Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Tiết Dê

08:05 17/05/2017

Tiết Dê có tên khác: Dây mối trơn, hồ đằng, khau y tom (Thái).

Tên nước ngoài: False pareừa brava, velvet - leaf, ice vine (Anh); liane à glacer, liane à serpents (Pháp).

Họ: Tiết dê (Menispermaceae).

Mô tả

Dây leo, nhẵn, dài hàng mét. Lá mọc so le, hình tim tròn, dài 2-6 cm, rộng 3-6 cm, đầu nhọn, mép nguyên đôi khi có răng tròn, hai mặt hơi có lông mịn, gân chính 5; cuống lá dài bằng hoặc ngắn hơn phiến, đôi khi đính cách mép 1-5 mm.

Hoa đơn tính, cùng gốc; cụm hoa đực mọc thành ngù phân đôi, có cuống, hoa mọc đơn độc hoặc từng đôi ở kẽ lá bắc hình lá; đài có 3 - 4 răng đều, có lông, tràng 4 cánh hợp hình chén, nhị 4; cụm hoa cái mọc thành xim phân đôi, hầu như không cuống, hoa mọc ở kẽ lá bắc hình thận hay hình tròn, đài có 1 răng, tràng 1 cánh rộng, bầu 1 ô, lá noãn có lông.

Quả hình cầu, đường kính khoảng 5 ram, khi chín màu đỏ. Mùa hoa quả: tháng 4-6.

Phân bố, sinh thái

Chi Cissampelos L. có khoảng hơn 20 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, một số loài cổ ở châu Phi và Nam Mỹ. Ở Việt Nam, Chi này có 2 loài, cây tiết dê thường gặp ở hầu hết các tỉnh vùng trung du và miền núi có độ cao dưới 1500 m. Trên thế giới, loài này phân bố từ phía nam Trung Quốc, Ấn Độ, đến các nước thuộc vùng Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaysia, một số đảo ở Nam Thái Bình Dương và Australia. Tiết dê là loại cây leo ưa sáng, thường mọc lẫn trong các trảng cây bụi ở đồi, ven rừng và bờ nương rẫy. Cây có thể hơi chịu khô hạn và có thể sống dược trên nhiều loại đất. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, chịu được chặt phá nhiều lần, phần còn lại tái sinh cây chồi khoẻ.

Bộ phận dùng

Toàn cây, thu hái quanh năm, dùng tươi.

Tác dụng dược lý

Thành phần alcaloid thô chiết từ tiết dê có tác dụng ức chế cơ trơn trong thời gian ngắn.

- Chất hayatin methiođid có tác dạng gâv giãn cơ vân giống tubocurarin nhưng có phần mạnh hơn và ít độc. So với tubocurarin, tác dụng hạ huyết áp, phong bế hạch thần kinh, ức chế hô hập và giải phóng histamin của hayatin mcthiodid có cường dộ kém hơn khi dùng cùng liều. Thí nghiệm trên mèo và chó thuốc tiêm bằng đường tĩnh mạch làm tăng nhịp thở và biên độ hô hấp, tăng tiết nước bọt, chảy nước mắt, gây giãn đổng tử.

- Chất curin meihochlorid cũng có tác dụng giống tubocurarin chlorid. Cả 2 chất này đều thuộc loại giãn cơ không khử cực, vị trí tác động của thuốc là các thụ thể cholin (cholinergic receptor) ở màng sau synap (post synaptic membrane). Tác dụng gây giãn cơ của thuốc bị đối kháng bởi neostigmin. Các chất trên được coi là thuốc giãn cơ sử dụng an toàn trong ngoại khoa.

- Hai alcaloid thuộc nhóm tropolisoquinolin là pareừubrin A, pareừubrin B chiết được từ rễ tiết dê bằng thí nghiệm sinh học được chứng minh là có tác dụng chống bệnh bạch cầu (antileukemic), các alcaloid khác có cùng cấu trúc khung như grandirubrin, isomerubrin và pareitropon cũng có tác dụng tương tự.

- Chất norimelutein và chất pareítropon đều có tác dụng độc tế bào (cytotoxic).

- Chất cycleanin dimethobroinid thí nghiệm trên chó gây mê, tiêm tĩnh mạch với liều 0,5 - 1,0 mg/kg có tác dụng hạ huyết áp, kéo dài được 30 phút. Sau khi dùng thuốc, tần số tim, công suất tim, tổng trở kháng ngoại vi đều giảm. Cơ chế hạ huyết áp của cycleanin là gây phong bế hạch thần kinh. Cycleanin dimethobromid thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm xoang bụng có LD5Ũ = 2,9 mg/kg.

Tính vị, công năng

Tiết dê có vị ngọt, đắng, tính ôn, có tác dụng tiêu thũng, chỉ thống, chỉ huyết, sinh cơ.

Công dụng

Ở Việt Nam, nhân dân thường dùng lá tiết dê tươi, giã hay vò nát, lọc lấy nưóc để đông như thạch, uống cho mát, giải nhiệt.

Theo kinh nghiệm nhân dân, lá tiết dê được dùng phổ biến để điều trị những trường hợp tiểu tiện khó khăn, sốt, kiết lỵ, với liều 50g, lá tươi giã nát, thêm nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước để đông, thêm ít đường uống. Ngoài ra, lá tiết dê phối hợp với lá găng trắng (vò lấy nước uống) và mật kỳ đà hay mật trăn (mài uống) chữa sài giật ở trẻ em.

Ở Trung Quốc, theo y học cổ truyền, bột lá tiết đê thêm rượu hoặc lòng trắng trứng gà bôi tại chỗ chữa vết thương sưng đau, hoặc rắc bột lại chữa vết thương chảv máu. Ở một số nước khác, nước sắc từ rễ cây tiết dê được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa viêm bàng quang cấp và mạn tính, sỏi đường tiết niệu (Philippiii, Thái Lan, Ấn Độ), giải co thắt đường tiêu hoá (Nam Mỹ), chữa tiêu chảy, kiết lỵ (Thái Lan, châu Phi), chữa thống kinh, tử cung xuất huvết (Thái Lan, Trung Nam Mỹ), hạ sốt (Philippin), long đờm, chữa ho (châu Phi), chữa bệnh tim, thấp khớp (Ấn Độ, châu Phi). Lá giã nát đắp tại chỗ chữa rắn cắn (Philippin), ghẻ lở, abcès (Ân Độ). Ỏ Ấn Độ cây tiết dê được một số bộ tộc dùng làm thuốc ngừa thai.

Trong y học hiện đại Trung Quốc, người ta đã nghiên cứu thành công một thuốc giãn cơ từ tiết dê. Thuốc có ưu điểm là khi dùng đồng thời với các thuốc gây mê, ít xuất hiện tác dụng phụ, không làm ảnh hưởng đến huyết áp, nhịp tim, không gây co thắt khí quản. Chỉ có nhược điểm là ức chế mạnh hô hấp nên trong ngoại khoa khi dùng với các thuốc gây mê người ta thường đặt ống nội khí quản để tiện cấp cứu khi hô hấp bị trở ngại.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC