Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần P

Phá Cố Chi

09:05 08/05/2017

Phá Cố Chi có tên khác: Bổ cốt chi, đậu miêu.

Tên nước ngoài: Babchi seeds, Malay tea, scurf pea (Anh).

Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, sống hàng năm, cao 0,5-lm, ít phân cành. Thân thẳng hình trụ, có cạnh và lông nhỏ. Lá kép, 1 lá chét, mọc so le, hình bầu dục, dài 6-9cm, rộng 5-7cm, gốc hơi hình tim, dầu hơi nhọn, mép có răng cưa, hai mặt nhẩn, gần như cùng màu, điểm những nốt màu đen, gân gốc 5 nổi rõ; cuống lá dài; lá kèm hình liềm.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu ngọn thành bông dạng chuỳ, có cuống dài; hoa màu hồng hoặc vàng tím nhạt; lá bắc hình mác có lông; đài hình đấu, 5 răng, răng dưói dài hơn; tràng 5 cánh, cánh cờ rộng bản, các cánh bên và cánh thìa hẹp ngang; nhị 10; bau nhẵn.

Quả đậu, ngắn, hình trứng, hơi dẹt, màu đen, có đài tồn tại, khi chín không nứt, hạt hình thận, màu nâu đen hay đen, lốm đốm những nốt trắng. Mùa hoa quả : tháng 6-9.

Phân bố, sinh thái

Psoralea L. là chi có phần lón các loài là cây than cỏ, bụi và dưới bụi; phân bố ở vùng nhiệt đói và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, chỉ có một loài là phá cố chi, được nhập trồng từ Trung Quốc vào những năm 60. Cọ tài liệu cho rằng phá cố chỉ là cây mọc hoang ở 6 tỉnh miền Bắc Việt Nam (Đố Tất Lợi, 1971 và Võ Văn Chi, 1997). Trên thế giới, phá cố chỉ có vùng phân bố rộng lớn từ Ai Cập đến vùng Trung Á, Pakistan và Trung Quốc. Cày cũng được trồng nhiều ở Ấn Độ (Punjab, Uttar Prađesh và Rajasthan) và Trung Quốc chủ yếu để làm thuốc.

Phá cố chỉ là cây ưa sáng và ưa ẩm. Trong những năm 1970-1985, cây được trồng rải rác ở một số tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Cây trồng từ hạt ở vườn thuốc Trạm xá xã Vân Đình-Hà Tây, sau 1-2 năm, bắt đầu có hoa quả . Vài năm gần đây, cây coi như đã bị mất giống; dược liệu hoàn toàn phải nhập từ Trung Quốc.

Cách trồng

Phá cố chỉ đã được trồng thử ở Trại trồng cây thuốc Văn Điển và một số nơi khác vào các năm 1964-1965 và 1970-1971. Cây được gieo từ hạt vào mùa xuân. Có thể gieo thẳng hoặc gieo trong vườn ươm, khi cây con cao 7- lOcm, đánh đi trồng. Đất trồng là loại đất thịt nhẹ, pha cát, được cày bừa kỹ, làm luống cao 20-25cm, rộng 0,9-l,lm. Cây con được trồng với khoảng cách 25-30 X 30-40cm. Hạt gieo thẳng cũng gieo theo rạch với khoảng cách như trên, về sau tỉa bớt để định cây. Mỗi hecta cần bón lót 12-15 tấn phân chuồng hoai, 280kg lân và 140kg kali. Tốt nhất là bón theo hốc hoặc theo rạch. Nếu có điều kiện, bón thêm tro bếp càng tốt. Khi cây bắt đầu phân cành, cứ 20-25 ngày tuới thúc phân đạm một lần, mỗi lần 60-80kg urê cho 1 ha. Mỗi vụ thúc độ 3 lần. Cần chú ý làm cỏ, xới xáo, vun gốc, tưới nước khi nắng hạn và tháo nước kịp thời khi mưa úng. Chưa gặp sâu bệnh gì đáng kể.

Bộ phận dùng

Hạt thu hái vào mùa thu ở quả chín, phơi khô, dùng sống hoặc chế biến như sau :

- Phá cố chì sao : Lấy hạt phá cố chỉ sao nhỏ lửa đến khi có mùi thơm.

- Phá cố chỉ chích rượu : (Phá cố chỉ 10kg, rượu 2kg) trộn đều phá cố chỉ với rượu để một giò cho hút hết rượu, dùng lửa nhỏ rồi sao cho có mùi thơm.

Tác dụng dược lý

Các thử nghiệm lâm sàng ở Ấn Độ cho thấy hạt phá cố chỉ và các chế phẩm của nó có tác dụng tốt trong điều trị bệnh bạch biến (lang ben) có nguồn gọc không giang mai. Thuốc có vẻ có tác dụng đơn thuần tại chỗ, với tác dụng đặc hiệu gây giãn tiểu động mạch của đám rối dưới mao mạch khiến lượng huyết tương trong vùng tăng lên. Da trở nên hồng hào và các nguyên bào sắc tố đen (tế bào tạo sẳc tố), dược kích thích. Trong bệnh bạch biến, các nguyên bào sắc tố đen không hoạt động một cách đúng đắn và thuốc có tác dụng kích thích sự sản sinh và tiết sắc tố, sắc tố này khuếch tán dần trong các mảng bạch biến. Phá cố chỉ không có hiệu quà trong bệnh bạch biến ở người bệnh giang mai, vì trong những trường hợp nặng, có thể các nguyên bào sắc tố đen đã bị tiêu diệt, nên không quan sát thấy trên các tiêu bản mô học. Một số chế phẩm từ hạt phá cố chỉ đã được thử nghiệm trên nhiều ca bạch biến và bệnh da khác.

Khi cho bệnh nhân uống hạt tán bột thường gây phản ứng phụ như buồn nôn, nôn, khó chịu, nhức đầu và đôi khi có tác dạng tẩy. Chế phẩm có tinh dầu bôi ngoài gây kích ứng da, có khi gây rộp da. Khi tiêm tinh dáu trong da, tuy có hiệu quả, nhưng thường kèm theo đau và có thể gây loét.

Cao nhựa đầu của hạt phá cố chỉ bôi tại chỗ là chế phẩm thích hợp. Việc điều trị với những chế phẩm này không làm khỏi hẳn bệnh, một số trường hợp hoàn toàn không kết quả. Thử nghiệm lâm sàng vối hỗn hợp hoạt chất psoralen và isopsoralen cho uống đạt một số kết quả.

Hỗn hợp lurocoumarin thử trên bệnh nhân có bệnh bạch biến mới mắc, cũng đạt kết quả khả quan. Một chế phẩm lỏng bào chế từ hỗn hợp này được bôi trên những mảng lang ben và cho uống. Sau khi bôi thuốc phủ lên các mảng trắng, thời gian bắt đầu có tác dụng trong vòng 10-30 ngày. Không có nhũng mảng bạch biến mói xuất hiện trong khi điều trị, và ít bị tái phát. Cao hạt phá cố chỉ ức chế sự phát triển của tụ cầu vàng, Staphylococcưs citreus, s. albus, bao gồm cả các chủng kháng vói penicilin. Đã chiết được một phân đoạn từ hạt có hoạt tính kháng tụ cầu mạnh. Proralen có tác dụng diệt giun đất, nó cũng độc với cá.

Tinh dầu có hoạt tính chọn lọc chống các tụ cầu ở da, nên được đùng điều tri bệnh đa trong y học dân gian. Nó có tác dụng kích thích cơ vận dộng tự ý, làm tăng trương lực cơ tử cung và kích thích cơ trơn ruột động vật thí nghiệm. Tinh dầu cũng có tác dụng diệt Paramecium. Bavachinin cho chuột cống trắng uống với liều 200mg/kg có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển phù Caragenin chân chuột cống trắng 70,4%. Hợp chất có tác dụng hạ sốt và giảm đau nhẹ, gây hạ thân nhiệt phụ thuộc vào liều (sốt gây bởi dinitrophenol ở chuột c°ng trắng), vói liều 150mg/kg uống, tác dụng tương liều 500mg/kg cho uống của paracetamol. Một số Aavonoid khẩc ức chế tác dụng gây đột biến của 2- amino anthracen trên Salmonella typhimurium (T98). Phá cố chỉ có tác dụng gây động dục trên chuột nhắt cái thiến buồng trứng theo kiểu oestrogen.

Tính vị, công năng

Hạt phá cố chỉ có vị cay, đắng, mùi thơm hắc, tính nóng, vào 3 kinh tỳ, thận, tâm bào, có tác dụng bổ hoả, mệnh môn, nạp thận khí.

Công dụng

Phá cố chỉ được dùng chữa tỳ thận hư, đau bụng tiêu lỏng, đái đắt. Đó là loại thuốc bổ cho người già yếu, đau .lưng, cho nam giới chữa đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều , hoạt tinh, liệt dương, cho phụ nữ chữa kinh nguyệt không đều, khí hư. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc, bột hoặc viên. Thường phối hợp vói các vị thuốc khác. Hạt ngâm rượu, dùng bôi ngoài da chữa bệnh bạch biến (da bị trắng từng chỗ). Kiêng kỵ 7 Âm hư hoả vượng, tiểu tiên ra máu, đại tiện táo bón không nên dùng.

Trong y học dân gian Ấn Độ, hạt phá cố chỉ được dùng làm thuốc nhuận tràng, kích dục, trừ giun, lợi tiểu và làm ra mồ hôi trong trường hợp bị sốt. Đặc biệt dạng bột nhão, thuốc bôi dẻo, hoặc chế phẩm từ bột hạt trộn với dầu dừa điều trị bệnh bạch biến, vẩy nến và viêm da. Rễ phá cố chỉ có tác dụng tộ sâu răng. Lá trị tiêu chẩy.

Bài thuốc có phá cố chi 

1. Chữa thiếu mâu do thiểu năng tạo máu của tủy xương : Phá cố chỉ, hà thủ ô, hoàng tinh, thỏ ty tử, đảng sâm, lộc giác giao, mỗi vị 20g; phục linh, đương quy, đại táo, mỗi vị 12g; lộc nhung 4g. sắc uống ngày một thang.

2. Chữa tiêu chảy mạn tính : a. Phá cố chỉ, thỏ ty tử, nụ sim, trần bì, mỗi vị 20g; vỏ ổi rộp, vỏ quả lựu, hoắc hương, mỗi vị 12g; gừng khô 8g; quế 6g. Tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g. b. Phá cố chỉ, sâm Bố Chính, tục đoạn, củ mài sao, mỗi vị 12g; nhục quế, can khương, vỏ rụt, sa nhân, vỏ quýt, mỗi vị 8g. Tán bột, uống mỗi ngày 20g.

3. Chữa tiểu tiện ít, tiểu tiện khó, bí tiểu tiện : Phá cố chỉ, phụ tử chế, nhục thung đung, thục địa, đương quy, mỗi vị 12g; lộc nhung, trầm hương, mỗi vị 4g; xạ hương 0,4g. Tán bột làm viên, uống mỗi ngày 5-lOg.

4. Chữa bệnh đi đái nhiều, tinh khí không kiên định: Phá cố chỉ (ngâm rượu rồi sao), tiểu hồi (sao), mỗi vị 100g. Tán bột làm viên. Mỗi lần uống 2-5g, ngày 2 lần.

5. Chữa dái són, đái không tự chủ :

a. Phá cố chỉ 12g; hoài sơn 16g; thục địa, ngưu tất, khiếm thực, kim anh, mỗi vị 12g; trạch tả, phục linh, phụ tử chế, tang phiêu tiêu, mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang.

b. Phá cố chỉ, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 12g; sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, phụ tử chế, tang phiêu tiêu, mỗi vị 8g; nhục quế 4g. sắc uống ngày một thang.

6. Chữa di tinh, đái són, dái không tự chù, liệt dương, lưng gối lạnh đau, phụ nữ đau bụng dưới, kinh nguyệt màu nhạt : Phá cố chỉ 12g; nhân hạt óc chó, đương quy, ba kích, thục địa tẩm rượu sao, mỗi vị 10g; hồi hương, nhục quế mỗi vị 6g. Tán nhỏ làm viên, uống mỗi ngày 20-30g. Có thể sắc uống hay ngâm rượu uống.

7. Chữa đái dầm : Phá cố chỉ, thỏ ty tử, ích trí nhân, phục thần, mỗi vị 8g; bạch truật 12g; phụ tử chế, sơn thù du, mỗi vị 6g; gối hạc, ngũ vị tử, mỗi vị 4g. sắc uống ngày một thang.

8. Chữa di tinh : Phá cố chỉ 12g; liên nhục 16g; ba kích, sừng nai, thỏ ty tử, hoàng tinh, hoài sơn, mỗi vị 12g. Tán bột, uống mỗi ngày 30g hoặc sắc uống ngày một thang.

9. Chữa liệt dương : Phá cố chỉ, hà thủ ô, trâu cổ, kỷ tử, mỗi vị 40 . liên nhục 20g; cao ban long, thục địa, mỗi vị 16g- qy- 10g. Tán bột làm viên, ngày uống 20-40g.

10. Chữa bị đòn, ngã, huyết ứ khí trệ, đau ngang e lưng : Phá cố chỉ, hồi hương (đều sao), quế, liều luợng bằng nhau. Tán nhỏ, uống với rượu, mỗi lần 6g. Ngày 2-3 lần.

11. Chữa lao phổi : Phá cố chỉ 400g, tẩm rượu một đêm rồi phơi khô Lấy một nắm vừng trộn lẫn với phá cố chỉ rang cho đến khi vừng hết nổ. Sàng bỏ vừng, lấy phá cố chỉ tán thành bột làm viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 30 viên, chia 2-3 lần.

12. Chữa di chứng bại liệt trẻ em : Phá cố chỉ 20g; cao hổ cốt, cao quy bản, ngưu tất phục linh, hoàng kỳ, tục đoạn, bạch truật, mỗi vị 40g; phụ tử chế, đương quy, xuyên khung, phòng phong, ngũ gia bì, trần bì, mỗi vị 20g; toàn yết 12g. Tán bột làm viên, ngày uống 6-10g.

13. Chữa đau bụng sau khi hành kinh : Phá cố chỉ 8g; thỏ ty tử, ngưu tất, mỗi vị 12g; ba kích, thục địa, bạch thược, đương quy, a giao, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

14. Chữa động thai, có thai ra máu : Phá cố chỉ 8g; đảng sâm 16g; bạch truật, đỗ trọng, tục đoạn, mỗi vị 12g; thỏ ty tử, ích trí nhân, ngải diệp, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC