Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần K

Khô mộc

10:05 20/05/2017

Renanthera coccinea Lour.

Tên khác: Phi công thiên, lan phượng vĩ, huyết nhung, lan xương cá.

Họ: Lan (Orchidaceae).

Mô tả

Cây bì sinh, thân leo mọc đứng, cứng và nhẵn, dài hàng mét, có nhiều rễ to nạc, mọc thõng xuống từ kẽ lá. Lá mọc so le, thành hai dãy trên một mặt phẳng, phiến rất dày và cứng, hình mác hẹp, dài 13-17 cm, rộng 3 - 3,5 cm, gốc có bẹ, đầu lõm thành hai thùy lệch nhau, hai mặt nhẵn bóng.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá và ngọn cành thành chùm hay chùy phân nhánh nhiều, rất dài. Cuống cụm hoa và hoa đều có màu đỏ thắm, đôi khi pha vàng; lá bắc nhỏ; hoa có cuống dài; lá đài trên hẹp, lá đài bên rộng hướng xuống và song song với nhau; cánh hoa giống lá đài, cánh môi nhỏ màu vàng pha đỏ; cựa dài 5 cm; nhị có khối phấn màu nâu nhạt.

Quả nang to.

Mùa hoa quả : tháng 3-5.

Khô mộc và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Renanthera Lour, ở Việt Nam có 3 loài; khô mộc là loài lan tương đối quen thuộc so với 2 loài còn lại.

Trên thế giới, cây phân bố ở Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Philippin. Ở Việt Nam, cây mọc rải rác ở các tỉnh vùng núi thấp và trung du như Quảng Ninh, Hải Phòng (các đảo), Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa...

Khô mộc thuộc loại lan ưa sáng, thường sống phụ sinh bám trên thân cây gỗ, các mỏm đá ở rừng thưa. Cây có khả năng chịu được nắng, gió, khô hạn và sương mù. Thời gian sinh trưởng mạnh và đẻ nhánh nhiều vào mùa xuân hè. Cây mọc ở nơi nhiều ánh sáng có nhiều hoa quả hơn cây bị che bóng. Hạt của khô mộc rất nhỏ, phát tán nhờ gió.

Những năm gần đây, do phong trào có nhiều người chơi cây cảnh, nên nguồn khô inộc mọc tự nhiên trở nên hiếm dần. Do môi trường ở thành phố bị ô nhiễm, nên khô mộc trồng ở đây thường bị chết hoặc gần như không thể ra hoa được.

Bộ phận dùng

Lá, thu hái quanh năm, dùng tươi.

Công dụng

Theo kinh nghiêm dân gian, mỗi khi trẻ bị ho nguời ta lấy lá khô mộc, 5 - lOg, phối hợp với canh hoa hồng trắng lOg, quả quất lOg, rửa sạch, cho vào một bát cùng với ít đường hoặc mật ong, đem hấp cơm trong 15 - 20 phút, nghiền nát, để nguội. Cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày. Dùng liền 3-4 ngày.

Hoặc phối hợp lá khô mộc với lá dâu tằm và lá hẹ (liều lượng bằng nhau), cách chế biến và cách dùng như trên. Dùng lá khô mộc rửa sạch, nhai với ít muối, nuốt nước dần dần chữa viêm họng, khản tiếng.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC