi ngày trong 10 ngày, lượng RNA và DNA trong u và lách giảm nhẹ. Ở chó uống liều sophocarpin 45 mg/kg, thấy lượng tiểu cầu giảm nhẹ.

Không có thay đổi có ý nghĩa về hoạt tính miễn dịch ở chuột nhắt điều trị với sophocarpin. Lượng RNA và DNA trong tế bào u báng Ehrlich ở chuột nhắt trắng giảm 7 - 9%, và 20 - 30%, tương ứng, sau khi cho 60 - 120 mg/kg sophocarpin. Sophocarpin cũng ức chế sự gắn [3H] thymidin vào DNA của tế bào ung thư 21 - 34%.

Ngược lại, matrin có tác dụng chẹn miễn dịch in vivo. Sự tăng sinh của tế bào lách chuột và sự tạo interleukin - 2 giảm 50% trong môi trường nuôi cấy, ở nồng độ khá cao của matrin (0,6 mg và 0,1 mg/ml, tương ứng).

5. Những tác dụng dược lý khác: Oxymatrin có tác dụng bảo vệ trên thương tổn gan thực nghiệm ở động vật. Oxymatrin với liều 3,6 mg/kg tiêm bắp làm giảm có ý nghĩa hoại tử gan, sự mất glycogen, và sự tăng hoạt độ của men GPT huyết thanh gây bởi carbon tetraclorid hoặc D - glucosamin ở thỏ và chuột nhắt trắng. Oxymatrin với liều 100 - 150 mg/kg mỗi ngày trong 2-4 tuần gây tổn thương đáng kể các cơ quan gồm tim, lách và thận ở chuột nhắt trắng. LD50 tiêm phúc mạc của oxymatrin cho chuột nhắt trắng là 521mg/kg.

Matrin, tiêm phúc mạc hoặc cho uống với liều 20 hoặc 30 mg/kg, ức chế sự tăng thân nhiệt gây bởi men bia ở chuột cống trắng một cách phụ thuộc vào liều. Tác dụng hạ sốt của matrin được trung gian bởi sự giải phóng dopamin hoặc thông qua sự phong bế thụ thể với dopamin.

Tiêm bắp matrin với liều 25 mg/kg ở chuột cống trắng làm giảm rõ rệt viêm chân chuột gây bởi caragenin. Matrin với liều hàng ngày 15-25 mg/kg trong 8 ngày làm giảm viêm tai thỏ gây bởi dầu ba đậu. Cắt bỏ tuyến thượng thận không ảnh hưỏng đến tác dụng chống viêm của matrin ở chuột nhắt trắng. Như vậy matrin có những đặc tính của thuốc chống viêm không steroid, và tác dụng chống viêm có liên quan với trục dưới đồi - tuyến thượng thận.

Thử tác dụng kháng khuẩn với phương pháp pha loãng, nước sắc khổ sâm bắc 1/16 ức chế trực khuẩn lỵ; với phương pháp khuếch tán, nước sắc 100% ức chế trực khuẩn lỵ. Cao nước ức chế một số nấm gây bệnh.

Trên chó, matrin có tác dụng gây tăng huyết áp và co mạch. Liều 2ml dung dịch 1% matrin tiêm cho thỏ có tác dụng lợi tiểu. Khổ sâm bắc với liều hàng ngày cho người 8g dưới dạng nước sắc có tác dụng lợi tiểu tương tự.

Cao nước rễ khổ sâm bắc, gây tăng huyết áp, co mạch và có phần nào gây ngủ. Matrin tiêm cho thỏ gây tê liệt thần kinh trung ương, đồng thời gây hiện tượng co quắp, cuối cùng ngừng hô hấp rồi chết. Hiện tượng co quắp do tăng phản xạ tủy sống. Thuốc chế từ khổ sâm bắc và chất matrin thử trên thỏ và trên bệnh nhân đều có tác dụng lợi tiểu và tăng bài tiết muối natri. Khổ sâm bắc là một vị thuốc bổ đắng.

Tính vị, công năng

Khổ sâm bắc có vị đắng, tính mát, vào các kinh tâm, can, đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trà phong, sát trùng.

Công dụng

Khổ sâm bắc được dùng chữa lỵ, chảy máu ruột, hoàng đản, tiểu tiện không thông có máu, sốt cao hóa điên cuồng. Còn dùng làm thuốc bổ đắng cho người và trị bệnh giun và ký sinh trùng cho động vật. Nước sắc đặc cũng được dùng rửa mụn nhọt, lở loét. Ngày dùng 10 - 12g dạng thuốc sắc, bột, hoặc viên, chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày.

Rễ khổ sâm bắc được dùng ở Trung Quốc để chữa các bệnh :

- Lỵ cấp tính với liều hàng ngày : 10 - 15g, sắc uống làm 3 lần.

- Sốt cao hoảng loạn, vàng da, phối hợp với hoàng cầm, long đờm thảo.

- Ngứa ngoài da, dùng nước sắc đặc để rửa.

- Viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas. Bột để rắc ngoài có công thức : bột rễ khổ sâm 0,5g, glucose 0, 5g và acid boric, trộn lẫn. Trước tiên dùng dung dịch 1/5000 kali permanganat rửa âm đạo, lau khô, rồi rắc bột khổ sâm pha chế như trên vào. Một đợt điều trị 3 tháng, có hiệu quả nhất định. Đối với loét cổ tử cung, cũng có tác dụng nhất định.

Ngoài ra, còn dùng thuốc đạn, mỗi ngày dùng 1 lần.

- Bệnh đo Trichomonas intestinalis, dùng viên nang bột rễ khổ sâm, mỗi nang 0,4g. Liều dùng mỗi lần 1,2 - 4g, ngày 3 lần. Một đợt điều trị 10 ngày. Ngoài ra, có thể dùng nước sắc 50% để thụt tháo đường ruột, mỗi lần 60 -100 ml, ngày một lần.

- Viêm tai giữa. Bài thuốc gồm : rễ khổ sâm 2g, băng phiến 0,4g, dầu thầu dầu 12g. Nấu sôi dầu, cho khổ sâm vào, đun đến khi cháy đen, lấy ra đợi cho nguội, cho bột băng phiên vào. Rửa sạch mủ tai, rồi nhỏ dầu vào, mỗi ngày 2-3 lần.

- Viêm thận cấp và mạn, phù thũng, mề đay. Dùng dung dịch chiết từ rễ khổ sâm bắc, tiêm bắp. Mỗi lần tiêm 2 ml, tương đương với l,5g dược liệu, mỗi ngày 2 lần.

Bài thuốc có khổ sâm bắc

1. Chữa lỵ mạn tính:

Khổ sâm bắc 15g, cát cánh 12g, bạch thược 10g, thăng ma 8g.

Gia giám : Ngực bụng đầy hơi, đau bụng mót rặn, gia mộc hương 6 - 12g. Các vị để vào chén, đổ ngập nuôc, chưng cách thủy một giờ, đem ra cho uống từ từ, cứ 15 phứt cho uống một lần.

Chú ý : nếu có gia mộc huơng phải mài lấy nước, đổ chung vào, khi uống chưng lại cho nóng mà uống. Nếu luyện hoàn thì sấy khô tán nhỏ, trộn đều, luyện hoàn to bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 6g, ngày uống 4 lần, trẻ em dùng liều một nửa.

2. Chữa di tinh (Trư đỗ hoàn):

Khổ sâm 10g; bạch truật 16g; mẫu lệ, dạ dày lợn, mỗi vị 10g. Làm thành viên, mỗi ngày uống 30g.

3. Chữa chàm cấp tính thể thấp nhiệt:

Khổ sâm 12g; sinh địa, kim ngân hoa, hoạt thạch, mỗi vị 20g; đạm trúc diệp 16g; hoàng cầm, hoàng bá, bạch tiễn bì, phục linh bì, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.

4. Chữa chàm cấp tính thể phong nhiệt:

Khổ sâm 12g; thạch cao 20g; sinh địa 16g; kinh giới, phòng phong, ngưu bàng tử, mộc thông, mỗi vị 12g; tri mẫu 8g; thuyền thoái 6g. sắc uống ngày một thang.

5. Chữa viêm da thần kinh thể phong nhiệt: Khổ sâm 12g; sinh địa 16g; cúc hoa, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, mỗi vị 12g; đan bì 8g. sắc uống ngày một thang.

6. Chữa đại tiện ra nhiều máu:

Khổ sâm tán bột 12g, sinh địa 20g, Nấu nhừ, thêm 10g mật, rồi cho bột khổ sâm vào, luyện viên bằng hạt ngô, chia 3 lần uống trong ngày (chiêu với nước nóng).

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC